Kế hoạch kiểm toán tổng quát tại ABC

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện (Trang 26)

Sau khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của ABC và chấp nhận hợp đồng kiểm toán, hai bên tiến hành ký hợp đồng kiểm toán: Khi hợp đồng được ký kết thì điều đó cũng có nghĩa là công ty kiểm toán đã trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của khách hàng.

Đối tượng kiểm toán là toàn bộ BCTC của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.2009.

Phạm vi công việc: Kiểm toán BCTC của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc 31/12/2009 phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành. Ngoài ra cũng tiến hành soát xét HTKSNB của công ty.

Tại DCPA, kế hoạch kiểm toán được lập ra rất chặt chẽ nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng dịch vụ kiểm toán tốt nhất.

Kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch các buổi gặp gỡ với khách hàng để thu thập thông tin, trao đổi với khách hàng, kế hoạch phục vụ khách hàng. Ngay từ khi chấp nhận kiểm toán bất kỳ một khách hàng nào DCPA cũng lập ra kế hoạch cẩn thận. Từ việc tổ chức gặp mặt trao đổi với khách hàng, thu thập thông tin cơ sở, chuẩn bị tài liệu cho đến chuẩn bị các điều kiện phục vụ khách hàng như cơ sở vật chất, phân công công việc cho các kiểm toán, trợ lý kiểm toán. Các KTV được phân công công việc dưới sự sắp xếp của KTV chính dựa trên cơ sở năng lực, chuyên môn của mỗi người về phần hành được giao và có sự soát xét lẫn nhau trong quá trình làm việc. Cuối cùng để ra được giấy tờ làm việc thì tất cả đều phải qua sự soát xét của cấp cao hơn. Ở DCPA, hệ thống WP sử dụng bao gồm WP tổng hợp (Leadsheet), WP chi tiết (Breakdown & Movement). Các WP đều được KTV thực hiện trên máy tính và được đánh tham chiếu thích hợp như đã đề cập ở trên.

KTV đưa ra danh sách những tài liệu yêu cầu bên khách hàng cung cấp. Công việc này giúp cho công việc của KTV diễn ra được thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian kiểm toán hơn. Sau đây là danh sách tài liệu mà DCPA cần ABC cung cấp phục vụ quá trình kiểm toán:

Bảng 2: Danh sách các tài liệu phục vụ kiểm toán Nội dung Người cung cấp Ngày nhận Kế hoạch Thực tế Các vấn đề chung

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp,chính sách tài chính, một số quy chế nội bộ khác…

+ Bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC …

+ Kế hoạch SXKD trong ngắn hạn và dài hạn của công ty, bảng đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009

+ Các biên bản kiểm tra, đánh giá, thanh toán…cho năm tài chính 2008, 2009.

+ Những thay đổi các quy chế quản lý tài chính và hệ thống KSNB trong kỳ hoạt động 01/01/2009 đến 31/12/2009

+ Toàn bộ sổ cái, sổ kế toán chi tiết của công ty. …………. Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc

Đối với khoản mục phải thu khách hàng

Chi tiết các khoản phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2009 Kế toán viên Khi bắt đầu làm việc Biên bản xác nhận (đối chiếu) công nợ với khách

hàng tại thời điểm 31/12/2009 ( nếu có ).

Kế toán viên

Khi bắt đầu làm việc

Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, ban giám đốc công ty sẽ tiến hành phân công công việc cụ thể cho từng KTV trong đoàn kiểm toán. Tại DCPA việc

phân công công việc cho các nhân viên luôn dựa vào tính độc lập và trình độ chuyên môn của các KTV.

• Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát của công ty

DCPA tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát nhằm đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB của công ty khách hàng. Thông qua đó KTV có thể có những quyết định cần thiết trong bước công việc tiếp theo. Nhìn chung môi trường kiểm soát của ABC năm 2009 không có nhiều thay đổi so với năm 2008.

KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát thông qua việc đánh giá:

- Tính chính trực, năng lực quản lý của Ban giám đốc

- Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ABC.

- Cam kết của khách hàng về tính trung thực, hợp lý của các tài liệu cung cấp.

- Hoạt động của hệ thống kế toán, HTKSNB.

Từ những đánh giá trên, KTV đưa ra những kết luận thích hợp về rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát của công ty khách hàng.

Để đánh giá được, KTV có thể tiến hành bằng nhiều cách. Đối với khách hàng ABC, DCPA đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát bằng phương pháp phỏng vấn Ban Giám đốc và nhân viên công ty thông qua bảng câu hỏi.

Bảng 3: Câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát

Tiêu chí đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không

Ban lãnh đạo công ty có độc lập trong hoạt

động ra quyết định hay không? Có

Việc quản lý của ban giám đốc có tập trung

vào một cá nhân hay không? Không

Đơn vị có áp dụng chính sách kế toán không

rõ ràng hay không? Không

Trình độ của các kế toán viên có đáp ứng yêu

cầu đề ra hay không? Có

Có tách bạch giữa kế toán công nợ và thủ quỷ

không? Có

Có đánh số thứ tự của các chứng từ trong quá

trình lưu thông không? Có

Qua những thông tin thu được ở trên KTV đánh giá môi trường kiểm soát của công ty ABC là khá tốt. Điều này làm công ty giảm bớt được một số thủ tục kiểm toán không cần thiết.

• Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại

khách hàng ABC:

Sau khi thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý cũng như đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ…KTV cần tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

Mức trọng yếu được đánh giá cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính của công ty ABC phụ thuộc vào tình hình cụ thể tại Công ty và tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của các KTV thực hiện kiểm toán khoản mục đó. Đối với khoản mục nợ phải thu cũng không phải là ngoại lệ, mức trọng yếu và rủi ro tại

ABC được các KTV của DCPA xác định dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Tại DCPA, mức trọng yếu được đánh giá đối với các khoản phải thu khách hàng được xác định theo tổng doanh thu hàng năm.

Đối với ABC mức trọng yếu được xác định trên tổng doanh thu của công ty là: 231.600.000. Sau khi DCPA xác định được mức trọng yếu, các KTV cần tiếp tục tiến hành xác định mức rủi ro mong muốn. đối với khách hàng ABC mức rủi ro mong muốn là: 231.600.000/2 =115.800.000. Do đó, khoản mục nợ phải thu khách hàng được đánh giá là không trọng yếu. Mặt khác, như đã đánh giá ở trên HTKSNB của công ty hoạt động khá hiệu quả nên công việc kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng được đánh giá là tương đối thuận lợi.

Phối hợp, chỉ đạo giám sát và kiểm tra:

Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Các kiểm toán viên đã tiến hành thảo luận rất nhiều với các nhân viên cũng như ban quản lý của công ty ABC. Họ gặp nhau trao đổi về các vấn đề mà các KTV còn chưa rõ về công ty. ABC đã luôn có ý thức hợp tác và trả lời những câu hỏi mà các KTV đưa ra.

Đồng thời, cũng trong quá trình đó, các KTV của DCPA luôn chịu sự giám sát của ban lãnh đạo công ty. Dù ban lãnh đạo công ty không trực tiếp xuống tận ABC nhưng bằng những cuộc điện thoại hay qua internet ban lãnh đạo đã chỉ huy các thành viên trong nhóm một cách nghiêm túc nhất có thể.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện (Trang 26)