Nhân vật là loài thực vật hoa, lá, cỏ, cây

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 32)

Trần Hoài Dương là cây bút được nhiều tác giả mệnh danh là nhà văn không có tuổi. Bất ki một độc giả nào dù đã nhiều tuổi nhưng khi đọc những sáng tác của Trần Hoài Dương như được sống lại tuổi thơ của mình. Theo tư liệu khảo sát trong tập truyện Cô bé mảnh khảnh, chúng tôi thấy số lượng các nhân vật là hoa, lá, cỏ, cây chiểm số lượng khá lớn. Tiêu biếu là các tác phấm như: Cô bé mánh khảnh, sắc đỏ, Đàn chim sẻ, Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ, Con chim xanh, Những trái bưởi mùa thu, Pháo đài kỉ lạ, Hương bay xa ngàn dặm, Những đóa hồng bạch dâng tặng Andersen.

Thế giới thực vật được nhà văn nhân cách hỏa, khiến chúng trở nên sổng động, gần gũi, biết yêu thương, biết hi sinh vì người khác. Các nhân vật có những diễn biến tâm lí rất gần với trẻ thơ bởi sự hồn nhiên, trong sáng. Ở mỗi tác phẩm, Trần Hoài Dương lại miêu tà những đặc điếm khác nhau của đời sống, xã hội, giúp các em nhận ra những bài học bồ ích.

Miêu tả về các loài hoa, trong truyện sắc đô, độc giả được ngắm sắc đở rực rỡ cúa hoa gạo, hoa phượng, hoa son, lá bàng trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Ở Hương bay xa ngàn dặm, đằng

sau vẻ đẹp của sắc hoa, hình lá là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Câu chuyện Những đỏa

Hồng Bạch dâng tặng Andersen, nhân vật là bông hồng bạch, hồng nhung được miêu tả khá cụ thể

trong sự hoán đổi vị trí cho nhau. Đằng sau sự hư cấu độc đáo của cốt truyện, tác giả muốn thế hiện một quan điếm sống khá cụ the về sự trân trọng, ngưỡng mộ cái tài trong cuộc sống.

Cũng miêu tả về các loài hoa, trong truyện Cô bé mành khảnh, nhân vật là các loài hoa hiện lên khá đầy đủ với những nét tính cách khác nhau. Các cây hoa dại “ Lắm mồm, lắm miệng khoe hương khoe sắc”, hoa hồng, hoa hướng dương, hoa cúc đẹp kiêu sa. Mảnh khảnh khiêm nhường, giản dị. Cái độc đáo ở đây chính là sự thay đổi cảm xúc của mảnh khảnh khi biết mình còn có tên khác là

đêm rằm trung thu. Vì vậy, tác phấm được các em yêu thích.

ơ Câu chuyện còn giấu kín trong lóp vỏ, nhân vật Đỗ Con hiện lên thật độc đáo. Vì lười nhác, ngại sương gió, Đỗ Con đã ẩn náu trong chiếc lọ thủy tinh. Khi thấy các bạn của mình đang được sống giữa thiên nhiên và được trải nghiệm bao điều thú vị từ cuộc sống, Đỗ con thấy buồn và ân hận vô cùng. Sự bao dung, độ lượng của bạn bè để nhân vật tự nhận ra những sai lầm của mình.

Như vậy, truyện đồng thoại của Tran Hoài Dương đã mượn các nhân vật như hoa, lá, cây cổi để nói về cuộc sống xung quanh các em thiếu nhi. Qua đỏ, tác giả muốn gửi gắm tình cám yêu mến đối với trẻ em. Thông qua các nhân vật ẩy, giúp các em biết sống hòa mình với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên xung quanh mình.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 32)