0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hiện trạng sản xuất của làng nghề

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHỰA MINH KHAI, THỊ TRẤN NHƯ QUỲNH, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 44 -44 )

2. Mục đích nghiên cứu

3.2.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề

Thuyết Minh

*Thu gom nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu này được nhập từ mọi nơi trên cả nước. Hàng ngày,trong thôn có đến hàng tram xe tải, xe công nông chở phế liệu là túi nilon bỏ, vỏ chai nhựa, túi nhựa, tấm nhựa...vào trong thôn

*Phân loại nguyên liệu

Sau khi được thu mua, phế liệu được tập trung đổ về các xưởng sản xuất. Tại đây, những nguồn nguyên liệu sẽ được phân loại thành các loại khác nhau như vỏ nilon, nhựa dẻo, nhựa cứng...

*Giai đoạn sàng và gia công cơ học

Sau khi phân loại, chúng được cung cấp nước rửa sạch để sàng và chọn lọc. Tiếp theo, chúng được gia công cơ học (xay, nghiền) để đạt được kích thước phù hợp đối với từng loại nhựa. Nhựa sau khi nghiền được phơi khô qua công đoạn tạo hạt bằng phương pháp đùn. Sau đó, chúng được kéo sợi và đưa vào máy cắt để tạo ra các sản phẩm khác nhau như các loại túi nilon, dây nilon, ống nhựa….

3.2.2.2. Quy mô làng nghề

Tính đến năm 2014 làng nghề có 1000 hộ dân với 4000 nhân khẩu. Hiện nay có khoảng 900 hộ số hộ tham gia hoạt động tái chế nhựa còn lại 100 số hộ trong thôn tham gia hoạt động kinh doanh và dịch vụ và các lĩnh vực khác.

Các loại sản phẩm chính tại làng nghề rất đa dạng bao gồm: Móc áo, ống nhựa PVC, túi xách, túi nilon, chai nhựa đồ chơi trẻ em…Các loại hạt nhựa chủ yếu đem xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc làm nguyên liệu cho công ty sản xuất đồ nhựa trong nước như Song Long,Việt Nhật…

Khoảng 350 hộ sản xuất hạt nhựa, 300 hộ sản xuất túi bóng, 250 hộ sản xuất ống nhựa PVC.

Bảng 3.1: Lượng nguyên liệu và sản phẩm chính từ hoạt động sản xuất của làng nghề Ngành nghề chính Nguyên liệu chính Lượng nguyên liệu (tấn/ngày) Sản phẩm Lượng sản phẩm (tấn/ngày) Sản xuất hạt nhựa Phế liệu các loại 280 Hạt nhựa các loại 279,5 Sản xuất túi bóng Hạt nhựa HDPE 270 Túi bóng 269,5 Sản xuất ống PVC Hạt nhựa PVC 250 ống nhựa PVC 249,5 (Phiếu điều tra) 3.2.2.3. Đặc trưng chất thải tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Quá trình sản xuất tại làng nghề phát sinh lượng lớn nước thải chủ yếu là nước làm mát và các chất ô nhiễm không khí. Do đặc thù công nghệ sản xuất cũ và lạc hậu; thêm vào đó chất thải không được xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí của làng nghề và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

- Tiếng ồn: Sinh ra chủ yếu trong quá trình vận hành máy (máy nghiền, máy ép, máy cắt..)

- Khí thải: Thành phần bụi được sinh ra trong quá trình vận chuyển các phương tiện giao thông và bụi trong quá trình sản xuất như chọn lọc,phân loại và sản xuất ra các sản phẩm nhựa như: VOC, CO2, SO2, NO2 ,

- Nước thải: Lượng nước thải chủ yếu từ hoạt động tái chế nhựa, sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là chăn nuôi) và sinh hoạt của người dân.

Bảng 3.2: Tỉ lệ phát sinh nước thải của các nguồn

STT Ngun Thành phn gây ô nhim T l(%)

1 Hot động

tái chế nhựa

Nước thải từ các công đoạn rửa,

xay, nghiền phế liệu, làm mát 50,8% 2 Sn xut

nông nghiệp Ch yếu nước thi chăn nuôi 2,2% 3 Sinh hoạt Nước thải từ quá trình sinh hoạt 47%

3.3. Trạng môi trường không khí và nước của làng nghề qua các năm

3.3.1. Hin trng môi trường không khí xung quanh qua các năm

Bảng 3.3. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh ngày 24/12/2012 TT Chỉ tiêu Đơn vị KK1 KK2 KK3 QCVN 05/2009/BTNMT 1 Nhiệt độ 19 19 20 - 2 Độẩm % 63,4 65,4 64 - 3 Tốc độ gió m/s 1,2 1,25 0,8 - 4 Độồn dB 77,8 71,3 76,9 70 5 TSP µg/ m3 185,6 253,4 252,4 300 6 CO µg/ m3 14000 14300 18000 30000 7 NO2 µg/ m3 30 30 40 200 8 SO2 µg/ m3 253,1 280 300 350

(Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh 2012 của Sở TNMT tỉnh Hưng Yên)

Ghi chú:

KK1: Không khí xung quanh khu vực đầu làng Minh Khai KK2: Không khí xung quanh khu vực giữa làng Minh khai KK3: Không khí xung quanh khu vực cuối làng Minh Khai

- Không quy định Nhận xét:

Kết quả cho thấy không khí xung quanh tại làng nghề có dấu hiệu ô nhiễm bởi tiếng ồn cả 3 mẫu phân tích tại làng nghềđều vượt quá QCVN. Tuy nhiên, hàm lượng vượt quá không đáng kể.

Bảng 3.4. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh 26/12/2013 TT Chỉ tiêu Đơn vị KK1 KK2 KK3 QCVN 05/2009/BTNMT 1 Nhiệt độ 0 C 16,4 16 16,8 - 2 Độẩm % 90,2 91,4 88,4 - 3 Tốc độ gió m/s 0,5 0,5 1,0 - 4 Độồn dB 80 79 78 70 5 TSP µg/ m3 322 300 350 300 6 CO µg/ m3 19000 19500 21000 30000 7 NO2 µg/ m3 47 50 60 200 8 SO2 µg/ m3 298 300 350 350

(Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh 2013 của Sở TNMT tỉnh Hưng Yên)

Ghi chú:

KK1: Không khí xung quanh khu vực đầu làng Minh Khai KK2: Không khí xung quanh khu vực giữa làng Minh khai KK3: Không khí xung quanh khu vực cuối làng Minh Khai - Không quy định

Nhận xét

Kết quả cho thấy không khí xung quanh tại làng nghề có dấu hiệu ô nhiễm bởi tiếng ồn, TSP và hàm lượng SO2 cụ thể như sau:

- Đối với tiếng ồn: Từ bảng trên cho ta thấy cả 3 mẫu không khí xung quanh trong khu vực làng nghềđều đã bị ô nhiễm vượt quá TCCP khoảng 0,15 lần.

- Đối với hàm lượng TSP: Nhận thấy cả 3 mẫu đều bị ô nhiễm vượt TCCP khoảng 1,16 lần.

Bảng 3.5. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh 31/12/ 2014 TT Chỉ tiêu Đơn vị KK1 KK2 KK3 QCVN 05/2009/BTNMT 1 Nhiệt độ 20 21 23 - 2 Độẩm % 63,4 63 56 - 3 Tốc độ gió m/s 0,5 0,9 1,0 - 4 Độồn dB 68 66 69 70 5 TSP µg/ m3 450 420 430 300 6 CO µg/ m3 27000 22000 28000 30000 7 NO2 µg/ m3 60 70 80 200 8 SO2 µg/ m3 320 365 410 350 Ghi chú:

KK1: Không khí xung quanh khu vực đầu làng Minh Khai KK2: Không khí xung quanh khu vực giữa làng Minh khai KK3: Không khí xung quanh khu vực cuối làng Minh Khai - Không quy định

Nhận xét

Từ bảng trên cho thấy hàm lượng TSP và hàm lượng SO2đã bị ô nhiễm cụ thể như sau:

- Đối với TSP: Nhận thấy cả 3 mẫu bị ô nhiễm. Hàm lượng bụi này vượt TCCP khoảng 1,5 lần.

- Đối với SO2: Nhận thấy có 2/3 mẫu bị ô nhiễm đó là tại khu vực giữa và cuối làng nghề hàm lượng này vượt quá TCCP khoảng 1,1 lần.

- Các chỉ tiêu khác đều nằm trong TCCP.

Hinh 3.4: Biểu đồ so sánh thông số TSP trong không khí qua các năm Nhận xét:

Biểu đồ trên thể hiện hàm lượng TSP qua các năm 2012, 2013 và 2014 tại 3 vị trí trong làng nghề. Biểu đồ cho ta thấy hàm lượng TSP trong không khí tăng dần trong vòng 3 năm qua cụ thể như sau:

- Tại vị trí 1 ta thấy rằng hàm lượng TSP năm 2012 của vị trí này là 186µg/ m3 năm 2013 hàm lượng này là 322 µg/m3 ta thấy rằng trong vòng 1 năm thì hàm lượng ô nhiễm này cao gấp 1,7 lần so với năm 2012 và năm 2014 hàm lượng này là 450 µg/ m3 và cao gấp 1,4lần so với năm 2013.

- Tại vị trí 2 hàm lượng TSP năm 2012 là khoảng 252,4 µg/m3 tại cùng thời điểm năm 2013 hàm lượng này khoảng 300µg/m3 ta nhận thấy rằng hàm lượng này cao gấp 1,2 lần so với năm trước và năm 2014 hàm lượng này là 430 µg/m3cao gấp 1,4 lần so với năm 2013.

- Tại vị trí 3 hàm lượng TSP năm 2012 là 252,4µg/m3 và năm 2013 là 350 µg/ m3 hàm lượng này cao gấp1,4 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 hàm lượng này là 450 µg/ m3cao gấp 1,3 lần so với năm 2013.

Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng hàm lượng TSP tăng mạnh trong vòng 3 năm. Hàm lượng này tăng mạnh như vậy do quy mô sản xuất tại làng nghề ngày càng tăng nhưng lại không có hệ thống xử lý khí thải tại làng nghề. Điều này, đang báo động mức độ ô nhiễm hàm lượng TSP tại làng nghề ngày càng cao gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dân trong làng.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 KK1 KK2 KK3 năm 2012 năm 2013 năm 2014 QCVN

Hình 3.5: Biểu đồ so sánh thông số CO trong không khí qua các năm Nhận xét :

Nhìn vào biểu đồ trên cho ta tấy hàm lượng CO của làng nghề qua 3 năm vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, hàm lượng này đã tăng đáng kể qua các năm tại 3 vị trí của làng nghề cụ thể như sau:

- Tại vị trí 1 hàm lượng CO năm 2012 là 14000 µg/m3, năm 2013 là 19000 µg/ m3 ta thấy rằng hàm lượng này cao gấp 1,4 lần trong vòng 1 năm tại cùng một thời điểm và năm 2014 hàm lượng này là 27000 µg/m3 cao gấp 1,1 lần so với năm 2013 .

- Tại vị trí 2 hàm lượng CO năm 2012 là 14300 µg/m3 năm 2013 là 195000 µg/m3 hàm lượng này cao gấp 1,3 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 hàm lượng này là 22000 µg/m3 cao gấp 1,1 lần so với năm 2013.

- Tại vị trí 3 của làng nghề hàm lượng CO năm 2012 là 18000 µg/m3,năm 2013 là 21000 µg/m3 cao gấp 1,2 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 hàm lượng này là 28000 µg/m3 cao gấp 1,3 lần so với năm 2013.

Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng hàm lượng CO tăng mạnh trong vòng 3 năm. Hàm lượng này tăng mạnh như vậy do quy mô sản xuất tại làng nghề ngày càng tăng nhưng lại không có hệ thống xử lý khí thải tại làng nghề. Điều này, đang báo động mức độ ô nhiễm hàm lượng CO tại làng nghề ngày càng cao gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dân trong làng.

Hình 3.6: Biểu đồ so sánh thông số NO2 trong không khí qua các năm Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ nhận thấy rằng hàm lượng NO2 có sự tăng rõ rệt qua các năm tại cả 3 vị trí trong làng nghề cụ thể như sau:

- Tại vị trí 1 hàm lượng NO2năm 2012 khoảng 30 µg/m3 năm 2013 là 47 µg/ m3 hàm lượng này cao gấp 1,5 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 là hàm lượng này là 60 µg/m3 cao gấp 1,2 lần so với năm 2013.

- Tại vị trí 2 hàm lượng NO2 năm 2012 là 30µg/m3 năm 2013 là 50 µg/m3 hàm lượng này cao gấp 1,7 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 hàm lượng này là 70 µg/m3 cao gấp 1,4 lần so với năm 2013.

- Tại vị trí 3 ta thấy rằng hàm lượng NO2 năm 2012 khoảng 40 µg/m3 năm 2013 là 60 µg/m3 cao gấp 1,5 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 hàm lượng này là 80 µg/ m3cao gấp 1,3 lần so với năm 2013.

Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng hàm lượngNO2 tăng mạnh trong vòng 3 năm. Hàm lượng này tăng mạnh như vậy do quy mô sản xuất tại làng nghề ngày càng tăng nhưng lại không có hệ thống xử lý khí thải tại làng nghề. Điều này, đang báo động mức độ ô nhiễm hàm lượng NO2 tại làng nghề ngày càng cao gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dân trong làng.

Hình 3.7: Biểu đồ so sánh thông số SO2 trong không khí qua các năm Nhận xét :

Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy rằng hàm lượng SO2đãtăng đáng kể trong vòng 3 năm qua tại cả 3 vị trí của làng nghề. Đặc biệt,tại vị trí 1 và vị trí 2 vào năm 2014 đã bị ô nhiễm cụ thể như sau:

- Tại vị trí 1 hàm lượng SO2năm 2012là253,1µg/m3 năm 2013 là 298 µg/m3 hàm lượng này cao gấp 1,2 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 hàm lượng này là 320µg/m3 cao gấp 1,07 lần so với năm 2013.

- Tại vị trí 2 hàm lượng SO2 năm 2012 là 280µg/m3 năm 2013 là 300µg/m3 hàm lượng này cao gấp 1,07 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 là 365µg/m3 cao gấp 1,2 lần so với năm 2013.

- Tại vị trí 3 hàm lượng SO2năm 2012 là 300 µg/m3 năm 2013 là 350 µg/m3 hàm lượng này cao gấp 1,17 lần trong vòng 1 năm và năm 2014 hàm lượng này là 410 µg/m3 tăng khoảng 1,17 lần so với năm 2013.

Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng hàm lượng SO2 tăng mạnh trong vòng 3 năm. Hàm lượng này tăng mạnh như vậy do quy mô sản xuất tại làng nghề ngày càng tăng nhưng lại không có hệ thống xử lý khí thải tại làng nghề. Điều này, đang báo động mức độ ô nhiễm hàm lượng SO2 tại làng nghề ngày càng cao gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dân trong làng .

3.3.2. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt qua các năm Bảng 3.6. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ngày 20/12/2012

TT Chỉ tiêu Đơn vị NM1 NM2 QCVN 08:2008/BTNMT 1 pH mg/l 7,26 7,33 5,5-9,0 2 DO mg/l 3,5 3,1 ≥4 3 TSS mg/l 190 220 50 4 COD mg/l 387 390 30 5 BOD5 mg/l 234 168 15 6 NH4+-N mg/l 5,8 9,3 0,5 7 PO43 -P mg/l 0,931 1,0 0,3 8 Fe3+ mg/l 1,2 1,99 1,5 9 Zn mg/l 0,48 1,23 1,5 10 Pb mg/l 0,022 0,034 0,05 11 Cu mg/l 0,107 0,169 0,5 12 coliform MPN/100 ml 6959 14075 7500 13 E.coli MPN/100ml 7500 12000 100

(Kết quả phân tích môi trường nước mặt 2012 của Sở TNMT tỉnh Hưng Yên)

Nhận xét

Qua kết quả phân tích môi trường nước mặt năm 2012 ta thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu đều bị ô nhiễm nặng và vượt quá TCCP nhiều lần cụ thể như sau:

- Hàm lượng TSS cả 2 vị trí của làng nghề vượt quá TCCP khoảng 3,8 lần. - Hàm lượng COD tại 2 vị trí của làng nghề vượt quá TCCP khoảng 13 lần. - Hàm lượng BOD5 tại cả 2 vị trí của làng nghề vượt quá TCCP khoảng 10,2- 14,6 lần.

- Hàm lượng NH4+-N tại cả 2 vị trí của làng nghề đều vượt quá TCCP khoảng 10,6-17,6 lần.

- Hàm lượng PO43-P đều bị ô nhiễm nặng tại cả 2 vị trí của làng nghề và hàm lượng này vượt quá TCCP khoảng 3 lần.

- Hàm lượng Fe3+ bị ô nhiễm tại vị trí NM2 của làng nghề và hàm lượng này vượt quá TCCP khoảng 1,3 lần.

- Hàm lượng Coliform bị ô nhiễm tại vị trí NM2 của làng nghề và hàm lượng này vượt quá chỉ tiêu cho phép khoảng 1,8 lần.

- Hàm lượng Ecoli bị ô nhiễm nặng tại cả 2 vị trí nước mặt của làng nghề và hàm lượng này vượt quá TCCP khoảng 75-120 lần.

- Hàm lượng các chỉ tiêu còn lại vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép.

Bảng 3.7. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ngày 18/12/2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị NM1 NM2 QCVN 08:2008/BTNMT 1 pH mg/l 7,72 7,84 5,5-9,0 2 DO mg/l 2,5 2,2 ≥4 3 TSS mg/l 287 300 50 4 COD mg/l 466 490 30 5 BOD5 mg/l 268 220 15 6 NH4+-N mg/l 10,2 13,8 0,5 7 PO43 -P mg/l 1,021 1,21 0,3 8 Fe3+ mg/l 2,366 3,050 1,5 9 Zn mg/l 0,77 1,677 1,5 10 Pb mg/l 0,048 0,067 0,05

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHỰA MINH KHAI, THỊ TRẤN NHƯ QUỲNH, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 44 -44 )

×