GIẢI PHÁP GIÚP ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 56)

NÔNG HỘ Ở ĐBSCL

Qua quá trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ ở ĐBSCL tác giả đã rút ra đƣợc một số giải pháp giúp ổn định và nâng cao thu nhập của hộ. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, giải ph p về đất đai:

Nguồn lực đất đai là nguồn lực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và tạo thu nhập cho các hộ sống ở nông thôn. Khi có điều kiện thuận lợi thì các nông hộ nên tích lũy đất nhƣ mua thêm đất hoặc thuê đất canh tác,... Tuy nhiên, việc tích lũy đất gặp khó khăn trong thời gian gần đây vì theo thống kê ở nƣớc ta hiện nay diện tích canh tác đất ngày càng bị thu hẹp, vì vậy việc quan trọng ở đây là những nông hộ phải biết sử dụng qu đất đai một cách hợp lý đồng thời lựa chọn những hoạt động tạo thu nhập phù hợp với qu đất đai của hộ để có thể mang lại thu nhập tối đa cho hộ.

Thứ hai, giải ph p về nguồn nhân lực:

Những hộ gia đình tuy sống ở nông thôn, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lao động chân tay nhƣng nhất định không đƣợc xem nhẹ vấn đề học vấn của từng thành viên trong gia đình bởi vì trình độ học vấn sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ. Không chỉ đầu tƣ cho những thế hệ trẻ, cho con cháu mình mà ngay cả những ngƣời lớn tuổi, đã qua tuổi đến trƣờng, đặc biệt là chủ hộ thì cũng nên không ngừng đầu tƣ, học hỏi và trao dồi trình độ học vấn của mình. Họ không chỉ dừng lại ở việc học hỏi kiến thức phổ thông mà ở đây còn phải học hỏi những kinh nghiệm, những kiến thức chuyên sâu hơn về nông nghiệp thông qua ngƣời thân, bạn bè, thông qua những lớp tập huấn về nông nghiệp,… Phải nhận ra đƣợc giá trị của học vấn, phải trang bị cho mình đủ kiến thức để có thể hiểu và áp dụng đƣợc những tiến bộ của khoa học k thuật; từ đó mới có thể giúp cho gia đình nâng cao và ổn định thu nhập của mình hơn.

Về phía Nhà nƣớc cũng phải đầu tƣ cho giáo dục, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng xâu, vùng xa; xây dựng nhiều trƣờng học hơn, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên; mi n giảm học phí cho những hộ nghèo, cận nghèo hay những hộ khó khăn; phải mở nhiều lớp tập huấn về kiến thức nông nghiệp, về áp dụng khoa học k thuật trong nông nghiệp,… Vận động ngƣời dân tham gia phổ cập giáo dục nâng cao trình độ tri thức, thành lập các câu lạc bộ đọc sách, xây dựng thƣ viện, mở lớp giáo dục thƣờng xuyên bồi dƣỡng trình độ văn hóa cho nông dân; huy động tối đa trẻ em ngƣời trong

độ tuổi đƣợc đi học ở tất cả các bậc học, hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh,…

Thứ a, giải ph p liên quan đến dân t c và giới tính chủ h :

Từ kết quả nghiên cứu ta đã thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của nhân tố dân tộc và giới tính của chủ hộ đến thu nhập của những nông hộ ở ĐBSCL. Hộ có chủ hộ là dân tộc Kinh sẽ có thu nhập cao hơn những hộ có chủ hộ là dân tộc khác; hộ có chủ hộ là nữ sẽ có thu nhập cao hơn hộ có chủ hộ là nam. Khi đã nhìn thấy đƣợc ảnh hƣởng của những nhân tố này đòi hỏi chúng ta phải tìm cách khắc phục để nâng có thu nhập cho những nông hộ trong khu vực.

Đa số thì những chủ hộ ở ĐBSCL đều là dân tộc Kinh, tuy nhiên cũng có khoảng gần 9% số hộ có chủ hộ là ngƣời dân tộc thiểu số. Biện pháp có thể thực hiện ở đây là chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với những nông hộ có chủ hộ là ngƣời dân tộc thiểu số, ch ng hạn nhƣ: tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những hộ này trong việc tiếp cận giáo dục, tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học k thuật vào sản xuất nông nghiệp; không nên để những hộ dân tộc thiểu số chỉ sống tập trung ở một khu vực mà cần xen kẻ những hộ này với những hộ dân tộc Kinh để họ có thể học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau,…

Trong số những hộ sống ở nông thôn khu vực ĐBSCL thì có khoảng gần 25% số hộ có chủ hộ là nữ. Theo kết quả nghiên cứu đã cho thấy hộ có chủ hộ là nữ sẽ có thu nhập cao hơn hộ có chủ hộ là nam, nguyên nhân có thể là do nữ giới đƣợc ƣu tiên nhiều hơn nam giới trong các chính sách xã hội, các khoản vay ƣu đãi,… Vì vậy, ta cần tạo cơ hội nhƣ nhau giữa nam giới và nữ giới trong việc tiếp cận các chính sách xã hội nhƣ đào tạo nghề, tạo cơ hội việc làm hoặc trong việc tiếp cận các khoản vay ƣu đãi,…

Thứ tƣ, giải ph p liên quan đến nhân khẩu và việc làm:

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi số nhân khẩu trong gia đình tăng lên thì thu nhập của hộ cũng sẽ tăng, tuy nhiên không vì lẽ đó mà có thể kết luận nếu gia đình có số nhân khẩu càng nhiều thì thu nhập sẽ càng tăng. Trong trƣờng hợp số nhân khẩu trong gia đình tăng lên mà số ngƣời có việc làm tạo thu nhập của hộ không tăng thì đời sống gia đình sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, những hộ gia đình cần có biện pháp cân bằng giữa số nhân khẩu và số ngƣời có việc làm trong hộ, cần phải tạo việc làm ổn định cho các thành viên trong hộ, để thực hiện đƣợc vấn đề này, cần phải có sự chung tay của ngƣời dân và sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng:

Ngƣời dân cần tích cực tham gia học nghề, tích cực tham gia và sáng tạo các hoạt động tạo thu nhập, đặc biệt là các hoạt động phi nông nghiệp nhằm phát huy các nguồn lực sẵn có của hộ;

Chính quyền địa phƣơng cần phát triển các lớp dạy nghề cho ngƣời dân, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp, các chủ trang trại… làm ăn có hiệu quả trên địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị này tạo thêm ngành nghề, việc làm cho ngƣời dân.

Thứ năm, giải ph p về tiếp cận điện:

Nhà nƣớc cần khẩn trƣơng cải thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Bao gồm: xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng lƣới điện nông thôn, để số lƣợng những hộ chƣa đƣợc sử dụng điện là tối thiểu và rút ngắn đƣợc khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ, đảm bảo tất cả các hộ gia đình đều có mức sống ngang nhau, không có sự chênh lệch quá lớn.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)