Để tăng cường thu hút vốn FPI, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực này, việc xây dựng cơ chế kiểm soát, điều tiết dòng vốn FPI là vấn đề cấp bách và cần thiết trong bối cảnh sự tham gia của các NĐTNN trên TTCK gia tăng, ảnh hưởng ngày càng lớn và trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có cơ chế kiếm soát, điều tiết hợp lý, nền kinh tế có thể bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực do các hiệu ứng nảy sinh từ chính các đặc tính của dòng vốn FPI.
2.1. Nhóm những giải pháp nhằm thúc đẩy FPI
Những vấn đề tồn tại Giải pháp nhằm khắc phục tồn tại để thúc đẩy FPI
1. Thiếu và không đồng bộ về mặt luật pháp, cơ chế chính sách
- Cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư và Luật chứng khoán trên tinh thần tiến đến mục tiêu tự do hoá nguồn vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
- Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới mọi hình thức. Đồng thời hoàn thiện môi trường chính sách cũng như định hướng phát triển thị trường theo các chuẩn mực thế giới là cần thiết để thu hút được giới tài chính quốc tế.
2. Tính minh bạch thị trường vẫn còn nhiều bất cập
- Cần làm rõ các quy định của pháp luật về chế độ, quy trình, trách nhiệm và chất lượng công bố thông tin đối với các cơ quan nhà nước, cũng như đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán,
nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin cố định và ảo liên quan đến chứng khoán và đầu tư gián tiếp cấp quốc gia và địa phương; thống nhất và giám sát thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán; khuyến khích phát triển và có biện pháp bảo đảm chất lượng, trách nhiệm hoạt động của các tổ chức định giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán, nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm chất lượng thông tin cho các nhà đầu tư chứng khoán trong nước và nước ngoài trong quá trình tham khảo thông tin, hình thành và thông qua các quyết định đầu tư của mình.
- Phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn thông tin và kinh doanh lành mạnh trên thị trường chứng khoán của bất kỳ tổ chức và cá nhân nào.
3. Sự kết nối giữa nhà đầu tư và cơ hội đầu tư hạn chế
-Phát triển hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ bổ trợ tư pháp trực tiếp hỗ trợ đầu tư gián tiếp.
- Đa dạng hóa phương tiện đầu tư
-Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài.
4. Chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, chất lượng quản trị công ty thấp
- Xây dựng, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý và điều hành doanh nghiệp và quản lý Nhà nước.
- Nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các chuẩn mục
quản trị và điều hành, các bộ đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế.
- Cũng cần phải có những cơ chế để đảm bảo sự thực thi của các quy định này. Bản thân các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ cũng phải tuân thủ các quy định này.
- Chính phủ đang có những biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn bị và tiến hành công bố thông tin theo các tiêu chuẩn chất lượng cao về kế toán cũng như công bố các thông tin tài chính và phi tài chính. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng nhằm tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng tính hấp dẫn của các doanh nghiệp này trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài.
5. Quy mô và tốc độ phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập
- Kết nối các thị trường chứng khoán trong khu vực với nhau. Tháng 7/2005, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan vừa ký bản ghi nhớ với Công ty cung cấp bảng chỉ dẫn cổ phiếu toàn cầu (FTSE) về việc hình thành một chỉ số chứng khoán chung "Top 100 ASEAN Index”. Đây là điều kiện để hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam theo quy mô toàn cầu.
- Thông tin thị trường chứng khoán đáng tin cậy, cần có khung pháp lý về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết và kể cả các doanh nghiệp chưa niêm yết.
- Nhanh chóng xây dựng hoàn thiện hệ thống thống kê và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về lượng chứng khoán các NĐT nước ngoài đang
nắm giữ, tỷ lệ nắm giữ trong tổng số chứng khoán phát hành, từ đó phân tích, dự báo xu hướng biến động và những ảnh hướng có thể tạo ra từ động thái mua, bán chứng khoán của các NĐT nước ngoài. Ở đây đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực và kinh nghiệm phân tích, dự báo về TTCK của đội ngũ cán bộ chuyên trách.
6. Sự dè dặt trong việc thu hút FPI khi hạn chế tỷ lệ room cho nhà đầu tư nước ngoài
- Từ từ nới lỏng quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐT nước ngoài cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và các định chế tài chính. Cần loại bỏ tâm lý lo ngại cho rằng, mức tỷ lệ nắm giữ giới hạn 49% như quy định hiện hành là quá cao và có thể gây ra những bất lợi cho nền kinh tế và TTCK Việt Nam.
- Thực tế cho thấy, nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng tối đa tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài, ví dụ như Indonesia (100%), Malaysia (100%), Thái Lan (100%), Singapore (100%). Đối với Việt Nam, việc cho phép các NĐT nước ngoài nắm giữ tỷ lệ chứng khoán 100% là chưa thích hợp trong bối cảnh hiện nay, nhưng cần có quan điểm nới lỏng dần dần. Bên cạnh đó, nên có những quy định riêng áp dụng đối với các ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế như ngân hàng, năng lượng,... Đối với các ngành, lĩnh vực này chỉ nên cho phép các NĐT nước ngoài nắm giữ với tỷ lệ không quá 49%.
7. Các hệ thống hổ trợ thị trường tài chính chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất
- Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, nỗ lực liên tục cơ cấu lại tổ chức, hoàn thiện các nghiệp vụ phục vụ khách hàng và từng bước chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ. Ngân hàng
nước nhà nước nên có chế độ giám sát đảm bảo độ an toàn của các ngân hàng thương mại, xây dựng các môi trường pháp lý chặt chẽ, xây dựng các tiêu chuẩn hạch toán, báo cáo tài chính kế toán, kiểm toán rõ ràng và trung thực để các ngân hàng thương mại có thể đáp ứng một nghiệp vụ mới này.
- Nhà nước tích cực khuyến khích các ngân hàng tham gia tạo lực lượng nòng cốt cho thị trường chứng khoán. Ngân hàng nhà nước có thể dành một khoản chi nhất định cho việc thành lập các công ty chứng khoán hoặc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh để tạo cơ sở cho các ngân hàng thành lập công ty chứng khoán hoặc thực hiện việc liên doanh với công ty chứng khoán nước ngoài. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng nâng cao nghiệp vụ, áp dụng các phương thức thanh toán… tạo điều kiện cho mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán nói chung cũng như hoạt động của các Quỹ đầu tư nói riêng và nhất là có thể đáp ứng được các điều kiện để trở thành tổ chức bảo quản và giám sát tài sản cho các Quỹ đầu tư.
8. Thúc đẩy tiến trình hội nhập của Việt Nam lên tầm cao mới
- Các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán mà Việt Nam có thể tham gia gồm có: Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán nhà nước (gọi tắt là IOSCO), Hiệp hội quốc tế các Sở giao dịch chứng khoán (gọi tắt là FIBV), Hiệp hội các Sở giao dịch Đông Á và châu Đại Dương (gọi tắt là EAOSEF), MSCI (Morgan Stanley Capital International).
thiết bởi mục tiêu thiết lập của chúng là nhằm thống nhất quản lý chứng khoán và TTCK ở quy mô toàn cầu và khu vực hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thế xảy ra trên nguyên tắc hợp tác hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quản lý và phát triển các định chế tài chính trung gian. Đồng thời, hội nhập cũng tạo điều kiện nhập khẩu các công nghệ hiện đại, các chuẩn mực quốc tế để áp dụng cho thị trường trong nước.