Về hoạt động cấp phát thuốc BHYT cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tạ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại bệnh viện nội tiết TW năm 2014 (Trang 55)

BVNTTW:

Theo quan điểm trước đây thì hoạt động cấp phát chỉ dừng lại ở việc giao thuốc đúng và đủ cho người bệnh, ít khi được quan tâm đến như là một quy trình trong chu trình sử dụng thuốc và do đó ít quan tâm đến các sai sót trong khi tiến hành. Tuy nhiên ngày nay quan điểm này đã có thay đổi, cấp phát không còn đơn thuần là công việc đưa thuốc đến tay bệnh nhân nữa mà còn phải đảm nhiệm chức năng tư vấn sử dụng thuốc, đóng vai trò quan trọng trong sử dụng thuốc hợp lý an toàn. Mặc dù BYT chưa có văn bản nào quy định riêng về quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú nhưng trong cấp phát để đảm bảo cho việc sử dụng thuốc được hợp lý, an toàn, hiệu quả thì người cấp phát phải thực hiện tốt các nội dung: đảm bảo chất lượng thuốc theo thông tư 09/2010/TT-BYT của BYT và thực hiện tốt việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh .

Hoạt động cấp phát thuốc cho bệnh nhân tại BVNTTW được tiến hành rất nghiêm túc, chặt chẽ đảm bảo mục đích cơ bản của cấp phát là đúng thuốc, đủ thuốc cho bệnh nhân. Trong quá trình cấp phát luôn đảm bảo được sự kiểm tra chéo giữa các nhân viên nhà thuốc cũng như luôn có sự kiểm tra với người bệnh nhằm hạn chế được tối đa những nhầm lẫn đáng tiếc. Thiếu sót lớn nhất của quy trình cấp phát là chưa có sự tư vấn, hướng dẫn được người bệnh sử dụng và bảo quản thuốc.

3.2.1.1. Về các chỉ số cơ bản

Thời gian phát thuốc trung bình ở bệnh viện Nội tiết trung ương là 1,95 ± 0,74 phút với thời gian cấp phát thuốc ít nhất là 0,53 phút và thời gian dài nhất là 5,18 phút, so sánh với thời gian cấp phát thuốc trung bình ở bệnh viện đại học Y Thái Bình là 190 ±90 (giây) [9] (tương đương 3,17 ± 1,5 phút) và bệnh viện trung ương quân đội 108 là 0,90 phút [11]; bệnh viện tâm thần Hà Nội là 1,34 phút [8]. Có thể nhận thấy thời gian

phát thuốc trung bình tại BVNTTW thấp hơn so với ở bệnh viện đại học Y Thái Bình nhưng cao hơn Bệnh viện 108 và Bệnh viện tâm thần Hà Nội. Tuy nhiên thời gian cấp phát này vẫn chưa bao gồm thời gian để tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh cách sử dụng, bảo quản thuốc mà mới chỉ dừng lại ở mức phát đúng và đủ số lượng thuốc cho người bệnh. Phần lớn các trường hợp nhân viên quầy thuốc sẽ nhắc bệnh nhân dùng thuốc theo đơn, chỉ khi người bệnh hỏi lại người cấp phát thuốc thì mới được trả lời, do đó chưa thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cấp phát. Đây cũng là điều dễ hiểu khi bệnh viện chưa có bộ phận tư vấn sử dụng thuốc do dược sỹ đại học phụ trách, một thực trạng chung mà hầu hết các bệnh viện khác đều tồn tại, chưa có giải pháp khắc phục. Tuy vậy, bệnh viện đã có phòng tư vấn sử dụng đúng cách bút tiêm Insulin cho bệnh nhân đái tháo đường sử dụng lần đầu, nhằm giúp bệnh nhân có kiến thức cơ bản về việc sử dụng các dạng bào chế đặc biệt, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Số thuốc được cấp phát thực tế cho bệnh nhân có BHYT là 99,9%, trong quá trình quan sát chỉ ghi nhận duy nhất một trường hợp đơn không có sẵn thuốc trong kho BHYT do lỗi phần mềm kết nối với phòng khám, bác sỹ kê thuốc đã hết trong kho, còn lại tất cả các lượt cấp phát đều đảm bảo đủ số lượng thuốc cho thấy sự đảm bảo dự trữ, cung ứng thuốc cho nhu cầu sử dụng thuốc của khoa Dược bệnh viện là rất tốt.

Tuy tỷ lệ thuốc được ghi nhãn đầy đủ là rất cao nhưng trong số đó đều còn nguyên bao bì, nhãn sản phẩm của công ty sản xuất. Các trường hợp ra lẻ ít gặp (chỉ có 6 trường hợp quan sát được) nhưng tất cả các trường hợp này đều ghi thiếu nội dung trên nhãn (thiếu tên thuốc, hạn dùng của thuốc theo khuyến cáo của WHO [23]), đây cũng là tình trạng tương tự diễn ra tại Bệnh viện 108 [11] và Bệnh viện tâm thần Hà Nội [8] .

3.2.1.2. Về việc thực hiện quy trình giao phát thuốc

Quá trình tiếp nhận đơn thuốc được tiến hành nghiêm túc, theo thứ tự kết hợp với việc kiểm tra đơn thuốc hợp lệ về mặt thủ tục hành chính, pháp lý. Trong quá trình kiểm tra này đã phát hiện 89 trường hợp đơn chưa hoàn thiện về mặt thủ tục (chiếm 22,3% tổng số lượt) nhưng 100% trường hợp đều đã được nhân viên quầy cấp phát nhắc nhở khắc phục. Tuy nhiên việc kiểm tra đơn này chưa bao gồm việc kiểm tra lại liều dùng, tương tác thuốc, không có sự trao đổi lại với bác sỹ về mặt sai sót trong quá trình kê đơn.

Như vậy tỷ lệ kiểm tra đơn thuốc về mặt chuyên môn ở bệnh viện vẫn còn chưa đạt yêu cầu, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ phát hiện được 18,2 % các đơn có nghi ngờ về liều dùng, tương tác thuốc và tiến hành phản hồi, trao đổi với bác sỹ tại Bệnh viện đại học Y Thái Bình [9]. Điều này rất dễ dẫn đến những sai sót y học trong quá trình sử dụng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị ở bệnh nhân.

Quầy phát thuốc BHYT tại BVNTTW đảm bảo khá tốt việc chuẩn bị thuốc và bao gói, nhãn phụ cho thuốc ra lẻ, đảm bảo lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, dạng bào chế, số lượng và không mở nhiều hộp thuốc cùng lúc trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng lấy thuốc cho nhiều đơn cùng một lúc (chiếm 1,3% lượt quan sát), những trường hợp này có thể dẫn đến nhầm thuốc, nhầm đơn của bệnh nhân.

Bên cạnh đó tỷ lệ dược sỹ thực hiện kiểm tra chéo trước khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân đạt 100 %, thao tác này hạn chế sự nhầm lẫn chủ quan của dược sỹ nếu chỉ có một người thực hiện lấy và cấp phát. Quầy cấp phát tại bệnh viện luôn đảm bảo có người kiểm tra lại đơn thuốc kết hợp với kiểm tra thẻ BHYT và CMTND trước khi giao thuốc tận tay cho bệnh nhân. Các đơn thuốc sau khi cấp phát được lưu lại, mọi thông tin về quy trình cấp phát cũng như đơn thuốc, tên và địa chỉ bệnh nhân đều đã được duyệt trên máy và lưu trữ lại theo hệ thống phần mềm của bệnh viện, đảm bảo yêu cầu về ghi chép lại dữ liệu, kiểm tra đánh giá hoạt động của nhà thuốc.

Thao tác cuối cùng của quy trình cấp phát là phát thuốc và tư vấn hướng dẫn người bệnh. Tuy nhiên tại BVNTTW thì mới chỉ dừng lại ở bước phát thuốc, trong tất cả các trường hợp thì bệnh nhân ký xác nhận vào đơn trước khi đưa đơn cho dược sỹ, không có trường hợp nào có yêu cầu bệnh nhân ký xác nhận đã nhận đủ thuốc trước khi ra về. So sánh với Bệnh viện Bạch Mai thì nhà thuốc ở đây có quy định bệnh nhân phải ký xác nhận “ Tôi đã nhận đúng và đủ thuốc” trước khi ra về [1], quy định này đảm bảo chính xác tuyệt đối việc giao đúng, đủ thuốc cho bệnh nhân. Một số dạng thuốc cần phải bảo quản lạnh (ví dụ insulin) chưa được bộ phận cấp phát cung cấp túi đá bảo quản, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng thuốc trong trường hợp bệnh nhân phải di

chuyển một quãng đường khá xa để lấy thuốc, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Như đã nhận xét ở các bước trên, quy trình tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân về cách sử dụng và bảo quản thuốc là hoàn toàn không có. Quy trình tư vấn này giúp nhấn mạnh cho bệnh nhân về liều dùng, thời điểm dùng, cách sử dụng thuốc, bảo quản thuốc, cách dùng các dạng bào chế đặc biệt; trao đổi thêm về cách xử trí khi gặp tác dụng phụ, quên liều, tương tác thuốc; trao đổi về thời điểm dùng thuốc phù hợp với lịch sinh hoạt; kiểm tra lại việc nắm thông tin của bệnh nhân và nhấn mạnh lại một lần nữa những điểm chính yếu. Hầu hết các bước trong quy trình tư vấn tại quẩy thuốc là chưa có, chỉ có tư vấn về liều, thời điểm dùng đạt 1%; tư vấn về dạng bào chế đặc biệt là 0,5%, tỷ lệ tư vấn như vậy là quá thấp và cũng chỉ có khi bệnh nhân hỏi lại chứ không có sự chủ động cung cấp từ nhân viên nhà thuốc. Điều này phần nào đã được lý giải là do bệnh viện chưa có bộ phận tư vấn phụ trách bởi dược sỹ đại học và nhân viện bộ phận cấp phát thuốc chưa được đào tạo đầy đủ để đảm bảo hoàn thiện quy trình, sự thiếu sót này được khắc phục một phần bởi phòng tư vấn sử dụng bút tiêm insulin cho bệnh nhân đái tháo đường.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại bệnh viện nội tiết TW năm 2014 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)