Xuân theo các chỉ tiêu định tính
a. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng theo kì hạn của chi nhánh
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng(%)
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2012/ 2011 2013/ 2012
Tổng dư nợ 2000 100 3500 100 1545 100 75,00 29,86
Cho vay NH 1395 69,75 2514 71,83 3186 70,10 80,22 26,73 Cho vay trung,
dài hạn 605 30,25 986 28,17 1359 29,90 62,98 37,83
Biểu đồ 2.6 : Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng
Nhìn nhận tình hình kinh tế Việt Nam chưa mấy sáng sủa khi mà còn rất nhiều các doanh nghiệp còn khó khăn, ngừng hoạt động hoặc phá sản. Vietinbank – CN Thanh Xuân cũng thận trọng hơn nhiều trong các khoản cho vay, ưu tiên cho vay ngắn hạn thu hồi và quay vòng vốn nhanh,giúp giảm thiểu rủi ro và tăng doanh thu cho ngân hàng.Dư nợ ngắn hạn tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn năm 2013 đã giảm so với năm 2012.Cụ thể là năm 2013 dư nợ ngắn hạn tăng 26,73% trong khi năm 2012 mức tăng này là 80,22%. Do nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn khiến cho nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ của các khách hàng giảm đi đáng kể khiến cho nhu cầu vay ngắn hạn của khách hàng giảm. Tuy tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn chậm lại so với năm 2012 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ ( lớn hơn 60%). Điều đó khiến cơ cấu cho vay của chi nhánh bị lệch về phía ngắn hạn.
b. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn
( Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ ngắn hạn 1395 2514 3186
Tổng nguồn vốn huy
động ngắn hạn 2933 4517 7187
Hiệu suất sử dụng
vốn ngắn hạn 47,56% 55,66% 44,33%
( Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh giai đoạn 2011-2013)
Bên cạnh việc tăng trưởng của nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu để đánh giá quy mô, khả năng sử dụng nguồn vốn cho vay của các NHTM. Nếu xét trong ngắn hạn thì chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn thể hiện trong một đồng vốn huy động ngắn hạn có bao nhiêu phần được dùng để cho vay ngắn hạn. Cụ thể:
- Năm 2011 trong 100 đồng vốn huy động ngắn hạn có 47,56 đồng được dùng để cho vay ngắn hạn.
- Năm 2012 trong 100 đồng vốn huy động ngắn hạn có 55,66 đồng được dùng để cho vay ngắn hạn, tăng 8,1đồng so với năm 2011
- Năm 2013 trong 100 đồng vốn huy động ngắn hạn có 44,33 đồng được dùng để cho vay ngắn hạn, giảm 11,33 đồng so với 2012
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn lại đang có xu hướng tăng trong năm 2012 và giảm xuống trong năm 2013. Tuy cả dư nợ ngắn hạn và nguồn vốn huy động ngắn hạn trong 2 năm 2012 và 2013 đều tăng lên so với năm 2011 nhưng hiệu suất sử dụng vốn không cao, bởi vì tốc độ tăng của nguồn vốn huy động ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn giảm chứng tỏ chứng tỏ khả năng cho vay trong ngắn hạn của chi nhánh đang gặp vấn đề, chi nhánh nên duy trì một cơ cấu phù hợp về kì hạn nguồn vốn và dư nợ để đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời.
c. Vòng vốn tín dụng ngắn hạn
( Đơn vị: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số thu nợ ngắn hạn 2696 3051 3984
Dư nợ ngắn hạn bình quân 1497 1884 1844
Vòng quay vốn tín dụng
ngắn hạn 1,8 1,6 2,16
( Nguồn : Báo cáo tài chính của chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013)
Ngoài chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn thì vòng quay vốn ngắn hạn cũng là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn được tính dựa trên doanh thu nợ ngắn hạn và dư nợ tín dụng ngắn hạn bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh vòng chu chuyển của vốn ngắn hạn, qua đó đánh giá khả năng tổ chức quản lí vốn tín dụng ngắn hạn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn càng cao chứng tỏ nguồn vốn cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh và lưu chuyển hàng hóa của DN.Năm 2013 vòng vốn tín dụng ngắn hạn là 2,16 vòng quay nhanh hơn so với năm 2011 và năm 2012. Điều đó cho thấy nguồn vốn cho vay ngắn hạn của chi nhánh đang có dấu hiệu luân chuyển tốt. Để đẩy mạnh vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, chi nhánh cần kiểm soát và thực hiện nợ kịp thời, chính xác, có sự kết hợp của bộ phận kế toán và bộ phân tín dụng để phát hiện rủi ro và đôn đốc việc trả nợ đúng thời hạn của khách hàng.
d. Tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn
Khi đánh giá chất lượng tín dụng người ta không thể bỏ qua một số chỉ tiêu nữa rất quan trọng là nợ quá hạn, nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao có nghĩa là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu hồi lãi và gốc cho vay đúng hạn, nghiêm trọng hơn ngân hàng có thể không thu hồi được vốn từ khách hàng. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và hoạt động của ngân hàng.
Bảng 2.8: Phân loại nợ trong hoạt động tín dụng ngắn hạn
Chỉ tiêu Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nhóm 3-5 (Nợ xấu) hạn ngắn hạn Tỷ lệ nợ quá (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2011 1055.8 0 93.44 35.05 3.10 39.10 3.46 7,02 2012 1988.5 1 96.46 37.92 1.84 35.05 1.70 3,67 2013 2629.2 4 97.09 38.86 1.43 40.00 1.48 2,99
(Nguồn : Bảng báo cáo tài chính của chi nhánh giai đoạn 2011-2013)
Biểu đồ 2.7 :Tình hình chất lượng nợ ngắn hạn tại Vietinbank CN Thanh Xuân
Trong giai đoạn 2011 – 2013, cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ ngắn hạn, các khoản nợ nhóm 1 và 2 cũng có sự tăng lên theo con số tuyệt đối. Đặc biệt dư nợ nhóm 1 tăng cả về tỷ trọng lẫn con số tuyệt đối. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn nhóm 1 là 2629,24 tỷ đồng, tăng hơn 1573,44 tỷ đồng so vói năm 2011, và hơn 640,73 tỷ đồng năm 2012; tỷ trọng tăng từ 93,44% năm 2011 lên 97,09% năm 2013. Do giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế nước ta tiếp tục chống đỡ với những khó khăn từ những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chưa được phục hồi hoàn toàn, bất động sản đóng băng,… Một tình hình chung ở các ngân hàng là tỷ trọng các khoản nợ xấu từ nhóm 3- 5 rất cao. Vì vậy, tỷ trọng nợ xấu của Vietinbank – CN Thanh Xuân là 3.46% là hoàn toàn chấp nhận được. Cùng với chính sách quản lý rủi ro tín dụng hợp lý và những nỗ lực thực hiện của nhân viên nhân hàng, tỷ trọng nợ xấu trong những năm tiếp theo đã giảm đáng kể xuống còn 1,7% năm 2011, và còn 1,48% năm 2012.
Qua đây, ta cũng thấy được chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu là một thước đo quan trọng đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Theo quy định của NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có thời gian cơ cấu lại với thời gian hơn 90 ngày hoặc
các khoản nợ vẫn còn trong thời hạn cam kết nhưng khách hàn vay bị mất khả năng thanh toán hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng nhưng có lí do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng các khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Đây là các khoản nợ có độ rủi ro rất cao và gây tổn thất cho ngân hàng nên tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngắn hạn
( Đơn vị: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn 1395 2514 3186
Số dư nợ xấu ngắn hạn 7,533 16,090 14.656
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn 0,54% 0.64% 0.46%
Biểu đồ 2.8 : Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn và tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn
Theo quy định của NHNN, phạm vi an toàn của nợ xấu là từ 0% đến 3%. Trong giai đoạn từ năn 2011 đến 2013, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh vẫn nằm trong mức an toàn .tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng lên từ 0,54% năm 2011 lên 0.64% năm 2012( tăng nhẹ 0,1%), nhưng đến năm 2013 tỷ lệ này đã giảm còn 0,46% thấp hơn 2 trước đó. Đó là biểu hiên tốt trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh,nên tiếp tục có những biện pháp để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu tránh những tổn thất và rủi ro cho mình.
e. Chỉ tiêu xử lý nợ
Bảng 2.10 : Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của khách hàng
( Đơn vị : Tỷ đồng )
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền thu nợ do bán tài sản 59,312 70,478 86.851
Doanh số thu nợ ngắn hạn 2696 3051 3984
Tỷ lệ thanh toán nợ do bán
tài sản 2,2% 2,31% 2,18%
Biểu đồ 2.9 :Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của khách hàng
Khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không trả được nợ và không được ngân hàng ra hạn nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản của khách hàng. Do đó tỉ lệ này cao là không tốt. Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ này có tăng lên vào năm 2012 là 2,31% ( tăng 0,11%) và đã giảm xuống 2,18% ( giảm 0,13%) vào năm 2013. Việc gia tăng tỷ lệ này chứng tỏ chất lượng các khoản tín dụng ngắn hạn kém đi do việc kinh doanh của các khách hàng gặp vấn đề trong nền kinh tế khó khăn nhưng cũng đang dần được cải thiện ,chi nhánh cần có biện pháp xử lí kịp thời, tiến hành xem xét, rà soát các khoản nợ, cần thắt chặt việc cho vay, kiểm tra. Thẩm định kĩ càng hồ sơ xin vay để giảm thiểu các khoản xấu; đồng thời có những biện pháp xử lí hợp lí để thu hồi tối đa được nợ.
f. Tình hình thu lãi trong các hoạt động tín dụng ngắn hạn
Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các DN luôn coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Các TCTD cũng không ngoại trừ điều này, trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Vì vậy khi đánh giá chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng người ta cũng dùng lợi nhuận như một thước đo chủ yếu.
Bảng 2.11: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ngắn hạn
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thu nhập từ lãi 211,581 335,556 369,855
Chi phí lãi 132,305 210,360 238,950
LN HĐ tín dụng 79,276 125,196 130,905
LN HĐ tín dụng ngắn hạn 45,266 62,780 74,312
(Nguồn: báo cáo KQKD của chi nhánh giai đoạn 2011-2013)
Biểu đồ 2.10: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ngắn hạn
Giai đoạn 2011-2013, cả thu nhập từ lãi và chi phí lãi đều tăng cùng khi dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động vẫn tăng. Do mặt bàng lãi suất các năm đều tăng so với năm trước và nợ xấu cũng giảm trong năm 2013 nên khiến cho thu nhập lãi của chi nhánh tăng. Cụ thể, thu nhâp lãi từ năm 2013 tăng 34,299 tỷ đồng, chi phí lãi cũng tăng 28,590 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng 5,709 tỷ đồng so với năm 2012. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.Tỷ lệ này lần lượt qua các năm là 57,1%,50,1%,56,8%.