Đánh giá doanh thu thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty AGIFISH an giang (Trang 40)

- Mặt hàng bột cá và mỡ cá: ổn định hơn không dao động nhiều, luôn giữ được mức

1. Doanh thu nộ

1.4.2 Đánh giá doanh thu thị trường nội địa

Ngày nay các sản phẩm của công ty ta có thể bắt gặp trên các đường phố, trong các siêu thị, hay các cửa hàng bán các sản phẩm đông lạnh – thủy sản, ta cũng thấy được tính đa dạng về chủng loại hàng hóa, đa dạng về giá tiền … tất cả điều đó chứng minh rằng công ty đã để mắt đến “sân nhà”, con cá da trơn bơi từ Mỹ để trở về Việt Nam và nó đã được chào đón ngày càng nồng nhiệt tại nơi mà nó được sản xuất ra. Thật không ngờ chính vụ kiện cá da trơn mà hình tượng và thương hiệu AGIFISH ngày trở nên thật nổi tiếng, nó trở thành 1 trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất của Việt Nam do nước ngoài bình chọn, rõ ràng trong cái rủi có cái may và có chứa cả cơ hội và công ty đã không bỏ qua cơ hội ấy, công ty đã nắm được vận mệnh của mình.

Biểu đồ 5: Tổng doanh thu nội địa qua 3 năm

ĐVT: triệu đồng 101,892 178,307 202,034 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Nam 2003 Nam 2004 Nam 2005

Nhìn chung doanh thu nội địa tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2003 là 101.892 triệu đồng đến năm 2004 là 178.370 triệu đồng và năm 2005 là 202.034 triệu đồng. Nếu xét riêng doanh thu bán cá tra-ba sa, tôm thì doanh thu nội địa không cao như vậy, con số ở trên là bao gồm cả doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, dịch cụ cung cấp của công ty rất đa dạng và tạo nên thu nhập cho công ty. Nó bao gồm các dịch vụ

sau: thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản, bột cá, bánh dầu đậu nành, dịch vụ lắp đặt

máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp cùng ngành … như vậy doanh thu nội địa trong năm 2004 tăng 75% so với năm 2003 và nó được ổn định khi tăng lên thêm 13.31% vào năm tiếp theo. (số liệu bảng 6)

Nguyên nhân của doanh thu nội địa năm 2004 tăng so với năm 2003

+ Công ty đẩy mạnh chính sách bán hàng trong nước.

+ Thương hiệu AGIFISH được người tiêu dùng biết đến ngày càng nhiều vì đạt nhiều danh hiệu “thương hiệu mạnh do bạn đọc Thời báo kinh tế Việt Nam bình chọn, được đọc giả bình chọn trên Internet”, danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, và nhiều tiêu chuẩn khác nói về chất lượng như HACCP, GMP, SSOP … IOS 2001: 2000. + Dịch cúm gia cầm làm cho người tiêu dùng thủy hải sản tăng cao so với những năm trước đó.

- Hàng nội địa sức mua tập trung chủ yếu tăng trưởng mạnh vào những tháng đầu năm và những tháng cuối năm, trong đó hàng đông lạnh chế biến chiếm 45%, kế đến là mặt hàng tươi sống (Nguồn từ Báo cáo kết quả thường niên).

Thị trường tiêu thụ khu vực thành phố Hồ Chí Minh có sức tiêu thụ mạnh nhất chiếm 42%, kế đến là khu vực phía bắc chiếm 28%, hai thị trường có sức tiêu thụ ngang nhau là khu vực miền tây 16% và cao nguyên 14% (Nguồn từ báo cáo kết quả thường niên). - Thị trường thuốc thú y thủy sản và thức ăn thủy sản góp phần tăng đáng kể cho doanh thu của công ty, nó được phân phối chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

vực cả nước, do vậy công ty đã định hướng đúng trong quá trình thực hiện công việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm tạo thêm nguồn thu nhập của công ty. Hiện nay thị trường phân phối các sản phẩm dịch vụ chỉ là các tỉnh kể trên cho nên nếu có đầu tư thì các tỉnh như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu … sẽ là thị trường tiềm năng và có thể phát triển mạnh sau này.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty AGIFISH an giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w