Phòng bệnh bằng vaccine

Một phần của tài liệu điều tra công tác tiêm phòng và tình hình cúm gia cầm tại tỉnh cà mau (Trang 26)

Một số loại vaccine đã được các nước sử dụng sau khi xảy ra dịch cúm như: Vaccine vô hoạt đồng chủng (Inactivated homologous vaccine): là những vaccine chứa cùng những virus cúm gà giống như chủng gây bệnh trên thực tế. Hiệu lực của vaccine này là có khả năng ngăn ngừa bệnh và giảm lượng virus thải ra môi trường. Nhược điểm của loại vaccine này là không thể phân biệt được gia cầm được tiêm chủng vaccine với gia cầm tiếp xúc với mầm bệnh (Suarez và Schultz-Cherry, 2000).

Vaccine vô hoạt dị chủng (Inactivated heterologous): được sản xuất tương tự vaccine vô hoạt đồng chủng nhưng khác nhau ở chỗ các chủng virus sử dụng

15

trong vaccine có kháng nguyên H giống chủng virus trên thực địa nhưng có kháng nguyên N khác (Suarez và Schultz-Cherry, 2000).

Vaccine tái tổ hợp (Recombinant vaccine): vaccine với vector là virus đậu gia cầm chứa kháng nguyên H5. Tuy nhiên, trong tự nhiên, gia cầm nuôi có thể bị nhiễm với bất kỳ phân tuýp nào của virus cúm gia cầm, do vậy khó chẩn đoán được phân tuýp nào gây bệnh trên gia cầm nên việc phòng bệnh cúm gia cầm bằng vaccine chưa phổ biến. Mục đích của tiêm vaccine cúm gia cầm là giảm nguy cơ mắc bệnh cho gia cầm từ đó làm giảm khả năng nhiễm bệnh cúm A ở người và các loài động vật khác (Suarez và Schultz-Cherry, 2000).

Các loại vaccine đang được sử dụng tại Việt Nam

- Vaccine vô hoạt nhũ dầu H5N2 (Trung Quốc) tiêm cho gà: là loại vaccine dị chủng bất hoạt, sử dụng chủng virus A/Turkey/England/N-28/73 (H5N2).

- Vaccine vô hoạt nhũ dầu H5N1 (Trung Quốc) tiêm cho vịt: là loại vaccine đồng chủng bất hoạt, sử dụng chủng virus A/Harbin/Re-1/2003 (H5N1).

- Vaccine Nobilis Influenza H5 (Hà Lan) tiêm cho gà: đây là loại vaccine dị chủng sử dụng chủng virus A/Chicken/Mexico/232/94/CPA (H5N2).

Một phần của tài liệu điều tra công tác tiêm phòng và tình hình cúm gia cầm tại tỉnh cà mau (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)