đến 2012
4.1.1. Tổng đàn gà và vịt từ năm 2010 đến 2012
Kết quả tổng hợp tổng đàn gà, vịt từ năm 2010 đến 2012 ở tỉnh Cà Mau được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Tổng đàn gia cầm phân bố từ năm 2010 đến 2012
Năm Gà Vịt Tổng cộng Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 2010 630.837 48,1 680.121 51,9 1.310.958 2011 699.740 47,1 786.213 52,9 1.485.953 2012 696,812 48,4 744.062 51,6 1.440.874
Từ bảng 4.1 cho thấy tổng đàn gia cầm ở Cà Mau từ năm 2010 đến 2012 phát triển tương đối ổn định, dao động từ 1.310.958 con đến 1.440.874 con. Mặc dù trong 3 năm, ở Cà Mau đều có xảy ra dịch cúm gia cầm nhưng khi phát hiện Chi Cục đã có biện pháp xử lí kịp thời không làm dịch bùng phát nên không ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung tổng đàn vịt cao hơn gà nhưng sự chênh lệch giữa gà và vịt là không lớn. Vịt thường được nuôi theo hình thức chạy đồng với số lượng lớn nhưng ở Cà Mau số lượng gà và vịt tương đối đồng đều do Cà Mau là vùng đất giáp với biển thường xuyên bị ngập mặn không có nhiều cánh đồng lúa lớn để chăn nuôi vịt chạy đồng như một số địa phương khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang. Vì vậy vịt ở Cà Mau chủ yếu cũng được nuôi nhỏ lẻ như gà.
19
4.1.2. Phân bố đàn gia cầm theo địa phương
Bảng 4.2: Kết quả tổng đàn gia cầm phân bố ở tỉnh Cà Mau
Huyện
Gia cầm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) TP Cà Mau 83.017 6,33 80.075 5,39 78.244 5,43 Thới Bình 170.670 13,02 213.179 14,35 168.379 11,69 Cái Nước 66.390 5,06 67.717 4,56 68.355 4,74 Đầm Dơi 79.345 6,05 77.355 5,21 97.723 6,78 Trần Văn Thời 651.565 49,70 767.266 51,63 750.816 52,11 U Minh 112.965 8,62 116.635 7,85 108.016 7,50 Phú Tân 66.459 5,07 70.956 4,78 75.528 5,24 Năm Căn 53.373 4,07 61.229 4,12 58.353 4,05 Ngọc Hiển 27.174 2,07 31.541 2,12 35.460 2,46 Tổng Cộng 1.310.958 100 1.485.953 100 1.440.874 100
20
Từ bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy tổng đàn gia cầm ở Cà Mau từ năm 2010 đến 2012 phân bố không đồng đều giữa các địa phương. Điều này có thể là do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên nên các địa phương có chủ trương khác nhau trong phát triển chăn nuôi. Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập mặn, hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và biển Tây nên người dân tập trung đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản là chủ yếu. Chỉ riêng một số huyện có hệ thống đập ngăn mặn có nguồn nước ngọt và diện tích trồng lúa nhiều thì chăn nuôi mới phát triển như huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Trong đó Trần Văn Thời tập trung đàn gia cầm nhiều nhất chiếm khoảng 50% số gia cầm toàn tỉnh. Bên cạnh đó có những huyện có tổng đàn gia cầm rất ít như huyện Ngọc Hiển, TP Cà Mau. Do Ngọc Hiển là huyện gần biển ngành chủ lực của huyện là nuôi trồng thủy sản và ở TP Cà Mau do quá trình đô thị hóa và qui định không chăn nuôi trong khu vực đô thị chỉ có một số xã ven nội ô mới có thể chăn nuôi nên số gia cầm ở TP Cà Mau cũng hạn chế.
4.2. Công tác tiêm phòng cúm gia cầm qua các năm
Bảng 4.3: Kết quả tiêm phòng cúm gia cầm ở Cà Mau từ năm 2010 đến 2012 Năm Vịt Gà Tổng đàn (con) SL được tiêm (con) Tỷ lệ tiêm (%) Tổng đàn (con) SL được tiêm (con) Tỷ lệ tiêm (%) 2010 680.121 504.836 74,2 630.837 590.286 93,6 2011 871.161 803.808 92,3 721.909 443.627 61,5 2012 1.294.716 1.252.834 96,8 813.084 660.368 81,2
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ tiêm phòng cúm gia cầm trên đàn gà và vịt từ năm 2010 đến 2012
21
Từ bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 cho thấy tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia cầm của tỉnh đạt khá cao, đặc biệt là trên vịt đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Chi Cục Thú y tỉnh cùng với sự vận động tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc tiêm phòng để phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia cầm cao giúp gia cầm tránh được sự cảm nhiễm đối với bệnh cúm thì nguy cơ dịch bệnh sẽ thấp. Tuy nhiên tập quán chăn nuôi người Việt Nam nói chung không riêng ở Cà Mau thường nhỏ lẻ manh mún nên khó đạt tỷ lệ tiêm phòng 100%. Đặc biệt là trên gà tỷ lệ tiêm phòng thường không ổn định (năm 2011 chỉ đạt 61,5%).
Tiêm phòng vaccine là tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm tránh cảm nhiễm đối với bệnh cúm và có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho nên đạt được tỷ lệ tiêm phòng cao đối với vaccine cúm luôn là mục tiêu hướng đến trong quá trình triển khai tiêm phòng. Do đó trong điều kiện chăn nuôi của nước ta để đạt được mục tiêu trong tiêm phòng cần phải có sự quan tâm phối hợp của người dân.
4.3. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm tại tỉnh Cà Mau từ năm 2010- 2012 Bảng 4.4: Kết quả khảo sát tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Cà Mau Bảng 4.4: Kết quả khảo sát tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Cà Mau từ năm 2010 đến 2012 Năm Số ổ dịch Số huyện xảy ra dịch Số xã xảy ra dịch
Số tiêu hủy (con) Tổng cộng
Gà Vịt
2010 5 5 11 1.614 3.902 5.516
2011 6 3 4 972 2.812 3.784
2012 3 3 3 455 443 898
Qua kết quả ghi nhận từ bảng 4.4 trong 3 năm liên tiếp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều xảy ra dịch cúm gia cầm. Đặc biệt năm 2010 và năm 2011 đã xảy ra 11 ổ dịch với tổng số gia cầm tiêu hủy là 9.300 con. Qua thực tế tiêm phòng cho thấy mặc dù tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gà đạt khá cao ( năm 2010 là 93,6%) tỷ lệ trên vịt đạt khá thấp vào năm 2010 (74,2%) chưa đảm bảo cho đàn vịt tránh nguy cơ nhiễm dịch bệnh và tương tự tỷ lệ tiêm phòng trên gà chỉ đạt (61,5%) vào năm 2011. Do đó nguy cơ xảy ra bệnh cúm vẫn cao trên gà. Năm 2012 mặc dù có xảy ra dịch nhưng mức độ nhẹ hơn cụ thể số ổ dịch đã giảm chỉ bằng 1/2 so với 2011. Qua ghi nhận từ thực tế tiêm phòng (bảng 4.3) cho thấy năm 2012 tỷ lệ tiêm phòng đều cao trên cả gà và vịt lần lượt là 81,2% và 96,8% nên đã làm giảm được nguy cơ xảy ra bệnh.
Từ đó cho thấy đẩy mạnh công tác tiêm phòng rất có ý nghĩa trong phòng chống dịch bệnh.
22
4.4. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của gia cầm sau tiêm phòng vaccine cúm năm 2010 vaccine cúm năm 2010
Gà vịt sau tiêm phòng 2 mũi được lấy máu để kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Qua đó đánh giá kết quả bảo hộ của vaccine trên đàn gia cầm của tỉnh. Kết quả kiểm tra miễn dịch trên đàn gia cầm được tiêm phòng năm 2010 được thể hiện qua bảng 4.5 và bảng 4.6.
4.4.1. Kết quả đánh giá khả năng miễn dịch ở gà
Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch trên gà sau tiêm phòng năm 2010 được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm năm 2010
Huyện n n+ m
Phân bố hiệu giá kháng thể (log2) Tỷ lệ bảo hộ (%) <3 3 4 5 6 7 8 9 Đầm Dơi 175 105 97 70 8 4 13 18 18 21 23 55,4 Trần Văn Thời 150 41 36 109 5 7 10 9 9 0 1 24,0 Thới Bình 143 97 95 46 2 6 3 14 16 18 38 66,4 Phú Tân 103 61 56 42 5 8 12 14 7 7 8 54,4 Cái Nước 20 18 15 2 3 1 1 6 5 0 2 75,0 Tổng cộng 591 322 299 269 23 26 39 61 55 46 72 50,6 Tỷ lệ (%) 54,5 45,5 8,7 13 20,4 18,3 15,4 24,1 Chú thích: n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu dương tính m: Số mẫu bảo hộ
Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ bảo hộ trên gà là rất thấp hầu hết đều nhỏ hơn 70% (chỉ trừ huyện Cái Nước) đều không đạt tỷ lệ bảo hộ theo tiêu chí đánh giá của Cục Thú y (2005). Mặc dù tỷ lệ tiêm phòng cao (93,6%) nhưng tỷ lệ bảo hộ thấp thì vẫn có nguy cơ bệnh. Tỷ lệ bảo hộ thấp do đàn gà có đáp ứng miễn dịch thấp đối với bệnh cúm. Việc nhập và tái đàn thường xuyên trên đàn đã được tiêm phòng nhưng chưa được tiêm phòng bổ sung nên ảnh hưởng đến tỷ lệ bảo hộ đàn gà.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2006) cho thấy tỷ lệ bảo hộ trên gà sau tiêm phòng cho thấy có những đàn có tỷ lệ bảo hộ rất thấp chỉ đạt 20% và có những đàn đạt rất cao là khoảng 80%. Từ kết quả đó cho thấy đáp ứng miễn dịch trên gà là không đồng đều giữa các đàn.
23
Sự phân bố đáp ứng miễn dịch của đàn không đồng đều thể hiện ở sự phân bố hiệu giá rất rộng từ 3log2 đến 9log2 và tập trung nhiều từ 6log2 đến 9log2 chiếm tỷ lệ khoảng 80%. Qua đó cho thấy khi cá thể có đáp ứng miễn dịch thì sẽ cho miễn dịch chắc chắn thể hiện qua hiệu giá kháng thể rất cao. Tuy nhiên để đảm bảo được miễn dịch chắc chắn chống cúm gia cầm thì phải đảm bảo miễn dịch cá thể, tỷ lệ bảo hộ đàn và tiêm phòng phải đạt tỷ lệ cao.
4.4.2. Kết quả đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch ở vịt
Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch trên đàn vịt nuôi tại các huyện của tỉnh Cà Mau được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm năm 2010
Huyện n n+ m
Phân bố hiệu giá kháng thể (log2) Tỷ lệ bảo hộ (%) <3 3 4 5 6 7 8 9 Đầm Dơi 5 0 0 5 0 0 0 0 0 0 0 0,0 Trần Văn Thời 30 19 15 11 4 4 2 0 0 3 6 50,0 Thới Bình 35 21 20 14 1 5 0 0 0 3 12 57,1 Phú Tân 35 10 9 25 1 2 1 4 1 0 1 25,7 Cái Nước 20 19 18 1 1 0 2 2 7 6 1 90,0 Tổng cộng 125 69 62 56 7 11 5 6 8 12 20 49,6 Tỷ lệ (%) 55,2 44,8 17,7 8,1 9,7 13 19,4 32,3 Chú thích: n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu dương tính m: Số mẫu bảo hộ
Qua bảng 4.6 ta thấy trong tổng số 5 huyện có lấy mẫu kiểm tra giám sát sau tiêm phòng thì Cái Nước có tỷ lệ bảo hộ ở đàn vịt đạt ở mức 90%. Các huyện còn lại gồm Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình, Phú Tân đều chưa đạt mức bảo hộ đàn. Trong đó đàn vịt khảo sát ở huyện Đầm Dơi hoàn toàn không có kháng thể sau khi tiêm phòng hoặc là kháng thể ở mức rất thấp không phát hiện được qua phản ứng HI có thể do số mẫu khảo sát ít (chỉ 5 mẫu) so với các địa phương khác là từ 20- 35 mẫu cho nên tỷ lệ bảo hộ trên vẫn chưa phản ánh chính xác tình trạng miễn dịch trên vịt ở Đầm Dơi. Qua đó cần phải tăng cường giám sát dịch bệnh đối với những địa phương có tỷ lệ bảo hộ thấp, trong đó có huyện Đầm Dơi và tổ chức tiêm phòng lặp lại để đảm bảo miễn dịch cho đàn gia cầm.
Qua những nghiên cứu trước cho thấy vịt có tỷ lệ bảo hộ là rất cao, theo kết quả nghiên cứu của Tô Long Thành (2008) tại tỉnh Bắc Giang trên đàn vịt có
24
tỷ lệ bảo hộ là 85,3%, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2006) kết quả xét ngiệm huyết thanh trên đàn vịt ở Bạc Liêu đạt từ 90%- 100% cao hơn tỷ lệ bảo hộ của đàn vịt ở Cà Mau. Thực tế khi tiêm phòng vaccine trên vịt phải di chuyển rất xa nên cần quan tâm đến việc bảo quản vaccine trong lúc tiêm phòng, bảo quản vaccine không đúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine ảnh hưởng hiệu quả tiêm phòng.
4.5. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của gia cầm sau tiêm phòng vaccine cúm năm 2012 vaccine cúm năm 2012
4.5.1. Kết quả đánh giá khả năng miễn dịch ở gà
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm năm 2012
Huyện n n+ m
Phân bố hiệu giá kháng thể (log2) Tỷ lệ bảo hộ (%) <3 3 4 5 6 7 8 9 Đầm Dơi 116 86 78 30 8 5 8 14 19 25 7 67,2 Trần Văn Thời 18 17 14 1 3 1 5 6 1 1 0 77,8 Thới Bình 88 66 63 22 3 2 15 26 16 1 3 71,6 Phú Tân 80 77 71 3 6 9 11 18 18 10 5 88,8 Cái Nước 58 26 26 32 0 0 3 8 10 5 0 44,8 Tổng cộng 360 272 252 88 20 17 42 72 64 42 15 70,0 Tỷ lệ (%) 75,6 24,4 6,7 16,7 28,6 25,4 16,7 6,0 Chú thích: n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu dương tính m: Số mẫu bảo hộ
Từ bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ bảo hộ trên đàn gà tăng lên đáng kể trong đó có (3/5 huyện) đạt tỷ lệ bảo hộ so với năm 2010 (1/5 huyện ). Đầm Dơi mặc dù tỷ lệ bảo hộ chưa đạt (67,2%) nhưng tăng lên đáng kể so với năm 2010 (55,4%). Trong khi đó ở Cái Nước tỷ lệ bảo hộ giảm so với năm 2010 (75,0%).
Qua đó cho thấy sự thay đổi về tỷ lệ bảo hộ trên đàn gà là rất lớn giữa các năm cho nên việc giám sát sau tiêm phòng là rất quan trọng và nên thực hiện thường xuyên để có những phản ánh chính xác về tình trạng miễn dịch của đàn gia cầm, từ đó có thể quản lí tốt về tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm cụ thể là trên đàn gà.
25
4.5.2. Kết quả đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch ở vịt
Kết quả kiểm tra mẫu huyết thanh sau tiêm phòng năm 2012 của vịt được ghi nhận ở bảng 4.8
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm năm 2012
Huyện n n+ m
Phân bố hiệu giá kháng thể (log2) Tỷ lệ bảo hộ (%) <3 3 4 5 6 7 8 9 TP Cà Mau 62 49 45 13 4 6 14 8 10 4 3 72,6 Trần Văn Thời 59 39 39 20 0 6 2 11 9 6 5 66,1 Thới Bình 23 8 5 15 3 3 2 0 0 0 0 21,7 Phú Tân 13 0 0 13 0 0 0 0 0 0 0 0,0 Cái Nước 36 17 9 19 8 8 1 0 0 0 0 25,0 Tổng cộng 193 113 98 80 15 23 19 19 19 10 8 50,8 Tỷ lệ (%) 58,5 41,5 23,5 19,4 19,4 19,4 10,2 8,1 Chú thích: n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu dương tính m: Số mẫu bảo hộ
Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ bảo hộ chung trên đàn vịt là rất thấp thậm chí ngay cả những huyện có đàn vịt đạt tỷ lệ bảo hộ ở năm 2010 đến năm 2012 hầu như là không đạt. Qua kết quả trên cho thấy sự thay đổi rất lớn tỷ lệ bảo hộ trên đàn vịt qua các năm cũng tương tự trên đàn gà.
Theo kết quả nghiên cứu của Chau Bora (2006) kết quả bảo hộ sau tiêm phòng cúm gia cầm năm 2006 trên vịt ở Vĩnh Long đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ bảo hộ trên vịt ở Cà Mau thấp, có thể điều kiện tự nhiên chăn nuôi vịt ở Cà Mau không nuôi tập trung thành đàn được cũng nuôi nhỏ lẻ nên gặp khó khăn về việc quản lí công tác tiêm phòng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ bảo hộ. Ngoài ra số vịt này sẽ là nguồn lưu trữ và phát tán virus ra môi trường làm ô nhiễm môi trường và nguy cơ xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh là rất lớn, theo Xầm Văn Lang (2006) đã ghi nhận vịt mang trùng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Nhìn chung từ kết quả khảo sát sau tiêm phòng từ 2010 đến 2012 ta thấy có sự thay đổi rất lớn về đáp ứng miễn dịch qua các năm và thường tỷ lệ bảo hộ rất thấp cho nên việc tăng cường tiêm phòng và giám sát sau tiêm phòng đối với bệnh cúm là cần quan tâm.