9. Cấu trúc đề tài
3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, tác giả xác định chỉ tiêu đánh giá cơ bản dựa vào kết quả học tập của HS (bằng điểm số) thông qua kỹ năng phát âm các từ khó mà HS thường mắc lỗi kết hợp với phiếu bài tập theo thang điểm 10. Kết quả kiểm tra này được chia làm bốn loại: tốt (9-10 điểm), khá (7-8 điểm), đạt yêu cầu (5-6 điểm), chưa đạt yêu cầu (0-4 điểm).
3.3.2. Kết quả thực nghiệm
- Sau khi tiến hành thực nghiệm, tác giả kiểm tra chất lượng của HS và thu được kết quả như sau:
66 Xếp loại Tốt (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Đạt yêu cầu (5-6 điểm) Chưa đạt yêu cầu (0-4 điểm) Số lượng HS khảo sát Nhóm Số bài thu chấm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 21 Thực nghiệm 21 8 38,1 9 42,9 3 14,3 1 4,7 21 Đối chứng 21 3 14,3 8 38,1 7 33,3 3 14,3
Bảng 3.2: Bảng kiểm tra chất lượng HS
Từ bảng số liệu trên được biểu diễn dưới dạng biểu đồ sau:
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
Thể nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ kiểm tra chất lượng HS
Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng, kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Thể hiện ở mức độ tốt tăng từ 9,5% đến 38,1% (tăng 28,6%), mức độ khá tăng từ 38% đến 42,9% (tăng 4,9%). Mức độ đạt yêu cầu giảm từ 28,5xuống còn 14,3% (giảm 14,2%), mức độ chưa đạt yêu cầu giảm từ 24% xuống còn 4,7% (giảm 19,3%).
67
Trong khi đó ở lớp đối chứng các mức độ vẫn như ban đầu: mức độ giỏi 14,3%, mức độ khá 38,1%, mức độ đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ cao (mức độ đạt yêu cầu 33,3%, mức độ chưa đạt yêu cầu 14,3%).
Từ kết quả thể nghiệm em đưa ra một kết luận như sau:
Đối với lớp thực nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phát âm làm cho kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt, phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi phát âm nên trong lời nói ít mắc lỗi phát âm. Những em trước kia thường sai từ 10 -12 lỗi thì nay chỉ còn 3-4 lỗi, những em trước kia sai từ 5-6 lỗi thì nay chỉ còn 1-2 lỗi, thậm chí không còn mắc lỗi nữa. Ngược lại ở lớp đối chứng, hiện tượng HS không tập trung chú ý vào bài còn khá phổ biến. Nội dung bài học vẫn mang tính áp đặt, rập khuôn, phương pháp dạy học không chú ý tới rèn và sửa lỗi phát âm cho HS. Do đó tình trạng HS mắc lỗi phát âm vẫn còn khá phổ biến, lời nói chưa lưu loát rõ ràng. Kết quả học Tập đọc của HS còn thấp. Như vậy với kết quả thực nghiệm và nhận xét như trên em đưa ra kết luận rằng việc vận dụng các biện pháp mà khóa luận đề xuất và dạy học Tập đọc, khắc phục lỗi phát âm cho HS là hoàn toàn có tác dụng và có tính khả thi.
********** ********
Như vậy, qua kết quả thu được thực tế phát âm của HS lớp 3 trong quá trình học tập phân môn Tập đọc, em thấy rằng:
Việc vận dụng một số biện pháp của khóa luận vào giảng dạy làm cho kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt. HS tiếp thu bài nhanh hơn, đặc biệt là khả năng phát âm các từ khó trong bài tương đối tốt. Biểu hiện ở tỉ lệ HS theo các tiêu chí đánh giá ở các lớp thể nghiệm và đối chứng. Khả năng mắc lỗi phát âm của HS ở lớp thể nghiệm đã giảm đi rõ rệt so với lớp đối chứng. Tỉ lệ xếp loại
68
tốt, khá của các em được nâng lên và tỉ lệ đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu giảm xuống. Tuy nhiên, kết quả học tập ở các lớp đối chứng chưa cao, tức là chất lượng dạy học chưa được tốt, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát âm đúng của các em.
69
PHẦN III: KẾT LUẬN
1.Tìm hiểu biện pháp phát âm cho HS là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn nhất là đối với các trường tiểu học miền núi. Nghiên cứu đề tài này tác giả góp thêm tiếng nói tháo gỡ phần nào những khó khăn đó.
2. Việc sửa lỗi phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt cho HS tiểu học nói chung và HS trường Tiểu học Thanh Lạng nói riêng là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho tất cả những người làm công tác giáo dục. Phân môn Tập đọc có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở nhà trường phổ thông nói chung. Vì vậy phân môn Tập đọc phải được coi trọng trong nhà trường và việc phát âm với chuẩn chính tả tiếng Việt là một việc làm hết sức cần thiết. Và đặc biệt đối với các em HS lớp 3 là lớp đầu cấp, ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng địa phương nên việc phát âm sai chính tả tiếng Việt sẽ hình thành thói quen và ảnh hưởng không nhỏ đến sau này.
3. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng dạy - học tập đọc lớp 3 Trường Tiểu học Thanh Lạng, tôi thấy rằng thực trạng đó chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng đặt ra hiện nay: Cơ sở vật chất trong nhà trường còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học. HS thì coi tập đọc như một môn bắt buộc phải học, đặc biệt khả năng phát âm của các em chưa đúng, chưa chuẩn và còn phát âm theo thói quen. Như vậy dẫn đến một thực tế đáng buồn về chất lượng dạy học Tập đọc trong nhà trường còn mức thấp là điều không thể tránh khỏi. Biểu hiện tập trung nhất ở tình hình chất lượng là tình trạng lỗi phát âm của HS còn phổ biến, HS thường mắc các lỗi cơ bản đó là: lỗi về phụ âm đầu, lỗi về âm vần và lỗi về dấu thanh.
4. Dựa trên sự nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp sửa lỗi phát âm cho HS lớp 3 ở Trường Tiểu học Thanh Lạng, đó là:
• Biện pháp luyện tập theo mẫu
70
• Biện pháp luyện tập tổng hợp
• Biện pháp tổ chức trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho HS
• Biện pháp thường xuyên luyện đọc từ khó trong giờ tập đọc
• Biện pháp sử dụng công nghệ thông tin
• Biện pháp sử dụng các thiết bị dạy học để khắc phục lỗi phát âm trong dạy học Tập đọc
Các biện pháp trên đã được vận dụng trong thiết kế thực nghiệm và bước đầu chứng minh được tính khả thi của các phương án đề xuất: kết quả học tập của HS được nâng lên rõ rệt, phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi phát âm nên khi đọc ít mắc lỗi phát âm. Những em trước kia thường sai từ 10-12 lỗi thì nay chỉ còn sai 3-4 lỗi, những em trước kia sai 5-6 lỗi thì nay chỉ còn 1-2 lỗi, thậm chí không còn mắc lỗi nữa.
Bên cạnh những cố gắng đã đạt được nhưng do điều kiện và năng lực nên khóa luận chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Qua thực tế nghiên cứu đề tài, chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:
- Tiếp tục tìm hiểu thực trạng dạy học phát âm ở các trường tiểu học để tìm ra lỗi mà học sinh tiểu học thường mắc phải trong khi học môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, để có thể áp dụng rộng rãi biện pháp khắc phục lỗi phát âm cho học sinh.
- Nghiên cứu để đưa ra các biện pháp khắc phục lỗi phát âm trong dạy học các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt lớp 3 để khắc phục triệt để tình trạng mắc lỗi phát âm ở học sinh
- Em mong muốn có điều kiện thực nghiệm đề tài một cách sâu rộng hơn tạo nên hình thức dạy học tối ưu nhất giảm bớt những hạn chế khi sửa lỗi phát âm cho học sinh.
71
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (dự án phát triển GV tiểu học) (2005), Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, NXBGD Hà Nội.
2. Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Văn Trứ (1978), Ngữ âm học Tiếng Việt hiên đại, NXB Giáo Dục.
3. Dự án phát triển GV tiểu học (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXBGD.
4. Hoàng Phê (chủ biên), (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 5. Lê A - Thành Thị Yên Nữ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến (1996), Phương pháp dạy học Tiếng việt. Giáo trình chính thức đào tạo Giáo viên Tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm và 12 + 2. NXB Giáo dục.
6. Lê Phương Nga (2003), Dạy học tập đọc ở tiểu học, NXBGD
7. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, dự án phát triển GV tiểu học, NXBGD – NXBĐHSP.
8. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở Tiểu học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Lê Thị Xuân Yến, Lê Thị Thanh Nhàn (2007), Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học, NXBGD.
10. Nguyễn Bá Minh (chủ biên), (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học. NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), SGK Tiếng Việt 3, tập 1+2, NXBGD.
12. Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, NXBGD.
13. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lý học tiểu học, NXBGD. 14. Nguyễn Trại (2003) , Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3, tập 1+2, NXB Hà Nội.
72
15. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới. NXB Giáo Dục.
73
PHỤ LỤC 1 PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1: Điền d hay r hoặc gi
1. Giục ….ã 6. Rạng ….ỡ
2. Run ….ẩy 7. Giục …..ã
3. Dềnh…..àng 8. Rườm ….à
4. Dí ……ỏm 9……èm pha
5. Rộn ……ã 10. ….ành dụm
Câu 2: Điền s hoặc x?
1. Màu ...anh 6. …ung quanh
2. …ườn núi 7. Đầm …en
3. Trong …ạch 8. …em phim
4. Đồng ..anh 9. …inh đẹp
5. …ữa chua 10. Đặc …ắc
Câu 3: Điền vần ong hoặc ông?
1. Con …… 3. B……. hoa 2. …… bà 4. Tr …… sáng Câu 4: Điền vần ươu hoặc iêu
1. Con h……. 3. Uống r…….. 2. Buổi ch…….. 4. H…..… trưởng Câu 5: Điền thanh ngã hoặc thanh hỏi
1. Nguy hiêm 4. Bác si
2. Hộp sưa 5. Hoang da
3. Bưa cơm 6. Phát triên
Câu 6: Điền thanh hỏi hoặc thanh ngã
1. Qua ôi 4. Cơn bao
2. Suy nghi 5. Hiệu trương
74
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC (Dành cho giáo viên)
Họ và tên:………...Quê quán:……… Giảng dạy lớp:……….Số năm công tác……..Trình độ:………..
Kính mời thầy (cô) tham gia trả lời câu hỏi sau (Đánh dấu X vào phương án mà thầy (cô) lự chọn)
Câu 1: Theo thầy (cô) trong nhà trường phân môn Tập đọc có vai trò như thế nào?
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Câu 2: Thầy (cô) nhận thấy kỹ năng phát âm của đa số HS lớp thầy (cô) giảng dạy ở mức độ nào?
Không sai lỗi nào Sai lỗi phát âm ít Sai lỗi phát âm nhiều
Câu 3: Khi dạy phát âm trong môn Tập đọc, thầy (cô) thấy HS thường mắc lỗi nào sau đây?
Lỗi về phụ âm Lỗi về phần vần Lỗi về thanh điệu Các lỗi khác
Câu 4: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về thái độ của HS khi học phát âm trong phân môn Tập đọc?
Còn rụt rè, ngần ngại khi phát biểu ý kiến Hăng hái phát biểu ý kiến Ỷ lại, thụ động
75
Câu 5: Theo thầy (cô) nguyên nhân mắc lỗi đó là gì?
Do HS phát âm chưa chuẩn
Do ý thức của HS
Do không phân biệt được các từ khó, dễ lẫn Do môi trường sử dụng tiếng Việt của HS Những nguyên nhân khác:
……… ……… ……… Câu 6: Thầy (cô) sửa lỗi phát âm cho HS bằng cách nào?
Giáo dục cho HS tầm quan trọng của phát âm Củng cố quy tắc phát âm cho HS Những cách sửa lỗi phát âm khác:
……… ……… ……….
76
PHỤ LỤC 3
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA HỌC SINH
Họ và tên:……….………. Lớp:………...Trường:………
Em hãy đánh dấu “X” vào ý kiến em đồng ý: Câu 1: Em có thích luyện phát âm khi học Tập đọc không?
Rất thích
Thích
Không thích Câu 2: Đối với em học phát âm là:
Dễ Khó Bình thường
Rất dễ Rất khó
Câu 3: Theo em, phát âm trong phân môn Tập đọc có vai trò như thế nào?
Quan trọng
Rất quan trọng Không quan trọng
Câu 4: Em dành thời gian như thế nào đối với việc học phát âm?
Nhiều Ít Vừa phải
Rất nhiều Không dành thời gian Câu 5: Trong một giờ tập đọc cụ thể, em gặp khó khăn ở phần nào?
Học phát âm Tìm hiểu bài Đọc diễn cảm
77
PHỤ LỤC 4
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC PHÁT ÂM CỦA HS LỚP 3 DTTS
Họ và tên:………..………... Lớp:……….Trường:………. Câu 1: a. Điền vào chỗ trống l hay n?
- ……ăm gian……..ều cỏ thấp ……..è tè Ngõ tối đêm sâu đóm ...ập ...òe ...ưng dậu phất phơ màu khói nhạt
...àn ao ...óng...ánh bóng trăng ...eo. - ...o sợ; ăn ...o; hoa ...an; thuyền ...an.
b. Hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giải, dải, rải): ...thưởng; ...rác; ...núi.
(dành, giành, rành): ...mạch; để...; tranh... ... - Điền vào chỗ trống r, d hay gi:
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng ...ọt nước hòa tiếng chim. Vòm cây xanh, đố bế tìm
Tiếng nào ...iêng ...ữa trăm nghìn tiếng chung. Câu 2: a. Điền vào chỗ trống ay hay ây:
C... xanh; máy b...; nhảy d...; x... bột; x... nhà. b. ươu hay iêu:
Con h...; chuối t...; uống r...; h... Trưởng. c. Ong hay oong:
B... bay; đá b...; x...canh.
Câu 3: Điền vào các chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã: Làng tôi có luy tre xanh
Có sông Tô Lịch chạy quanh xóm làng Trên bờ vai, nhan hai hàng
78 Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng
79
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Đồng Hới, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Tác giả
80
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu sắc đối với cô giáo Nguyễn Thị Nga giảng khoa Khoa học Xã hội trường Đại học Quảng Bình người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình tiến hành thực hiện khóa luận. Cô đã mở ra cho em những vấn đề khoa học rất lý thú, hướng em vào nghiên cứu các lĩnh vực hết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu. Em đã học hỏi được rất nhiều ở Cô phong cách làm việc, cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học. Em luôn được Cô cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn hết sức quý báu khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến Quý Thầy Cô
trong Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường, em xin cảm ơn Ban giám hiệu - quý thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu