1. Giới thiệu về biểu đồ hình nến
1.1. Dải băng Bollinger band
1.1.1 - Ý nghĩa:
- Các đường BB cũng tương tự như các đường bao trung bình trượt (MA envelopes), chúng được xây dựng trên cơ sở đường trung bình trượt (MA), do vậy chúng đều cĩ ý nghĩa là đưa ra dự báo về xu hướng biến động giá trong tương lại dựa vào những số liệu thu thập được trong quá khứ. Điểm khác biệt giữa đường BB và đường bao trung bình trượt là:
- Các đường Upper Band (UB) và Lower Band (LB) được hình thành bằng cách nối các điểm phía trên và phía dưới cách đường trung bình trượt (hay đường MB) một khoảng cách bằng D lần độ lệch chuẩn.
- Các đường bao trung bình trượt được hình thành bằng cách nối các điểm phía trên và phía dưới cách đường trung bình trượt một khoảng bằng x% (x là số cố định do người phân tích lựa chọn).
Vì độ lệch chuẩn là thước đo của mức độ biến động giá, nên đường BB sẽ thay đổi khi giá chứng khốn biến động:
+ Khoảng cách giữa đường UB và LB sẽ nới rộng khi thị trường biến động và thu hẹp trong giai đoạn ổn định của thị trường.
Ghi chú:
Ký hiệu Tên đầy đủ Giải thích
BB Bollinger Band Đường Bollinger do Jonh Bollinger xây dựng.
MA Moving Average Đường trung bình trượt.
UB Upper Band Đường Bollinger nằm phía trên
MB Middle Band Đường Bollinger nằm giữa (cách tính tương tự như đường MA)
LB Lower Band Đường Bollinger phía dưới.
( P(j): giá đĩng cửa phiên giao dịch thứ j )
Đường MB là đường cơ sở để xây dựng nên các đường UB và LB.
Cơng thức Middle Band trên được tính tốn tương tự như cơng thức tính trung bình trượt giản đơn (Simple MA). Vì cĩ rất nhiều cách tính số trung bình trượt khác nhau như trung bình trượt mũ (Exponential MA), trung bình trượt trọng số (Weighted MA) …(xem phần MA) nên cũng cĩ rất nhiều cách tính Middle Band. Tuy nhiên, các nhà phân tích nên dùng cơng thức tính trung bình trượt giản đơn (như cơng thích trên) để xây dựng các đường BB và nên dùng n=20 và D=2. Trong quá trình xây dựng và ứng dụng các đường BB, nếu sử dụng n ≤10 thì các đường BB sẽ cho kết quả khơng chính xác.
1.1.3- Ứng dụng thực tế:
Dựa vào đồ thị các đường BB, nhà phân tích cĩ thể dự báo khả năng biến động của giá chứng khốn trong tương lai, cụ thể như sau:
- Khi khoảng cách 2 đường LB và UB thu hẹp thì nhiều khả năng giá chứng khốn ít biến động trong thời gian tới.
- Khi khoảng cách 2 đường LB và UB nới rộng thì nhiều khả năng giá chứng khốn sẽ biến động. - Sau một giai đoạn khoảng cách các đường BB thu hẹp (khi thị trường ít biến động), nhiều khả năng sẽ xuất hiện một xu hướng biến động mạnh về giá.
- Khi đường giá vượt ra khỏi đường UB hoặc LB, nhiều khả năng xu thế hiện tại của thị trường sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.
- Khi xuất hiện các điểm cực đại (hoặc cực tiểu) vượt lên trên đường UB (hoặc xuống phía dưới đường LB) và tiếp đĩ xuất hiện các điểm cực đại (hoặc cực tiểu) nằm giữa 2 đường UB và LB thì nhiều khả năng đường giá sẽ biến động ngược lại với xu thế hiện thời (xem hình vẽ)
A: Các điểm cực đại B: Các điểm cực tiểu
: xu thế giá
1. 2. Đường trung bình trượt di động (MA)
Trung bình trượt là chỉ số giá trung bình của một loại chứng khốn trong một khoảng thời gian nhất định.Trung bình trượt là một chỉ số tổng quát nêu lên cách thức làm trơn dữ liệu và sử dụng để xác nhận xu hướng giá. Khoảng thời gian lựa chọn cho mỗi số trung bình trượt phụ thuộc vào đối tượng phân tích, khoảng thời gian phổ biến nhất thường được sử dụng là 9/10, 18/20, 40/50, 100 và 200 đơn vị thời gian.
Các thị trường tương lai thường sử dụng các số trung bình trượt ngắn hạn, ví dụ như 9 và 18 đơn vị thời gian; trong khi đĩ đối với các khoản đầu tư dài hạn thì các thời kỳ cĩ 100/200/500 đơn vị thời gian được sử dụng rất phổ biến để tính trung bình trượt. Số trung bình trượt sẽ cĩ ý nghĩa hơn nếu kết hợp với việc phân tích chu kỳ giao dịch của đối tượng phân tích.
1.2.1. Ý nghĩa chỉ số
Nhân tố cốt yếu trong việc tính tốn Trung bình trượt đĩ là việc xác định khoảng thời gian để tính tốn. Giá trị Trung bình trượt phổ biến nhất là Trung bình trượt của 39 tuần (hay 200 ngày). Giá trị Trung bình trượt này khá hữu hiệu trong việc xác định các chu kỳ của thị trường. Độ dài khoảng thời gian tính Trung bình trượt phải phù hợp với chu kỳ thị trường mà bạn muốn theo đuổi. Ví dụ nếu bạn cho rằng một loại chứng khốn nào đĩ cứ 40 ngày lại đạt được giá cao nhẩt trong chu kỳ đĩ thì khoảng thời gian lý tưởng để tính Trung bình trượt là 21 ngày
Trung bình trượt cĩ nhiều loại khác nhau trong đĩ phổ biến nhất là Trung bình trượt giản đơn (Simple Moving Average - SMA) và Trung bình trượt số mũ (Exponential Moving Average - EMA). Tất cả các số trung bình trượt đều được sử dụng để phát hiện xu hướng giá và xác định các dấu hiệu mua bán.
1.2.2. Cơng thức tính
Trung bình trượt giản đơn - SMA của một loại chứng khốn được tính bằng cách cộng giá đĩng
cửa của nĩ trong khoảng thời gian nhất định ( khoảng thời gian này cĩ thể tính bằng ngày, tuần, tháng) rồi chia tổng tìm được cho tổng các đơn vị tính trong khoảng thời gian thời gian trên. Trong những ngày tiếp theo giá cách xa thời điểm hiện tại nhất (giá cũ nhất) sẽ bị loại ra và giá hiện tại sẽ thay thế giá cũ đĩ để tính trung bình trượt, chính vì thế mà số trung bình sẽ ‘ trượt” hàng ngày. SMA được tính theo cơng thức sau:
Trung bình trượt giản đơn
= P1 + P2 + P3 +…………+ Pn
(SMA) N
Trong đĩ: P là giá đĩng cửa của loại chứng khốn n là số đơn vị thời gian trong thời kỳ tính SMA
Trung bình trượt số mũ - EMA cũng cĩ cách tính tương tự như cách tính Trung bình trượt giản
đơn. Tuy nhiên EMA đặt trọng số lớn nhất vào giá hiện tại và nhẹ nhất vào giá cũ. EMA của một loại chứng khốn được tính bằng cách cộng một phần giá ngày hơm nay với giá trị SMA ngày hơm qua của chính loại chứng khốn đĩ. SMA coi giá của tất cả các đơn vị trong khoảng thời gian cần tính cĩ vai trị như nhau, trong khi đĩ EMA coi những mức giá gần nhất với hiện tại cĩ vai trị lớn hơn so với các mức giá trước đĩ
Ví dụ để tính một EMA 9% của cổ phiếu SAV, ta lấy giá ngày hơm nay nhân với 9%; lấy SMA của ngày hơm qua nhân với 91%, sau đĩ cộng hai kết quả tìm được với nhau.
1.2.3.Ứng dụng thực tế a, chỉ dẫn xu hướng
Việc sử dụng Trung bình trượt chỉ cĩ ý nghĩa khi đặt nĩ trong mối quan hệ với giá thực của loại chứng khốn. Điều này cĩ nghĩa là Trung bình trượt và giá thực của chứng khốn phải được vẽ trên cùng một biểu đồ với cùng độ phân chia trên trục Ox. Vị trí của đường Trung bình trượt cĩ thể được sử dụng để chỉ ra xu hướng của thị trường.
· Nếu đường giá ở phía trên đường trung bình trượt và đường trung bình trượt chuyển động đi lên thì thị trường ở trạng thái giá lên;
· Nếu đường giá ở phía dưới đường trung bình trượt và đường trung bình trượt chuyển động đi xuống thì thị trường ở trạng thái giá xuống.
b. Dấu hiệu mua/bán
Như trên đã trình bày, dấu hiệu mua vào được xác định khi đường trung bình trượt chuyển động đi lên với đường giá ở phía trên. Tuy nhiên chỉ chú trọng mỗi dấu hiệu này trong giao dịch cĩ thể dẫn đến sự thua lỗ nghiêm trọng khi giá thị trường dao động mạnh. Để hạn chế rủi ro này các nhà phân tích sử dụng phương pháp sự đảo chiều của hai đường trung bình trượt để chỉ ra dấu hiệu mua bán. Cặp đường trung bình trượt đặc trưng là đường ngắn hạn 5/10 và đường dài hạn 15/35. Ngồi ra hai đường trung bình trượt 9/10 và 10/20 đặc biệt phổ biến với các nhà phân tích.
- Dấu hiệu mua vào: đường trung bình trượt ngắn hạn chuyển động từ dưới lên và cắt trên đường trung bình trượt dài hạn, và nếu giá đang ở phía trên điểm giao nhau của hai đường trung bình trượt thì đĩ là dấu hiệu mua vào
· Dấu hiệu bán ra: đường trung bình trượt ngắn hạn chuyển động từ trên xuống và cắt dưới đường trung bình trượt dài hạn, và nếu giá ở phía dưới điểm giao nhau của hai đường trung bình trượt thì đĩ là dấu hiệu bán ra.
Điểm giao nhau này đặc biệt cĩ ý nghĩa hơn khi hai đường trung bình chuyển động cùng hướng. Nếu cả hai đường trung bình cùng chuyển động lên trên thì điểm giao nhau được gọi là điểm Vàng. Nếu cả hai đường trung bình cung chuyển động xuống thì điểm giao nhau được gọi là điểm Chết.
Việc xây dựng đường Trung bình trượt khơng cĩ ý định giúp bạn cĩ thể mua chính xác vào lúc thấp nhất hay bán chính xác vào lúc cao nhất mà nĩ chỉ giúp bạn theo cùng xu hướng với giá thị trường của loại chứng khốn đấy bằng cách mua ngay sau khi giá xuống thấp nhất và bán ngay sau khi giá đạt tới mức cao nhất.
2. Chỉ báo xu hướng
2.1 Chỉ báo ADX
Directional Movement Index (DMI)
DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán.
Tín hiệu mua: Khi DI+ cắt và đi lên phía trên DI- Tín hiệu bán: Khi DI- cắt và đi xuống phía dưới DI+
Lưu Ý: Khi sử dụng sự giao cắt của DMI để nhận biết tín hiệu mua hoặc bán thì những tín hiệu này thường hay bị sai lệch. Để khắc phục chúng ta sẽ dùng chỉ báo ADX để xác nhận lại sự giao cắt của DMI. Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng khơng thể thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI.
2.2 Average Directional Movement Index (ADX)
- ADX là kỹ thuật chỉ báo thể hiện thị trường đang trong trạng thái cĩ xu hướng hay khơng cĩ xu hướng. Khi ADX đã xác nhạn cĩ xu hướng thì kỹ thuật chỉ báo DMI sẽ chỉ ra những tín hiệu mua bán chắc chắn hơn
- Một cách hiểu nào đĩ chúng ta cĩ thể cho rằng mục đích chính của ADX là để xác định rõ xu hướng hiện tại của đường giá. Nếu xác định rõ được xu hướng thị trường sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn, vì nĩ sẽ chỉ dẫn và giúp cho nhà đầu tư sử dụng những kỹ thuật chỉ báo khác để phân tích.
ADX rất phổ biến vì nĩ xác định được trạng thái hiện tại của thị trường là cĩ xu hướng hay khơng cĩ xu hướng. Điều này giúp cho nhà đầu tư tránh xa những điểm yếu của các chỉ báo cũng như những cái bẫy (trap) của thị trường.
Điều đầu tiên và luơn luơn phải nhớ khi sử dụng ADX là chú ý hướng đi của đường giá. Khi ADX dao động tăng hay giảm khơng cĩ nghĩa là xác định được hướng chuyển động tiếp theo của đường giá.
Một xu hướng tăng giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.
Diễn giải ADX:
Dưới 20: thị trường khơng cĩ xu hướng.
Tăng từ dưới lên trên 20: báo hiệu bắt đầu một xu hướng mới. Lúc này bắt đầu suy nghĩ đến việc mua hoặc bán trong xu hướng ngắn hạn hiện tại.
Dao động giữa 20 – 40: Nếu ADX tăng theo hướng từ 20 lên 40; nĩ hàm ý xác nhận mạnh xu hướng mới đã hình thành trước đĩ và tiếp tục di chuyển theo hướng đã bắt đầu. Điều này cĩ nghĩa là nhà đầu tư cĩ thể sử dụng lệnh mua hoặc bán khống (short-sell) tuỳ theo hướng đi của xu hướng thị trường. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư phải hạn chế sử dụng chỉ báo Oscillator và các chỉ báo tiếp tục xu hướng như là MA.
Trên 40: xu hướng hiện tại là rất mạnh.
Cắt lằn 50 theo hướng tăng: xu hướng cực kỳ mạnh.
Cắt theo hướng tăng trên 70: Vơ địch (power trend), điều này rất hiếm khi xảy ra.
2. 3. Parabolic star
Parabolic SAR là chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là cơng cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss).
Tín hiệu mua: Mua khi giá đĩng cửa nằm trên đường Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá. Cĩ nghĩa là khi đường Parabolic SAR thay đổi từ giá trị cao chuyển sang giá trị thấp thì nhà đầu tư nên “dừng lại”; thực hiện mua rải hay bán khống để chờ tín hiệu đảo chiều xu hướng mạnh xảy ra hoặc cĩ thể mua để đầu tư dài hạn.
Tín hiệu bán: Tín hiệu bán xuất hiện khi giá đĩng cửa nằm dưới Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR thấp hơn đường giá. Ngay tại thời điểm này đường Parabolic SAR thay đổi từ mức thấp hơn đường giá lên mức cao hơn đường giá. Các nhà đầu tư nên “dừng lại”, cũng cĩ thể bán để thốt khỏi xu hướng dài hạn hiện hành và chờ sự đảo chiều trong ngắn hạn.
Đặt điểm “dừng lỗ”
Hiệu quả lớn nhất khi dùng Parabolic SAR để xác định vùng đặt điểm dừng lỗ là nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu thua lỗ trong việc kinh doanh chứng khốn.
Parabolic SAR là cơng cụ xác định vùng đặt điểm dừng lỗ hiệu quả, được diễn tả theo 2 lập luận sau:
1. Đặt điểm dừng lỗ thấp hơn giá của nhà đầu tư dài hạn mua vào hoặc trên mức giá của nhà đầu tư ngắn hạn chấp nhận mua. Sử dụng Parabolic SAR như là một cơng cụ điều chỉnh điểm dừng lỗ, điểm dừng lỗ sẽ từ từ tiến lên theo xu hướng dài hạn và thấp hơn xu hướng ngắn hạn. Nhưng hiệu quả nhất thì nhà đầu tư nên chốt lại mức lợi nhuận kỳ vọng của mình. 2. Parabolic SAR hành động như là khoảng dừng về mặt thời gian (thời điểm dừng). Thời điểm
dừng được sử dụng tùy vào từng nhà đầu tư. Nếu sự mong đợi của nhà đầu tư đĩ khơng xảy ra thì lý trí của nhà đầu tư đĩ bắt đầu bị buơng lỏng một cách tư nhiên, tức là kỷ luật kinh doanh, mua-bán bị vi phạm. Khi đĩ, nhà đầu tư nên phải thốt khỏi thị trường. Tương tự như vậy, Parabolic SAR đã kết hợp với thời gian để làm cho đường giá hoạt động theo sự tính tốn của nhà đầu tư. Nếu đường giá khơng di chuyển theo hướng đã tính tốn trước thì Parabolic SAR sẽ là tín hiệu để xác định thời điểm thốt khỏi thị trường.
3. Chỉ báo động lượng
3.1 Momentum
3.1.1 Khái niệm
Momentum là loại chỉ báo Oscillator đo lường tốc độ giá thay đổi trong kỳ quan sát. Nó đo lường giá tăng hay giảm tại tốc độ tăng hay giảm. Đường Momentum tính toán bằng cách trừ giá hiện tại với giá của các kỳ xác định trước đó. Giá trị dưong hay âm được đặt trên một đường zero line.
Momenturn = Close(i)/Close(i-N)*100 Close(i): là giá cuối ngày của thanh hiện thời
Close (i-N) là giá cuối ngày của thanh trước đĩ N thời kỳ
3.1. 2 Ýù nghĩa:
a) Chỉ ra tình trạng overbought hay oversold: nếu đường Momentum tăng di chuyển đến một giá trị rất cao trên đường zero line, đây là dấu hiệu overbought. Nếu Momentum di chuyển đến một giá trị rất thấp dưới zero line đây là dấu hiệu oversold. Chỉ báo này áp dụng cho trường hợp thị trường không rõ xu hướng (sideway).
b) Chỉ ra dấu hiệu phân kỳ.
Kỳ quan sát: mặc định là 10. Thông thường được thiết lập khoảng ½ chiều dài chu kỳ đối tượng phân tích.
Khi đường momentum dưới zero line, giá trị momentum của 19 ngày gần nhất nhỏ hơn giá trị momentum 10 ngày trước đó và xu hướng điều chỉnh hay đảo chiều bắt đầu xảy ra, nếu momentum càng đi sâu dưới zero line, xu hướng mất giá càng thêm mạnh.
c) Chỉ ra dấu hiệu xu hướng và dấu hiệu mua-bán
-Nếu giá gia tăng và đường momentum nằm trên zero line và gia tăng, xu hướng tăng giá đang