Thú non ăn quá nhiều thức ăn, khi ấy tiêu chảy do hấp thu kém. Ruột già có khả năng hấp thu lượng nước gấp 3 - 4 lần lượng nước đi vào ruột non. Tuy nhiên, khi Lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột già giảm và ruột
Giảm diện tích hấp thu ở ruột non. Tình trạng này hay gặp trong bệnh tiêu chảy do thay đổi tính thẩm thấu, khi ấy tiêu hóa và hấp thu đều kém. Chẳng hạn như
virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) làm nhung mao bất dưỡng và hậu
quả đưa đến tiêu chảy cũng giống như khi thú non ăn quá nhiều .
Tiêu chảy kém do tiêu hóa hay kém hấp thu có thể giảm nếu cho thú nhịn đói. Trong trường hợp này, phân của thú có tính thẩm thấu cao, thể tích phân ít hơn
so với khi tiêu chảy do phân tiết ion phân có thể acid tiết H+ và Cl-. Điều này giúp chẩn đoán phân biệt trường hợp tiêu chảy do phân tiết ion nhiều và tiêu chảy do
kém tiêu hóa hấp thu.
Tiêu chảy sẽ trầm trọng khi áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên do phân tiết các ion theo cơ chế tích cực. Tình trạng này được gọi là tiêu chảy do phân tiết
nhiều. Các chủng E.coli tiết độc tố đường ruột là nguyên nhân thường gặp của loại
tiêu chảy này. Vi sinh vật này không xâm nhập vào cơ thể và không gây bệnh tích
mô học ở màng nhày ruột non nhưng gây xáo trộn lớn về hóa học do 2 độc tố : độc
tố không chịu nhiệt và độc tố chịu nhiệt, cả 2 loại độc tố này kích thích sự phân tiết
Cl- từ tế bào của ruột, ức chế hấp thu Na+ và Cl- ở tế bào nhung mao và kích thích tiết bicarbonate, khi có độc tố này hiện diện, cơ thể heo con sẽ bị mất nước. Như
vậy, cả 2 loại độc tố làm tăng phân tiết ion và hậu quả là phân tiết nước, ngoài ra chúng còn ngăn cản sự hấp thu ion (Trần Thị Dân, 2004).