vaccine cúm năm 2010
Gà vịt sau tiêm phòng 2 mũi được lấy máu để kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Qua đó đánh giá kết quả bảo hộ của vaccine trên đàn gia cầm của tỉnh. Kết quả kiểm tra miễn dịch trên đàn gia cầm được tiêm phòng năm 2010 được thể hiện qua bảng 4.5 và bảng 4.6.
Gà vịt sau tiêm phòng 2 mũi được lấy máu để kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Qua đó đánh giá kết quả bảo hộ của vaccine trên đàn gia cầm của tỉnh. Kết quả kiểm tra miễn dịch trên đàn gia cầm được tiêm phòng năm 2010 được thể hiện qua bảng 4.5 và bảng 4.6.
Huyện n n+ m
Phân bố hiệu giá kháng thể (log2) Tỷ lệ bảo hộ (%) <3 3 4 5 6 7 8 9 Đầm Dơi 175 105 97 70 8 4 13 18 18 21 23 55,4 Trần Văn Thời 150 41 36 109 5 7 10 9 9 0 1 24,0 Thới Bình 143 97 95 46 2 6 3 14 16 18 38 66,4 Phú Tân 103 61 56 42 5 8 12 14 7 7 8 54,4 Cái Nước 20 18 15 2 3 1 1 6 5 0 2 75,0 Tổng cộng 591 322 299 269 23 26 39 61 55 46 72 50,6 Tỷ lệ (%) 54,5 45,5 8,7 13 20,4 18,3 15,4 24,1 Chú thích: n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu dương tính m: Số mẫu bảo hộ
Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ bảo hộ trên gà là rất thấp hầu hết đều nhỏ hơn 70% (chỉ trừ huyện Cái Nước) đều không đạt tỷ lệ bảo hộ theo tiêu chí đánh giá của Cục Thú y (2005). Mặc dù tỷ lệ tiêm phòng cao (93,6%) nhưng tỷ lệ bảo hộ thấp thì vẫn có nguy cơ bệnh. Tỷ lệ bảo hộ thấp do đàn gà có đáp ứng miễn dịch thấp đối với bệnh cúm. Việc nhập và tái đàn thường xuyên trên đàn đã được tiêm phòng nhưng chưa được tiêm phòng bổ sung nên ảnh hưởng đến tỷ lệ bảo hộ đàn gà.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2006) cho thấy tỷ lệ bảo hộ trên gà sau tiêm phòng cho thấy có những đàn có tỷ lệ bảo hộ rất thấp chỉ đạt 20% và có những đàn đạt rất cao là khoảng 80%. Từ kết quả đó cho thấy đáp ứng miễn dịch trên gà là không đồng đều giữa các đàn.