GHÉP PHỔI VAØ GHÉP TIM PHỔ

Một phần của tài liệu Ghép Tạng - Ghép Thận.DOC (Trang 27)

PHỔI

1. Chỉ định

- Bệnh phổi bế tắc mạn là chỉ định chính của ghép phổi.

- Ghép 1 phổi: xơ hóa phổi, khí thủng, bất sản phế quản-phổi, tăng áp động mạch phổi nguyên phát không suy tim phải, viêm tắc phế quản sau ghép phổi. - Ghép 2 phổi: xơ hóa nang và dãn phế quản không mất bù trừ tim; Khí thủng, CODP không mất bù trừ tim.

- Ghép tim phổi: tăng áp động mạch phổi nặng và suy tim phải mất bù trừ, bệnh cơ tim; hội chứng Eisenmenger nặng, suy tim phải mất bù trừ, bệnh tim bẩm sinh không thể mổ bảo tồn; bệnh tim-phổi khác.

2. Kết quả và tiên lượng sau ghép

Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch và có sự theo dõi của phẫu thuật viên và chuyên khoa bệnh phổi. Thải ghép cấp, nhiễm trùng, rò chỗ nối phế quản, bùng phát bệnh virus (nhất là CVM) là các biến chứng thường gặp. Tỉ lệ sống 6 năm của ghép 1 và 2 phổi là 40%, tỉ lệ của ghép tim phổi thấp hơn.

E. GHÉP TỤY TẠNG1. Chỉ định 1. Chỉ định

Đái tháo đường là chỉ định chủ yếu của ghép tụy, thường chọn bệnh nhân <45 tuổi. Tùy theo có biến chứng suy thận hay không, có 2 dạng ghép.

2. Các phương pháp ghép tụy.

- Ghép tụy đơn thuần: đái tháo đường loại I, có biến chứng gây tổn thương ≥ 2

cơ quan (hệ thần kinh ngoại vi và tự trị, võng mạc mắt, mạc máu); hạ đường huyết và tăng đường huyết không kiểm soát được.

- Ghép tụy kết hợp ghép thận: đái tháo đường loại I biến chứng suy thận mạn giai đoại cuối, không bệnh mạch vành nặng, dưới 40-50 tuổi, mắt tốt, không bị cắt cụt chân do đái tháo đường, phục tùng điều trị. Phương pháp ưa chuộng trên thế giới hiện nay dành cho người suy thận do đái tháo đuờng, bệnh nhân lành bệnh cũng một lúc hai bệnh nan y (hình 18).

- Ghép đảo Langerhans: chiếm 2% trọng lượng tụy tạng. Người ta ly trích tế bào đảo Langerhans theo một quy trình đặc biệt, và cấy vào cơ thể.

3. Kỹ thuật ghép.

Ghép động mạch và tĩnh mạch được nối vào các mạch máu vùng chậu hay mạc treo. Phần ống tụy ngoại tiết được ghép vào bàng quang, ruột non hay nút chặt bằng nhựa (hình 18).

4. Kết quả.

Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch theo thường quy. 60% các trường hợp tụy ghép hoạt động tốt sau 3 năm. Thải ghép, viêm xơ hóa mô ghép, tắc mạch máu nuôi, viêm bàng quang do dịch tụy nếu cắm ống Wirsung vào bàng quang là các biến chứng thường gặp.

F. GHÉP RUỘT NON1. Tần suất 1. Tần suất

Số ghép ruột non không nhiều, theo số liệu đăng ký quốc tế có 178 trường hợp từ 1985 đến 1995.

2. Chỉ định

- Ở người lớn: hội chứng ruột ngắn do nhiều bệnh khác nhau (phẫu thuật cắt gần hết ruột non), bệnh Crohn, tắc mạch mạc treo, chấn thương.

- Ở trẻ em: viêm ruột hoại tử, bán tắc ruột, xoắn ruột, hẹp và kém phát triển ruột non.

Hình 18: Ghép tụy. A: làm tắc ống tụy bằng chất dẻo, B: dẫn lưudịch tụy qua đường ruột, C: dẫn lưu dịch tụy qua ngả bàng quang.

A B

Hình 19: Ghép thận - tụy. A: Ghép thận vào hốc chậu trái và ghép tụy vào bàng quang, B: Ghép thận vào hốc chậu trái và ghép tụy vào ruột non.

3. Kỹ thuật ghép

Có 3 phương pháp ghép: tùy theo bệnh gốc và sẹo của cuộc mổ trước (hình 9). - Ghép ruột đơn thuần: khi không có

suy gan.

- Ghép ruột kết hợp ghép gan: khi có suy chức năng gan kèm theo.

- Ghép gan, ruột, tá tràng, dạ dày, ruột non có hay không ruột già.

4. Kết quả và tiên lượng sau ghép

Hai vấn đề miễn dịch sau ghép là: ruột ghép chống cơ thể (graft-versus-host disease: GVHD), và cơ thể chống ruột ghép (host -versus- graft disease, là dạng thải ghép cấp). Thuốc ức chế miễn dịch phải dùng thường xuyên để ngừa GVHD. Để ngừa thải ghép còn khó hơn, Tacrolimus ra đời đã giúp cải thiện hiệu quả điều trị chống thải ghép. Kết quả sau 1 và 3 năm của ghép ruột đơn thuần là 65% và 29%; ghép ruột- gan là 64% và 38%; ghép nhiều tạng là 51% và 37%.

Một phần của tài liệu Ghép Tạng - Ghép Thận.DOC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w