Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam Sự cần thiết thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP FPI (Trang 44)

1.1. Sự cần thiết thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

- Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Nó đòi hỏi phải nâng cao năng lực và vai trò quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô hơn là sự can thiệp vào các công việc kinh tế cụ thể.

- Ngoài ra, để thực hiện thành công hội nhập toàn cầu sâu rộng, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 240 tỷ USD) cho giai đoạn (2010-2015) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Do đó, thu hút vốn đầu tư và sự cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn là hai mặt của một vấn đề.

- Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư (FDI, FPI), khoa học công nghệ tiên tiến là động lực mạnh mẽ giúp cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

- Việc tham gia của các nhà đầu tư FPI sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…).

- Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FPI ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, cải thiện cán cân tài khoản vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm thích đáng.

1.2. Tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) tại Việt Nam

- Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài nguyên, những cam kết mở cửa và hoàn thiện bộ máy cơ chế chính sách cho nhà đầu tư.

- Hơn nữa, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài…

Tóm lại: Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI) là một tiềm năng rất lớn đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi khách quan, vị thế đất nước đang lên, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FPI của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP FPI (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w