3. REE Corp 5,7 8,7 59,7% 12,8% 4 Ngân hàng ACB
3.5.2. Những tồn tại và thất bại thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
• Phải thừa nhận rằng, xét về quy mô và tốc độ phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Số lượng và chất lượng các thông tin tài chính còn thiếu và yếu.
• Mặc dù Luật Chứng khoán đã có hiệu lực, đối tượng công ty đại chúng được mở rộng nhưng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, chất lượng quản trị công ty đại chúng, tính minh bạch thị trường vẫn còn nhiều bất cập. Do vẫn có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài còn e dè khi đọc các báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán trong nước thực hiện. Việc phát triển và mở rộng quy mô của thị trường trái phiếu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Dịch vụ định mức tín nhiệm và thống kê dữ liệu ngành hầu như không có.
• Thiếu và không đồng bộ về mặt luật pháp. Luật Chứng khoán đầu năm 2007 có hiệu lực, quá trễ so với các nước trong khu vực. Mặc dù Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã ban hành trong năm 2006 nhưng chưa thể đi vào vận hành một cách hoàn chỉnh vì thiếu hệ thống nghị định, thông tư hướng dẫn. Luật không quy định được vấn đề chi tiết nên phải chờ các văn bản hướng dẫn của các bộ, ban, ngành.
Ví dụ, đóng góp vào dự thảo Nghị định Chính phủ về việc mua cổ phiếu ngân hàng, VAFI đã có nhận xét Nghị định trên mang tính “khó hiểu, rắc rối, không cần thiết”, “cản trở sự phát triển của ngân hàng” và “không khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần ngân hàng”.
• Sự kết nối giữa nhà đầu tư và cơ hội đầu tư là yếu. Hiện nay số lượng công ty chứng khoán có khả năng cung cấp thông tin bằng các ngôn ngữ chính như Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn... không nhiều. Các rào cản về ngôn ngữ và thông tin đã hạn chế các dòng vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
PHẦN 4