2. Mục đích nghiên cứu
3.4.1. Tác động do hoạt động sản xuất làng nghề tới môi trường và
cộng đồng
Làng nghề ngày càng phát triển thì môi trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do rác thải của các hộ làng nghề tái chế trong làng đổ bừa bãi ra môi trường,nước thải của các hộ làm nghề không được quy hoạch vào khu tập trung để xử lý mà đổ trực tiếp ra các lòng sông,ao hồ,mương máng, đường làng, không có hệ thống xử lý khí thải cho làng nghề điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của nhân dân trong làng nghề. Hiện nay, toàn bộ số cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư,các xưởng sản xuất nằm tại các hộ gia đình. Các chất thải trong quá trình sản xuất đã làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, gây tiếng ồn, bụi.
*Về không khí
Do làng nghề tái chế nhựa Minh Khai phải thu mua phế liệu từ các nơi khác nên quá trình vận chuyển vào trong làng của các xe cơ giới đã sinh ra một lượng bụi đáng kể cho môi trường không khí xung quanh của làng nghề. Bên cạnh đó, bụi được sinh ra nhiều trong các khâu phân loại và sàng lọc. Hơn nữa,một số hộ vẫn còn dùng than để nung nên các khí thải có thể phát sinh bao gồm bụi than,VOC,NOx...đặc biệt quá trình nung chảy nhựa để rót khuôn có thể phát sinh các hơi hữu cơ độc hại như THC, hơi hữu cơ.. nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động.
*Về nguồn nước
Hiện nay trong làng nghề Minh Khai hầu hết chưa có nguồn nước máy để
dùng, người dân thường dùng nước giếng khoan để sinh hoạt, sản xuất. Nhưng do
các hộ trong quá trình sản xuất phải dùng hóa chất để tẩy rửa các phế liệu nước thải
sản xuất lại thải trực tiếp ra cống rãnh, ao hồ trong làng làm cho mạch nước ngầm
cũng bị ô nhiễm tới mỹ quan và đặc biệt nguồn nước ngầm ở làng nghề là hết sức
nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe.
*Sức khỏe người dân
Hiện trạng môi trường nước và không khí tại làng nghề không được xử lý đã ảnh hưởng trực tiếp lên súc khỏe của người dân trong làng. Nhóm người chịu tác
động mạnh mẽ bởi yếu tố môi trường đó là người già,trẻ nhỏ,người đang mắc bệnh .và một số bệnh điển hình của người dân đó là bệnh về đường hô hấp chiếm 60%, các bệnh về tai,mắt,họng chiếm 15%, bệnh phụ khoa chiếm 20%, ung thư tại làng nghề chiếm 0,5%, một số bệnh về da chiếm 3%, một số bệnh khác chiếm 1,5%.
TT Bệnh Tỉ lệ (%) 1 Hô hấp 60 2 Tai ,mắt,họng 15 3 Phụ khoa 20 4 Ung thư 0,5 5 Da liễu 3 6 Bệnh khác 1,5
(Điều tra mức độảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề Tỉnh Hưng Yên 2011)
3.4.2.Hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
3.4.2.1. Những công tác bảo vệ môi trường đã được thực hiện * Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường:
Hiện nay, làng nghề tái chế nhựa Minh Khai đã thành lập được đội thu gom rác thải triển khai tới từng xóm do Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên của xóm đứng ra tổ chức, với tần suất thu gom là từ 2-3 ngày/lần. Rác thải thu gom được vận chuyển đến bãi tập kết rác thải của thôn. Tại các xóm trong thôn đều sử dụng phương tiện chuyên chở là công nông do đường trong xóm rộng
Huyện Văn Lâm cùng UBND thị trấn Như Quỳnh đã đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề tại thôn nhằm quy hoạch tập trung làng nghề. Cụm công nghiệp này có hệ thống đường giao thông rất thuận lợi, hệ thống điện đảm bảo sản xuất, mặt bằng rộng cho xây dựng xưởng sản xuất. Việc quy hoạch tập trung các hộ làm nghề vào Cụm công nghiệp sẽ giúp cho công tác quản lý môi trường khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai được dễ dàng và hiệu quả hơn. Nhưng thực tế thì các hộ dân đang sản xuất phần lớn không muốn di dời ra cụm công nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do khi di dời ra cụm công nghiệp thì người dân phải đầu tư một khoản tiền rất lớn để thuê mặt bằng, xây dựng nhà xưởng…
* Về thể chế, chính sách và tài chính cho công tác bảo vệ môi trường:
Nguồn kinh phí sử dụng trong công tác vệ sinh môi trường được thu từ các hộ gia đình. Số tiền này được trả cho người lao động vệ sinh môi trường, ngoài ra còn được dùng để mua sắm các dụng cụ vệ sinh, xe chở rác. Tuy nhiên do chưa có cơ chế chính sách về thu phí vệ sinh môi trường chung cho cả huyện và nguồn ngân sách hỗ trợ của chính quyền các cấp nên đời sống của cán bộ thu gom rác gặp nhiều khó khăn.
* Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường:
Hiện nay, người dân thôn Minh Khai đã quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt những người già quan tâm hơn đến ô nhiễm môi trường và thường vận động người dân trong thôn tham gia những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề này. Hiện tại, các xóm đều đã được bê tông hoá. Trục đường lớn cũng được tu sửa, nâng cấp. Sự đầu tư của lực lượng chính quyền trong bảo vệ môi trường cũng tăng lên. Phần lớn hệ thống cống rãnh trong các xóm đều đã được xây dựng chìm.
3.4.2.2. Những thách thức và tồn tại * Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường:
Hiện nay dù thôn đã có cán bộ thu gom rác thải của từng xóm nhưng rác thải vẫn chưa được thu gom triệt để. Rác thải sinh hoạt của các hộ chỉ được thu gom 1 phần, chủ yếu là rác vô cơ như các loại túi nilon, vỏ hộp, giấy, thủy tinh còn lại 1 số loại rác hữu cơ (như cọng rau, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, 1 số loại xác động vât chết…) thì người dân thường đổ trực tiếp ra ao, vườn xung quanh gia đình. Rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn cả rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất, sau đó được vận chuyển đổ vào khu vực bãi rác.
Sự liên kết giữa các đoàn thể, chính quyền quản lý còn chưa tốt.
* Về thể chế, chính sách và tài chính cho công tác bảo vệ môi trường:
Thể chế, chính sách và tài chính cho công tác bảo vệ môi trường của làng nghề tái chế nhựa Minh Khai còn chưa rõ ràng, cụ thể do đó trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất và hiệu quả đạt được. Các cán bộ tham gia thực hiện công tác bảo vệ môi trường hiện chưa có được những chính sách đãi
ngộ rõ ràng do đó đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Điều này sẽ làm cho họ không gắn bó thực sự với công việc.
Mặt khác, trong công tác môi trường của thôn hiện chưa có các thể chế xử phạt rõ ràng với các hành vi, vi phạm về công tác bảo vệ môi trường.
* Về nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường:
Nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa được phát huy cao. Tình trạng các hộđổ rác chưa đúng nơi quy định vẫn còn diễn ra thường xuyên. Do vậy, việc vận động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai vẫn là một thách thức lớn đối với vấn đề quản lý môi trường trong thời gian tới.
3.4.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
Qua hiện trạng về tình hình quản lý môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai được trình bày ở trên, có thểđánh giá về công tác quản lý môi trường tại làng nghề này thông qua phân tích SWOT như sau:
Bảng 3.12. Phân tích SWOT tình hình quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa Minh Khai.
Điểm mạnh
- Nhiều người dân đã quan tâm đến ô nhiễm môi trường và đóng góp tiền để trả cho việc thu gom rác thải - Chính quyền đã quan tâm đến việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước và đường giao thông thôn, xóm. - Chính quyền địa phương đã bước đầu quan tâm đến công tác quy hoạch làng nghề.
Điểm yếu
- Nhận thức của người dân trong quản lý môi trường còn thấp. - Hệ thống thoát nước kém và thiếu quy hoạch.
- Làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; rác thải chưa được phân loại tại từng hộ gia đình.
- Nguồn tài trợ cho quản lý môi trường còn ít
kinh nghiệm
- Thiếu sự hợp tác giữa các đoàn thể trong quản lý môi trường
Cơ hội
- Các viện nghiên cứu, các tổ chức bắt đầu nghiên cứu ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn, ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức thiết với chính quyền, người dân - Kinh tế phát triển, mức sống của người dân được cải thiện, người dân có những điều kiện tốt hơn để tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Thách thức
- Bệnh tật ngày càng tăng, hoạt động sản xuất ngày càng bịđe doạ bởi ô nhiễm môi trường.
- Nguồn nước ngầm bịđe doạ bởi ô nhiễm môi trường
- Làm ô nhiễm nguồn nước mặt tại các ao, hồ
- Tăng sự khác biệt giữa hoạt động sản xuất làng nghề và suy thoái môi trường.
- Đầu tư không hiệu quả trong môi trường nông thôn.