Nâng cao gía trị thương hiệu của công ty trên trường quốc tế
Ngày nay có thể nói rằng là thời đại của các thương hiệu, nghĩa là để bán được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thì thương hiệu sẽ chiếm vị trí hàng đầu. Thương hiệu của công ty đã được thị trường trong nước biết đến và là 1 trong 10 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên khi nói đến thương hiệu AGIFISH ở các thị trường xuất khẩu nói riêng và các thương hiệu của các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung thì tiếng tăm của ta chưa được khẳng định nhiều, do các đối thủ cạnh tranh khác quá lớn như Trung Quốc, Thái Lan, đã có phần che phủ bóng râm. Để có thể tạo ra sự khác biệt với họ ta chỉ có cách nâng cao giá trị thương hiệu của mình đối với các khách hàng ngoài nước, vậy làm cách nào để làm được việc ấy?
Để làm được việc này thì một mình công ty AGIFISH là việc làm quá sức, tuy nhiên có sự tham gia của hiệp hội thủy sản Việt Nam thì công việc có lẽ nhẹ nhàng hơn. + Bước đầu tiên là khẳng định giá trị thương hiệu của công ty đối với các khách hàng của mình bằng cách mời họ tham gia các hội chợ về thủy sản ở Việt Nam, thông qua cơ hội đó giới thiệu thật kỹ về các đặc tính nổi trội của công ty mình so với các công ty
khác. Ta nói cho họ biết vị trí hiện nay của ta đang ở đâu trong bản xếp hạng để họ đánh giá chính xác về mình.
+ Dùng kế “bắt tướng kế”, nghĩa là mời người đại diện kí kết hợp đồng của họ sang thăm công ty và nhân dịp đó kí các hợp đồng lớn giữa họ và ta. Lưu ý kế này chỉ có thể áp dụng đối với các khách hàng lớn vì chi phí bỏ ra cao nên để thu được lợi nhuận thì giá trị hợp đồng phải cao. Nếu ta nhìn ở tầm xa hơn thì đây là cách nâng cao giá trị thương hiệu của ta hiệu quả nhất, chỉ cần vận dụng một cách thật nhuần nhuyễn, thật linh động thì “bắt tướng kế” lúc nào cũng thành công.
+ Theo chân chính phủ tham gia các hoạt động đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Thương hiệu của một sản phẩm của một công ty không phải một sớm một chiều là có thể tạo ra tiếng tăm được, mà đây phải là công việc lâu dài bền bỉ tốn nhiều chi phí nhưng khi đạt được thì giá trị lợi nhuận mang lại gấp trăm lần. Do đòi hỏi thời gian nên việc nâng cao thương hiệu phải được chọn làm mục tiêu chiến lược lâu dài của công ty, công ty nên quan tâm hơn đến vấn đề này. Về vấn đề thương hiệu công ty cần lưu ý đăng kí thương hiệu khi ra thị trường nước ngoài. Bài học từ nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên và còn nhiều nữa các thương hiệu Việt Nam bị đánh cắp, do vậy bước đầu tiên công ty nên đăng kí thương hiệu của mình với các nước xuất khẩu và các nước dự định xuất khẩu vào, có nhìn xa như vậy mới có thể tránh được tình trạng bất ngờ xảy ra.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN
Vai trò của việc phân tích hoạt động kinh tế là rất cần thiết cho mọi công ty, là công việc nên và phải thường xuyên thực hiện nếu công ty muốn biết những nguyên nhân của sự tăng trưởng hay suy giảm một thành phần nào đó trong cơ cấu hoạt động của mình. Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty AGIFISH, đề tài đã nhận thấy những cái đạt được và chưa đạt được như sau:
1. Những cái công ty đạt được:
- Doanh thu của 3 năm tài chính công ty rất cao, trong đó năm 2005 vừa qua là cao nhất, đây là điều đáng được hoan nghênh để cổ vũ tinh thần của công nhân viên và công ty đã làm điều đó, bằng chứng là quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2005 là cao nhất trong 3 năm.
- Lợi nhuận của 3 năm cũng rất cao điều này thể hiện sự làm ăn có hiệu quả trong công ty, trong đó lợi nhuận sau thuế năm 2005 là 22.35 tỷ đồng là con số vượt ra ngoài kế hoạch đề ra.
- Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên cao vì các tiêu chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn trong nước công ty dần đạt được, thứ đến là do đầu tư mạnh vào tài sản cố định nên yếu tố khoa học kỹ thuật góp phần rất tích cực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty.
- Thương hiệu ngày càng nổi tiếng, là 1 trong 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam nó thể hiện cả một thành công chung của tập thể công ty AGIFISH và định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo công ty. Bây giờ nói đến thủy sản hay các mặt hàng đông lạnh là người ta nghĩ ngay đến AGIFISH.
- Là hệ quả tất yếu của cả quá trình thành công trên, cổ phiếu AGF tăng giá rất cao trên thị trường chứng khoán, giá giao dịch của nó ngày một tăng và đến thời điểm hiện tại đã vượt qua mức kỷ lục 80.000 đồng/cổ phiếu.
2. Bên cạnh những cái đạt được thì công ty chưa đạt được những điều sau:
- Trong phương trình doanh thu – chi phí – lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận cao thì ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song là giảm chi phí. Để giảm chi phí công ty có thể áp dụng nhiều cách và đề tài cũng có nêu một vài cách trong bài viết.
- Nên chú trọng hơn đến việc quảng bá thương hiệu của mình ở thị trường nước ngòai, và nên chú ý đến việc đăng kí thương hiệu để tránh những tổn thất đáng tiếc xảy ra. - Nên chú trọng công tác đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, giá bán … vì như vậy khách hàng chọn lựa dễ hơn, đáp ứng được nhiều thành phần khách hàng.
II. KIẾN NGHỊ
Trải qua 3 tháng thực tập tại công ty không phải là khoản thời gian dài nên sinh viên cũng chưa biết tất cả về công ty, với những thông tin có được cũng như qua những gì phân tích, đề tài xin kiến nghị các vấn đề sau:
1. Kiến nghị đối với công ty:
1.1 Chính sách thu tiền bán hàng của công ty cũng cần xem xét lại, qua 3 năm chúng ta dễ dàng nhận thấy khoản phải thu của công ty lúc nào cũng đặt trong tình trạng cao, trong đó năm 2004 là cao nhất. như đã phân tích khoản phải thu làm cho việc quay vòng vốn chậm, vẫn biết chính sách thu tiền bán chịu sẽ dễ thu hút khách hàng nhưng nếu khách hàng nợ nhiều quá thì nó có thể trở thành mối lo ngại cho công ty.
1.2 Việt Nam trước thềm gia nhập vào WTO nên sẽ có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, công ty nên tận dụng triệt để thời cơ đồng thời giảm thiểu mối đe dọa từ sân chơi này. Để làm tốt việc này công ty phải thường xuyên đánh giá lại kế hoạch kinh doanh của mình cho sát với sự biến động của thị trường, luôn phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, người cung cấp nguyên vật liệu và những mặt hàng thay thế.
2. Kiến nghị đến các cơ quan, đoàn thể và nhà nước
2.1 Hiệp hội Thủy sản Việt Nam là chiếc cầu nối quan trọng trong công tác tìm hiểu thị trường của mình. Đề tài cũng kiến nghị đến hiệp hội thủy sản Việt Nam hãy quan tâm đến vai trò “thuyền trưởng” trong lĩnh vực của mình hơn nữa, hãy học hỏi tinh thần của người Nhật, học hỏi những thành công vẻ vang của họ. Hiệp hội thủy sản Việt Nam nên tạo thật nhiều cơ hội thuận lợi cho việc giao tiếp giữa các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam với các đối tác làm ăn, có thể bằng cách tổ chức các hội nghị, các hội chợ. Thông qua vai trò quan trọng của mình tạo ra thật nhiều mối quan hệ với các bạn bè trên thế giới để tạo cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam vươn cao trong trường quốc tế.
2.2 Chính phủ Việt Nam nên chú trọng hơn đến công tác “dẫn đoàn binh của mình viếng thăm các nước bạn”, ngày nay chiến tranh không còn là chiến tranh bằng bom đạn, bằng khói súng nữa, thay vào đó là cuộc chiến về kinh tế, ngoại giao … cho nên tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước nhà phát triển là nhiệm vụ của các vị lãnh đạo đứng đầu nước. Ta nên học hỏi những điều hay từ các nước phát triển trong đó có việc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước được ra nước ngoài thông qua các chuyến viếng thăm hữu nghị, các chuyến hợp tác làm ăn …của chính phủ.
2.3 Các cơ quan chính quyền địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty ví dụ như trong các thủ tục hành chính. Các đoàn thể như ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất như cho vay tín chấp với thời hạn ưu đãi, cho công ty được mở tài khoản thấu chi nhiều hơn …