Phân tích hoạt động cấp phát thuốc BHYT ngoại trú tại BVNTTW

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại bệnh viện nội tiết TW năm 2014 (Trang 40)

3.1.1.1. Mô tả chung về hoạt động cấp phát thuốc

Với hơn 92 % bệnh nhân điều trị ngoại trú thì quy trình cấp phát thuốc ngoại trú trở thành nội dung rất quan trọng của bộ phận cấp phát ngoại trú tại BVNTTW. Quy trình cấp phát thuốc càng khoa học, hợp lý sẽ giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, 6 bước cơ bản trong quy trình cấp phát thuốc được trình bày theo quy trình ở phụ lục 1.

Bệnh nhân sau khi thăm khám và có đơn thuốc của bác sỹ sẽ đến quầy thu phí xác nhận chi phí, sau đó xuống quầy phát thuốc bảo hiểm. Tại đây, dược sỹ trung học phụ trách ra lẻ tiếp nhận và duyệt đơn trên phần mềm sau đó chuẩn bị thuốc, chuẩn bị nhãn (đối với các thuốc phải ra lẻ), tập hợp thuốc rồi chuyển qua bộ phận phát thuốc, tiến hành kiểm tra đơn thuốc lại lần cuối, kiểm tra thẻ bảo hiểm rồi tiến hành phát cho người bệnh. Tuy nhiên quy trình cấp phát mới chỉ dừng lại ở việc cấp đúng và đủ thuốc chứ chưa quan tâm đến việc hướng dẫn và tư vấn cách sử dụng thuốc cũng như bảo quản thuốc, chỉ cung cấp các thông tin này khi người bệnh hỏi lại. Đối với bệnh nhân ĐTĐ có sử dụng các dạng insulin đường tiêm được hướng dẫn sang phòng tư vấn để được tư vấn về cách sử dụng.

3.1.1.2. Các chỉ số phân tích chung

Đề tài tiến hành nghiên cứu bằng cách quan sát hoạt động cấp phát thuốc cho 400 bệnh nhân lĩnh thuốc BHYT tại quầy cấp phát thuốc BHYT tại bệnh viện, thời gian cấp phát thuốc được tính từ lúc bệnh nhân đến điểm phát thuốc tới khi bệnh nhân rời đi, không tính thời gian chờ đợi thu được kết quả sau:

 Khu vực quầy, tủ chứa thuốc đảm bảo sạch sẽ, ngăn nắp; nhân viên quầy cấp phát có mặc áo blu và đeo thẻ nhân viên theo đúng quy định

 Quầy cấp phát luôn có sẵn các loại bao bì, nhãn phụ tiện cho việc ra lẻ, đóng gói thuốc.

Thời gian cấp phát thuốc theo dõi được như sau

Bảng 3.1.Thời gian cấp phát thuốc

Nội dung Kết quả

Số lượt khảo sát 400 Tổng thời gian phát thuốc(phút) 780,2 Thời gian phát thuốc trung bình(phút) 1,95 ± 0,74

Nhận xét:

Thời gian cấp phát thuốc trung bình cho bệnh nhân BHYT là 1,95 phút, và thời gian cấp phát thuốc chủ yếu rơi vào khoảng từ 1 phút đến 3 phút. Thời gian cấp phát thuốc này là tương đối ngắn, dược sỹ chỉ có thể tập trung vào việc cấp phát thuốc đúng và đủ cho bệnh nhân chứ không có thời gian trao đổi và tư vấn về cách sử dụng thuốc và bảo quản thuốc đúng đắn, hợp lý.

Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế được thể hiện trong bảng:

Bảng 3.2.Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế

Nội dung Kết quả

Số thuốc được cấp phát thực tế 1968 Tổng số thuốc 1969

Tỷ lệ % 99,9

Nhận xét:

Có 99,9 % tỷ lệ thuốc trong đơn BHYT được cấp phát, tương đương với 399 lượt cấp phát thuốc đầy đủ (trên tổng số 400 lượt), có một lượt cấp phát thuốc không đầy đủ nhưng cũng chỉ là do lỗi kết nối phần mềm giữa kho thuốc và phòng khám của bác sỹ và

đã có khắc phục kịp thời đảm bảo bệnh nhân nhận đủ thuốc. Như vậy khả năng cung ứng và dự trữ thuốc BHYT của bệnh viện khá tốt.

Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ như sau:

Bảng 3.3.Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ.

Nội dung Kết quả

Số thuốc được dán nhãn đầy đủ 1963 Số thuốc được cấp phát thực tế 1969 Số thuốc ra lẻ 6

Tỷ lệ % 99,7

Nhận xét:

Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 99,7 % tuy nhiên do hầu hết các thuốc được cấp phát đều còn bao gói của nhà sản xuất nên được coi là có nhãn đầy đủ, chỉ có 0,3 % thuốc không có nhãn đầy đủ đều là các trường hợp có ra lẻ và đều ghi thiếu tên thuốc, khoảng thời gian dùng thuốc.

3.1.1.3. Tiếp nhận đơn thuốc

Bảng 3.4. Kết quả quan sát quá trình tiếp nhận đơn thuốc

Nội dung Kết quả Tỷ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số đơn 400 100 Số lượt đảm bảo đơn thuốc xếp theo thứ tự 400 100 Số lượt có kiểm tra đơn về tính hợp lệ 400 100

Nhận xét:

Tỷ lệ 100 % cho thấy bước tiếp nhận đơn thuốc được thực hiện rất tốt, đảm bảo tính chính xác trong quá trình cấp phát thuốc và hạn chế được những sai sót về mặt pháp lý, quy định.

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá bước hiểu và kiểm tra đơn thuốc

Nội dung Số lượng

( n=400) Tỷ lệ %

Số lần có tiến hành kiểm tra lại đơn thuốc về thời điểm dùng,

đường dùng, liều dùng, tương tác 0 0 Số lượt có liên hệ với bác sỹ trong trường hợp đơn có vấn đề 0 0 Số đơn chưa hợp lệ 89 22,3

Nhận xét: Không có lượt cấp phát nào kiểm tra lại sự hợp lý của đơn thuốc về thời điểm dùng, đường dùng, liều dùng và tương tác do đó kéo theo không phát hiện được những vấn đề, sai sót trong kê đơn và liên hệ lại với bác sỹ để chỉnh sửa. Tỷ lệ số đơn chưa hợp lệ chiếm 22,3 % tuy nhiên toàn bộ số đơn này đã được hướng dẫn hoàn thiện lại. Tóm lại, việc kiểm tra đơn thuốc mới chỉ đơn thuần dừng lại ở việc kiểm tra thủ tục hành chính (đủ chữ ký, đóng dấu,…) .

3.1.1.5. Chuẩn bị thuốc, bao gói, ghi nhãn

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá bước chuẩn bị thuốc, bao bì, ghi nhãn

Nội dung Thực hiện

(n=400) Tỷ lệ %

Số lượt lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, dạng bào chế, số

lượng ghi trong đơn 400 100 Số lần phát thuốc đảm bảo không mở nhiều hộp thuốc cùng lúc 400 100 Số lượt phát thuốc đảm bảo không lấy thuốc cho nhiều đơn

cùng một lúc 395 98,8 Số lần lấy thuốc và đảm bảo quá trình ra lẻ được tiến hành bằng

các dụng cụ thích hợp (không để tay tiếp xúc trực tiếp với thuốc) trên bề mặt sạch

6 1,5

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy bước lấy thuốc, chuẩn bị bao gói và ghi nhãn được thực hiện tốt (hầu hết đều thực hiện 100 %) tuy nhiên vẫn còn tình trạng lấy thuốc cho nhiều đơn cùng một lúc (5 lượt quan sát chiếm 1,2 %), tình trạng này rất dễ dẫn đến việc lấy nhầm thuốc. Chỉ có 1,5% lượt quan sát là có ra lẻ thuốc và toàn bộ số lượt này đảm bảo thực hiện tốt (có bao bì riêng cho từng loại thuốc và được đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa nhiễm khuẩn).

3.1.1.6. Kiểm tra đơn thuốc lần cuối

Bảng 3.7. Kiểm tra đơn thuốc lần cuối

Nội dung Kết quả

(n=400) Tỷ lệ

Số lượt có kiểm tra lần cuối thông tin giữa đơn thuốc và thuốc

phát cho bệnh nhân 400 100 Số lượt có thực hiện ký tên và giao thuốc cho bệnh nhân 400 100

Nhận xét:

Tỷ lệ dược sỹ kiểm tra lại thuốc trước khi phát thuốc cho bệnh nhân là 100%, điều đó đảm bảo tránh được nhầm lẫn trong cấp phát.

3.1.1.7. Ghi chép lại các hoạt động

Bảng 3.8. Ghi chép lại các hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Kết quả

(n=400) Tỷ lệ

Số lượt thực hiện lưu lại đơn thuốc sau khi cấp phát 400 100 Số lượt tiến hành ghi chép lại hoạt động vào sổ theo dõi (lưu

vào máy tính). 400 100

Nhận xét

100 % đơn thuốc sau khi tiến hành cấp phát thuốc được lưu lại và 100 % thông tin về bệnh nhân, bác sỹ điều trị cùng đơn thuốc được lưu lại do sự liên kết về phần mềm giữa các khoa phòng.

3.1.1.8. Phát thuốc, hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh

+ Phát thuốc

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá quá trình phát thuốc

Nội dung Kết quả

(n=400) Tỷ lệ

Số lượt gọi tên bệnh nhân vào các khu vực lĩnh thuốc theo

thứ tự 400 100

Số lượt đảm bảo kiểm tra thẻ BHYT hoặc CMTND đúng so

với các thông tin trên đơn thuốc 400 100 Số lượt có thực hiện phát kèm túi đá khô (gel lạnh, tuyết

carbonic,…) nếu đơn thuốc có thuốc cần bảo quản lạnh (n=194)

0 0

Số lượt có yêu cầu bệnh nhân ký tên và xác nhận đã nhận

đủ thuốc trước khi bệnh nhận ra về 0 0

Nhận xét:

Tất cả các lượt cấp phát đều tiến hành kiểm tra thẻ BHYT lẫn CMTND để đảm bảo cấp phát đúng thuốc của bệnh nhân, tránh mắc sai sót tuy nhiên BVNTTW tiến hành yêu cầu bệnh nhân ký tên trước khi nhận thuốc chứ không phải là ký xác nhận đã nhận đủ thuốc, như vậy chưa đảm bảo đúng quy trình.

+ Tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc.

Bảng 3.10. Tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc

Nội dung Kết quả

(n=400) Tỷ lệ %

Số lượt có tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân về liều, thời điểm uống

thuốc, cách sử dụng, bảo quản thuốc. 4 1 Số lượt thực hiện tư vấn kỹ hơn cho bệnh nhân những thuốc có

Số lượt có tư vấn về thời gian thuốc phát huy tác dụng, nhấn mạnh để bệnh nhân hiểu về lợi ích của việc dùng đúng, đủ các thuốc được kê.

0 0

Số lượt có trao đổi về thời gian uống thuốc cho phù hợp với lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh hoạt và tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện. 0 0 Số lượt có trao đổi về các phản ứng bất lợi có thể xảy ra, cách

ngăn ngừa và khắc phục khi gặp các phản ứng bất lợi này 0 0 Số lần có tư vấn cho bệnh nhân việc cần làm khi trót quên một

liều, khi đã hết đơn thuốc 0 0 Số lượt trao đổi với bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến tương

tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, thuốc-đồ uống. 0 0 Số lần tiến hành kiểm tra lại việc nắm thông tin của bệnh nhân 0 0 Số lần thực hiện tóm tắt lại thông tin, nhấn mạnh những điểm

chính 0 0

Số lần có thái độ lịch sự, hòa nhã và đúng mực trong khi tư vấn. 400 100

Nhận xét:

Tỷ lệ tư vấn cách dùng thuốc (liều, thời điểm dùng,…) chỉ 1 % và tư vấn dạng bào chế đặc biệt là 0,5%, như vậy là rất thấp, hầu như chỉ khi nào bệnh nhân có hỏi lại thì người cấp phát thuốc mới tư vấn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ sử dụng và bảo quản thuốc chưa được chính xác ở người bệnh.

Các thông tin cần thiết để tư vấn cho bệnh nhân như thời gian thuốc phát huy tác dụng; tác dụng không mong muốn của thuốc và cách xử trí; hướng giải quyết trong trường hợp quên thuốc; tương tác thuốc- thuốc, thuốc- thức ăn; kiểm tra lại sự nắm thông tin của bệnh nhân không được tư vấn qua đó cho thấy chất lượng của hoạt động hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc trên bệnh nhân điều trị ngoại trú ở BVNTTW chưa thực sự tốt.

Thái độ của người cấp phát thuốc trong tất cả số lượt quan sát đều chuẩn mực, lịch sự, điều này góp phần làm tăng sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế tại bệnh viện.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại bệnh viện nội tiết TW năm 2014 (Trang 40)