Các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng HSX

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 81)

Bên cạnh việc đẩy mạnh HĐV vào Ngân hàng ngày càng nhiều thì Ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với HSX vì đây là đối tƣợng chiếm tỷ trọng cao và quan trọng nhất đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Từ những hạn chế qua quá trình phân tích ở chƣơng 4, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Ngân hàng đạt đƣợc kết quả tốt hơn trong quá trình cấp tín dụng cho HSX nhƣ sau.

Về công tác cho vay

Cần đơn giản cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay: sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Bên cạch đó, cần có ngƣời giúp đỡ và viết hồ sơ vay vốn và các thủ tục cần thiết để ngƣời dân tiếp cận với vốn vay đễ dàng hơn, cũng nhƣ đẩy nhanh tiến độ thủ tục cho vay của Ngân hàng. Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín dụng có liên quan đến khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho họ nắm bắt và thực hiện tốt các nguyên tắc, quy trình thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Ngân hàng cần thận trọng và quyết định nghiêm khắc hơn trong khâu thẩm định hộ vay: Xem xét về những điều khoản trong hợp đồng vay vốn, đặc biệt là hộ vay có sử dụng đúng mục đích hay không. Nếu không thì hoặc nhắc nhở, hƣớng dẫn để họ sử dụng đồng vốn đúng mục đích sinh lời. Nếu không thì không tiến hành giải ngân, hủy hợp đồng vay vốn để tránh rủi ro. Đặc biệt là đối với khách hàng cũ, khách hàng là ngƣời quen biết, ngƣời thân với CBTD thì CBTD cũng phải thẩm định nghiêm túc trƣớc và sau khi cho vay nhằm nắm rõ về tình hình SXKD của họ, không vì quen biết mà chủ quan đánh giá sai khách hàng dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của khách hàng và ảnh hƣởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

Ngân hàng cần mở rộng đầu tư sang thị trường vốn trung và dài hạn:

bởi vì thị trƣờng này còn tiềm năng rất lớn, đặc biệt là một huyện đang dần phát triển với những thị trấn hiện đại. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhƣ hiện nay thì nguồn vốn cho vay trung và dài hạn để HSX đầu tƣ vào nông nghiệp với kỹ thuật tiên tiến sẽ mang lại kết quả khả quan, ngoài ra còn góp phần thúc đẩy bộ mặt nông thôn bắt kịp với nhịp sống hiện đại.

Ngân hàng cần mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng cho HSX: để họ mua sắm thiết bị, đồ đạc, phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện học tập của con cái,… cần thiết sử dụng cho mục đích sinh hoạt đời sống để cuộc sống của họ đƣợc cải thiện hơn, từ đó tập trung cho việc SXKD đạt hiệu quả, lợi nhuận để có tiền trả lãi, nợ Ngân hàng.

 Về công tác thu nợ

Thu hồi nợ là vấn đề của Ngân hàng bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, kinh doanh, thƣơng mại dịch vụ,… những ngành nghề luôn đi cùng với rủi ro, thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả các sản phẩm rất nhạy cảm với những biến động của thị trƣờng. Vì vậy Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ.

Giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ vay trong việc trả nợ đúng hạn: Phối hợp cùng chính quyền địa phƣơng tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận, hội họp để cùng nông dân thực hiện phòng chống hay khắc phục thiên tai, dịch bệnh xảy ra hàng năm. Các hoạt động tuyên truyền cách làm ăn hiệu quả,… để hộ vay làm SXKD có hiệu quả, có thu nhập để trả nợ Ngân hàng. Khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng sản xuất tập trung, chuyển hƣớng thâm canh với quy mô lớn nhằm hạn chế việc cho vay dàn trải đồng thời công tác kiểm tra giám

sát ngƣời dân sử dụng vốn vay đƣợc chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Quan trọng là cùng chính quyền khuyến khích ngƣời dân lựa chọn mô hình SXKD phù hợp với hộ để tránh tình trạng mọi ngƣời đổ xô vào SXKD có lợi nhất thời để không còn tình trạng “thừa hàng dội chợ” mà ngƣời dân nông thôn rất thƣờng gặp phải, làm ảnh hƣởng đến lợi ích chung của hộ vay lẫn Ngân hàng. Đối với những hộ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng tăng lên thì Ngân hàng cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân các hộ này bị thua lỗ. Từ đó Ngân hàng có những chính sách cho vay thích hợp để khuyến khích và giúp đỡ các hộ này khôi phục sản xuất và tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đối với các khoản nợ quá hạn của các hộ nông dân Ngân hàng cho phép ngƣời vay gia hạn thêm thời gian trả nợ nhằm giảm bớt số tiền phải trả để tạo thuận lợi cho họ khắc phục khó khăn. Tuy nhiên Ngân hàng sẽ phải thu hồi còn chậm nhƣng đã tác động đến việc trả nợ của các hộ này hơn là mất đồng vốn cho vay của Ngân hàng đã cho vay.

Ghi chú rõ ràng, dễ hiểu ngày tháng trả lãi, gốc cho hộ vay nắm rõ: Đa số hộ nông dân đều có trình độ thấp nên họ ít đọc những gì trong hợp động tín dụng. Vì vậy CBTD cần giải thích cho họ hiểu rõ hơn về những gì ghi trong hợp đồng, và cụ thể hơn là ghi chú đúng ngày tháng trả lãi, trả nợ là ngày tháng nào vào một tờ giấy cho hộ vay nhìn thấy và nhớ để tránh tình trạng khi ngƣời dân làm xong một mùa vụ nhƣng chƣa tới hạn trả nợ, hoặc không biết ngày họ sẽ sử dụng số tiền trên vào mục đích khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ lại hết tiền không trả đƣợc nợ cho Ngân hàng.

Liên kết, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ban ngành liên quan: để khi tiến hành thanh lý tài sản của hộ vay đƣợc thuận lợi và đạt kết quả.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 81)