Phương tiện khảo sát

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ,các bệnh liên quan khác và các biện pháp phòng trị tại trại heo trịnh xuân hướng (Trang 37)

+ Chuồng ép nuôi nái sinh sản, bóng đèn tròn 75w. + Thức ăn

+ Dụng cụ thú y: ống tiêm, kìm, nhiệt kế

+ Giấy, bút ghi nhận quá trình khảo sát.

Thành phần hóa học và các loại thuốc điều trị ENROBAC Thành phần: Enrofloxacin – Na……….56.39 mg Butanol...30 mg Tá dược………..vừa đủ 1 ml

Hình 3: thuốc Enrobac (CTC BIO VINA)

BIO - ENROFLOXACIN Thành Phần:

Enrofloxacin

Propylene Glycol, nước pha tiêm vừa đủ

Hình 4: Thuốc Bio – Enrofloxacin (Bio Pharmachemie)

T – MULIN Thành phần

Tiamulin hydrogen fumarate ….39 g

Tá dược………vừa đủ 1 kg

Điện giải

Glucose 5% ( dextrose) 17 ml + 2ml calcium + 1 ml Catobur tiêm xoang bụng.

Công dụng: Giải độc cơ thể, bổ sung nước và năng lượng, bổ sung canxi, cải

thiện giá trị sử dụng dinh dưỡng, cải thiện năng suất FCR, phòng và trị các bệnh

mãn tính và rối loạn chuyển hóa mãn tính (hội chứng còi).

Các loại kháng sinh và thuốc bồi dưỡng khác:

- Catosal - Catobus - Bio-Atropin - Bacilac - Colistin 3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.4.1 Khảo sát tình hình chăm sóc nuôi dưỡng nái mang thai

20 nái được nuôi dưỡng và chăm sóc như sau

Nái khô sữa cho ăn 2,0 – 2,5 kg thức ăn mỗi ngày cho đến khi phối giống.

Nái phối 28 ngày không động dục trở lại thì chuyển sang chuồng nái mang thai, tại đây nếu nái động dục trở lại thì chuyển về lại chuồng nái khô chờ phối.

Nái mang thai cho ăn khoảng 2,5 kg mỗi ngày, việc cho ăn phải điều chỉnh

theo thể trạng của nái, nái ốm tăng lượng thức ăn lên nái mập giảm xuống.

Heo tắm mỗi ngày 1 lần lúc 8 giờ 30 phút, cho ăn ngày 2 lần lúc 7 giờ và 14 giờ. Chuồng nái đẻ là chuồng ép, được vệ sinh sạch sẽ phun thuốc sát trùng và

sau đó để khô, bột Mistral được rải thường xuyên ở đầu dãy chuồng và đường đi

trong chuồng. Chuyển heo nái vào chuồng 10 ngày trước khi đẻ.

Khi nái có biểu hiện đẻ ta chuẩn bị tấm lót sàn có rắc bột Mistral lên trên

,đèn úm, kiềm bấm răng, khăn lau nhớt...Heo đẻ bình thường công nhân dùng khăn

lau nhớt vùng miệng, mũi và rắc lên mình heo con một lớp bột Mistral, sau đó đặt

chúng vào tấm lót sàn đã chuẩn bị đèn úm. Việc bấm răng có thể thực hiện sau khi đẻ hoặc đã hoàn tất việc sanh đẻ. Trường hợp heo đẻ khó: Thai to, xương chậu hẹp,

heo rặn yếu hoặc không rặn...thì công nhân cần can thiệp móc con ra ngoài đồng

Nái sau đẻ thường ăn ít, cho ăn từ từ theo khả năng của nái ,sau thời gian nái ăn nhiều hơn để đủ dinh dưỡng nuôi con.

 Ngày đẻ: Sau khi đẻ 12 giờ mới cho ăn

 Sau khi đẻ 1 ngày: 1 kg thức ăn

 Sau khi đẻ 2 ngày: 2 kg thức ăn

 Sau khi đẻ 3 ngày: 3 kg thức ăn

 Sau khi đẻ 4 ngày: 4 kg thức ăn

 Sau khi đẻ 5 ngày: 5 kg thức ăn

 Từ ngày thứ 6 trở đi tùy vào thể trạng heo nái và số lượng heo con mà ta tính khẩu phần ăn.

 Ngày cai sữa heo con không cho heo nái ăn.

Sau khi đẻ nái thường có biểu hiện viên, tiến hành thục rửa cho nái bằng Bio

– penicillin (Bio Pharmachemie ) pha với nước cất. Ngay sau khi sinh tiêm cho nái

kháng sinh như Vime – Tobra (Vimedim) hoặc Bio – Tobcine (Bio Pharmachemie ) liều 1ml/ 10 kg thể trọng...để phòng viêm nhiễm. Những nái có biểu hiện mất nước

sau khi sinh cần tiêm them 10ml Bio – Amino fort inj ( Bio pharmachemie).

Theo dõi tình trạng sức khỏe heo mẹ sau khi sinh để có thể bồi bổ và điều trị

cho heo mẹ khi có dấu hiệu: bỏ ăn, ốm, bại liệt, mất sữa…

Bảng 1 : Lịch vaccin cho heo nái

Thời gian Vaccin 8 tuần trước khi sinh PRRS (Boehringer) 6 tuần trước khi sinh E.coli (Hanvet) 4 tuần trước khi sinh Aujesky (Vibac)

PRRS (Boehringer) 3 tuần trước khi sinh Dịch tả (Vibac)

2 tuần trước khi sinh E.coli (Hanvet) 2 tuần sau khi sinh Dịch tả (Navetco)

3.4.2 Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho heo con theo mẹ.

Chăm sóc heo con:

 Heo con đẻ ra phải đảm bảo nhiệt độ úm và được cho bú sữa đầu

 Nhiệt độ thích hợp heo con

 1 – 7 ngày tuổi : 29 – 320 C  Trên 7 ngày tuổi: 28 – 30 0 C

 Heo con 3 ngày tuổi chích sắt 2ml/con, bấm tai

 Heo con 5 ngày tuổi tập ăn

 Heo con được thiến vào lúc 7 ngày tuổi

 Đến 21 ngày tuổi chuyển sang dãy cai sữa.

Bảng 2: Lịch tiêm phòng vaccine cho heo con

Ngày Tên vaccine Ngừa Liều lượng

Mới sinh IGONE-S (Vibac) Ngừa tiêu chảy 2 ml

3 Bio fer (Bio-

Pharmachemie) Chích sắt 2 ml 9 MYCO - 1 (Feezer) Kháng sinh phòng hô hấp 1 ml 14 CIRCO (Feezer) Hội chứng còi cọc 2 ml

18 HC (Navetco) Dịch tả 2 ml

21 MYCO - 2 (Feezer) Kháng sinh phòng hô hấp 1ml

3.4.3 Phương pháp tiến hành

 Ghi nhận số liệu heo con tiêu chảy, chết loại hằng ngày.

 Cân trọng lượng heo sơ sinh, 7 ngày tuổi, 14 ngày tuổi và 21 ngày tuổi.

 Ghi nhận hiệu quả của việc phòng trị bệnh, các loại thuốc thường dùng.

3.4.4 Nội dung tiến hành

- Khảo sát tỉ lệ tiêu chảy.

- Khảo sát tỉ lệ chết.

- Tăng trọng

- Tỉ lệ heo còi

3.4.5 Các chỉ tiêu theo dõi

+ Tỷ lệ (%) heo con tiêu chảy

% heo con bị tiêu chảy =

+ Tỷ lệ (%) heo con bị tiêu chảy theo tuần tuổi: tuần 1, tuần 2, tuần 3.

% heo con bị tiêu chảy =

(theo tuần tuổi) + Tăng trọng tuyệt đối

Tổng P đầu kì – Tổng P cuối kì

TTTĐ =

Thời gian nuôi x Tổng số con

+ Tỷ lệ % heo còi

% heo con bị còi =

Qui ước: heo bị còi là heo có trọng lượng  2/3 trọng lượng heo bình thường (heo

khỏe) cùng với thể trạng ốm, yếu, xù lông… + Tỷ lệ heo con chết:

% heo con chết =

Tổng số heo con tiêu chảy

Tổng số heo con theo dõi

x 100

Tổng số heo con tiêu chảy

theo tuần tuổi

Tổng số heo con theo dõi

x 100

Tổng số con bị còi Tổng số heo con theo dõi

x 100

Tổng số heo con chết

Tổng số heo con theo dõi

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY CỦA HEO THEO MẸ

4.1.1Tình hình tiêu chảy của heo con theo giai đoạn

Qua theo dõi và thu thập số liệu ở các giai đoạn (với tổng số heo con theo dõi là 223 con), tình hình tiêu chảy như sau:

Bảng 3: Tình hình tiêu chảy của heo con

Giai đoạn 0-7 ngày 8-14

ngày 15-21 ngày 0-21 ngày Tổng heo con TC 46 10 0 56 % heo con TC 20,6 4,5 0 25,1

Ghi chú: TC = Tiêu chảy

Giai đoạn

Biểu đồ 1: Tỉ lệ tiêu chảy ở heo con qua các giai đoạn

Ghi chú

TC : tiêu chảy

Qua biểu đồ trên cho thấy heo con trong tuần tuổi đầu chiếm tỉ lệ tiêu chảy là (20,6%), kế đến là ở tuần tuổi thứ 2 (4,5%), và tuần tuổi thứ 3 không thấy xuất hiện

là do:

Heo con mới sinh, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, hệ miễn dịch con yếu có thể là do heo con chưa tiếp nhận được nguồn sữa đầu hay bú sữa đầu ít dẫn đến khả năng miễn dịch của heo con kém.,khi gặp các điều kiện bất lợi như: Chuồng nuôi ẩm ướt, heo con dễ nhiễm lạnh ảnh hưởng tới khả năng điều tiết thân nhiệt ở heo

con hay chuồng bẩn, heo con liếm láp phải thức ăn heo mẹ hay dịch viêm của heo

mẹ, là nguyên nhân dẩn đến tiêu chảy ở heo con. Ngoài ra, cuống rốn chưa khô, khi

chen lấn nhau để bú heo con dẫm đạp lên cuống rốn cũng là nguyên nhân dẫn đến

tiêu chảy ....

Ở giai đoạn 8-14 ngày tỉ lệ thấp dần, nguyên nhân chủ yếu là do heo con tập ăn, thay đổi đột ngột này cũng gây ra tiêu chảy ở heo, hoặc do heo con ăn phải thức ăn bẩn ở nền chuồng hay chất thải của heo mẹ.

Khi bộ máy tiêu hóa của heo con tương đối hoàn chỉnh ở giai đoạn 15-21 ngày tuổi thì không thấy xảy ra do nhiệt độ trong chuồng phù hợp, chăm sóc tốt hơn

và tiêm ngừa đầy đủ vacine phòng tiêu chảy ở heo con và ở heo nái trước mang thai.

T ỉ lệ % 0 5 10 15 20 25

0-7 ngày 8-14 ngày 15-21 ngày

Tỉ lệ tiêu chảy ở giai đoạn 0-21 ngày tuổi là 25.1% chủ yếu xảy ra ở giai đoạn sơ sinh, do heo con còn yếu ớt, miễn dịch của cơ thể còn kém sau đó giảm

dần. Điều này chứng tỏ tỉ lệ này không ảnh hưởng nhiều đến đàn heo.

Không có trường hợp tái phát bệnh.

4.1.2 Tình hình tiêu chảy của heo con theo lứa đẻ

Qua theo dõi và thu thập số liệu ở các lứa đẻ, tình hình tiêu chảy như sau:

Bảng 4: Tình hình tiêu chảy ở heo co con theo lứa đẻ

Lứa Số bầy (bầy) Tổng heo

(con)

Lượt TC Tỉ lệ %

<4 7 77 11 4,9

>=4 13 151 45 20,2

Ghi chú: TC = tiêu chảy

Biểu đồ 2: Tỉ lệ tiêu chảy ở heo con theo lứa đẻ

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy:

Ở những heo nái đã đẻ 4 lứa trở lên có tỉ lệ tiêu chảy (20,2%) cao hơn so với

những heo nái đẻ dưới 4 lứa (4,9%), điều đó cho thấy ở những heo nái có lứa đẻ

càng cao thì tỉ lệ tiêu chảy càng cao.

T ỉ lệ 0 5 10 15 20 25 <4 >=4 Lứa đẻ

Theo Võ Văn Ninh (2001):

Heo nái ở lứa đẻ càng lớn, không đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai, heo

con sinh ra yếu ớt, sức chống bệnh kém, dễ mẫn cảm với môi trường xung quanh

khi thời tiết thay đổi đột ngột, và rất dễ bệnh, nhất là tiêu chảy.

Với những heo nái đã qua nhiều lứa đẻ, nái già thì khả năng đẻ tự nhiên càng giảm , phải có sự can thiệp bằng tay trong lúc đẻ… điều này làm cho nái dễ bị viêm, nhất là viêm tử cung. Dẫn tới hậu quả là heo con dễ bị tiêu chảy.

Heo nái càng già thì sức đè kháng càng giảm, một khi có sự thay đổi đột ngột

của môi trường sống hay sự tấn công của mầm bệnh nào đó, heo mẹ rất dễ bị bệnh, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và heo con dễ bị tiêu chảy.

4.2 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH

Hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con của trại được ghi nhận như sau:

Bảng 5: Hiệu quả điều trị bệnh

Thuốc Heo bệnh (con) Số heo khỏi bệnh (con) Số ngày điều trị Tỉ lệ khỏi bệnh (%) Chết ENROBAC 56 54 1 96,4 2

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy :

Tỉ lệ khỏi bệnh của việc điều trị là 96,4%. Bên cạnh đó chỉ dùng kháng sinh 1 lần

duy nhất thì việc điều trị tại trại rất có hiệu quả. Do phát hiện bệnh sớm và kịp thời can

thiệp, cộng với việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt nên bệnh chỉ kéo dài trong ngày.

Trong đó có 2 ca chết, có biểu hiện tiêu chảy nặng. Nguyên nhân là do: Heo mới sinh yếu ớt, miễn dịch kém và nhiễm bệnh khá nặng cộng với điều kiện chuồng

trại ẩm ướt, và stress trong bầy nên bệnh nặng hơn và dẫn đến heo con chết.

4.3 TĂNG TRỌNG

Qua quan sát và theo dõi ghi nhận trong quá trình thực tập trên 20 nái đẻ có

Bảng 6: Trọng lượng trung bình qua các giai đoạn:

Giai đoạn Sơ sinh 7 ngày tuổi 14 ngày tuổi 21 ngày tuổi

PTB(kg/con) 1,4 2,8 4,4 5,9

Ghi chú:

TB : trung bình

Bảng 7: Tăng trọng của heo con qua các giai đoạn:

Tăng trọng SS-7 NT 8-14 NT 15-21 NT SS-21 NT

Đơn vị (kg) 1,4 1,6 1,5 4,5

TTTĐ

(g/con/ngày) 200 229 214 214

Ghi chú:

TTTĐ: tăng trọng tuyệt đối.

NT : ngày tuổi

Biểu đồ 3 : Tăng trọng tuyệt đối của heo con

180 190 200 210 220 230 240 SS - 7 ngày 8 - 14 ngày 15 - 21 ngày SS - 21 ngày SS - 7 ngày 8 - 14 ngày 15 - 21 ngày SS - 21 ngày Giai đoạn gam

Qua 2 bảng trên chúng tôi nhận thấy:

Với trọng lương trung bình sơ sinh là (1.4kg) là đạt yêu cầu. Tỷ lệ heo sơ

sinh bị đẹt dưới 1kg thấp do đàn nái chất lượng tốt, không ảnh hưởng của dịch bệnh

và chủ yếu là nái từ 4 lứa trở lại.

Với trọng lượng trung bình 14 ngày tuổi (4,4kg) và 21 ngày tuổi (5,9kg) cho thấy sự tăng trọng của heo con là khá tốt, quá trình châm sóc và nuôi dưỡng được

quan tâm, và công tác thú y tốt, phát hiện được những thiếu sót trong quá trình nuôi

và được khắc phục kịp thời nên heo con có trọng lượng trung bình tốt.

Về tăng trọng:

- Giai đoạn SS-7 ngày tuổi TTTĐ là 200g/con/ngày - Giai đoạn 8-14 ngày tuổi TTTĐ là 229g/con/ngày - Giai đoạn 15-21 ngày tuổi TTTĐ là 214g/con/ngày - Giai đoạn SS-21 ngày tuổi TTTĐ là 214g/con/ngày

4.4 TỈ LỆ CHẾT

+ Tỉ lệ chết

Bảng 8: Tỉ lệ chết của đàn heo

Giai đoạn 0-10ngày tuổi 11-21ngày tuổi 0-21ngày tuổi

Tổng số heo khảo sát 228 207 228

Số con chết(con) 21 6 27

Tỷ lệ (%) 9,2 2,9 11,8

Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy tỷ lệ chết ở giai đoạn 0-10 ngày tuổi (9,2%) cao hơn tỷ lệ chết ở giai đoạn 11-21 ngày tuổi (2,9%) là 6,3%.

Ở giai đoạn 0-10 ngày tuổi tỷ lệ chết cao hơn ở giai đoạn 11-21 ngày tuổi là

do khâu chăm sóc quản lý kém, không kiểm soát được tình trạng đè đạp của heo mẹ đối với heo con. Do heo con sơ sinh quá yếu, dễ bị heo mẹ đè đạp. Cụ thể số heo

chết ở giai đoạn này là đẻ chết 5 con, đè chết 9 con, tiêu chảy chết 2 con, thiến chết

Ở giai đoạn 11-21 ngày tuổi tỷ lệ chết của heo con giảm vì lúc này heo con

cũng đã lớn, nhanh nhẹn khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên vẫn bị đè chết 6 con.

Các tỷ lệ chết của heo con càng ngày càng thấp so với độ ngày tuổi của chúng, điều này là hợp lý, bởi vì heo càng lớn thì cơ quan tiêu hoá càng hoàn thiện hơn, có thể hấp thu đựơc nhiều thức ăn dinh dưỡng, khi tập ăn.

Mặt khác heo con càng lớn tuổi thì nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn và sức đề

kháng với vi sinh vật cũng cao hơn. Lúc này chúng có khả năng thích nghi hoặc

chịu đựng tốt với sự thay đổi bất lợi của các yếu tố môi trường ngoại cảnh cũng như tránh được sự đè đạp của heo mẹ.

Tỷ lệ chết ở giai đoạn 0-21 ngày tuổi là 11,8%

4.5 TỶ LỆ CÒI

Theo yêu cầu của trại đặt ra thì heo con từ 21 ngày tuổi trở lên có trọng lượng >5kg là đạt. Vậy theo quy ước đặt ra heo con bị còi là heo có trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 2/3 trọng lượng heo con bình thường.

Qua quan sát và theo dõi với 20 nái đẻ có 201 heo con ở 21 ngày tuổi, chúng

tôi ghi nhận được kết quả:

Bảng 9 : Tỉ lệ heo còi

Tổng số heo con khảo sát 201

Số heo con bị còi 11

Tỉ lệ (%) 5,3%

Theo bảng số liệu cho ta thấy: Số heo bị còi ở trại là 11 con trong số 206 con,

Hình 8 : Heo con bị còi

Phác đồ điều trị bệnh còi của trại

Trại không có phác đồ điều trị cụ thể, chủ yếu chỉ phòng những bệnh kế phát

do suy giảm miễn dịch.

Loại thuốc trại sử dụng là Tulavitryl + Glucan – C

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Sau thời gian 2 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại, chúng tôi đã thu được một

số kết quả. Từ đó chúng tôi rút ra một số kết luận.

+ Tình hình tiêu chảy ở trại (25,1%), tỷ lệ tiêu chảy ở heo con cao nhất ở thời

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ,các bệnh liên quan khác và các biện pháp phòng trị tại trại heo trịnh xuân hướng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)