III. Ứng dụng việc sửa chữa DNA trong điều trị ung thư
2. Hướng sử dụng sữa chữa DNA trong điều trị ung thư
2.2. Liệu pháp trúng đích
Đây là một hướng điều trị mới dựa trên hiểu biết về cơ chế sữa chữa DNA. Quá trình sinh ung và tăng trưởng của ung thư gồm nhiều bước phức tạp. Khoảng 20 – 30 năm nay, người ta mới nắm được một số mấu chốt của quá trình này: các xáo trộn trong tế bào ở cấp độ phân tử (các prôtêin) và ở các gen (đột biến) trong nhân tế bào. Giống như bắn mũi tên trúng hồng tâm, liệu pháp mới dùng các thuốc sinh học nhắm đúng các xáo trộn đó để điều chỉnh. Từ đó có liệu pháp nhắm đích phân tử hay liệu pháp nhắm trúng đích (LPNTĐ). Các đích nhắm gồm các oncôgen, tế bào ung thư bất tử, sự sinh mạch và các rối loạn đường dẫn truyền tín hiệu tăng trưởng tế bào. Thật vui. Đã chế tạo được các thuốc sinh học khác hẳn các hoá chất.
2.2.2 Các thuốc sinh học và các đích nhắm
a) Nhắm vào oncôgen. Các gen bị đột biến thành oncôgen thúc đẩy tế bào bình
thường tăng trưởng không kiểm soát được và thành ung thư. HER-2, BCR-ABL RAS, MYC là tên quen thuộc của các oncôgen. Trastuzumab là thuốc đầu tiên nhắm đích oncôgen HER-2. Thuốc chẳng có hiệu quả khi không có đột biến (HER2+). Trastuzumab là một kháng thể đơn dòng khoá tay HER2, chận tế bào ung thư tăng trưởng. Từ 2002 oncôgen BCR – ABL là đích nhắm của Imatinib, thuốc điều trị loại ung thư máu gọi là bệnh bạch cầu tuỷ mạn, đáp ứng đến 98%. Cũng là thuốc điều trị hiệu quả bướu mô đệm bao tử – ruột (GIST) nhắm đích gen C.KITT đột biến.
Hình: Cách biến đổi proto - oncogen thành oncogen. (Nguồn: http://www.dieutri.vn/bgsinhlybenh/7-11-
2012/S3057/Sinh-ly-benh-ung-thu.htm#ixzz2pbMxoGTR)
b) Sự bất tử của tế bào ung thư cũng thành đích nhắm. Bình thường các tế bào chết (sau vài chục lần phân bào) theo sự an bài để duy trì cân bằng giữa tế bào sinh ra và chết đi, sửa chữa DNA hay loại bỏ tế bào đột biến có tiềm năng sinh ung. Thật lạ lùng. Các tế bào ung thư không chịu chết theo an bài và trở nên bất
tử. Đã có thuốc Bortezomib nhắm đích proteasôm 26-S làm chết các tế bào ung thư. Từ 2003, Bortezomib được dùng trị ung thư tuỷ khi bệnh lờn hoá trị.
Sự sinh mạch là sự tạo các mạch máu mới vốn cần cho ung thư phát triển và di căn. Kháng sinh mạch cắt đường tiếp vận, khối bướu tan dần đến thật nhỏ rồi ngủ yên. Bevacizumab là thuốc kháng sinh mạch đầu tiên nhắm vào đích VEGF (yếu tố tăng trưởng mạch máu), được chuẩn nhận (2004) cho điều trị ung thư phổi (carcinôm tuyến). Từ 2006, thuốc này cũng được dùng điều trị ung thư ruột già khi thất bại với hoá trị.
c) Đường dẫn truyền EGFR. Ngày càng rõ đường dẫn truyền tín hiệu tăng
trưởng từ ngoài xuyên màng tế bào rồi đến nhân tế bào, kích hoạt tế bào sinh sôi và tăng trưởng. Có nhiều xáo trộn đường dẫn truyền tín hiệu EGFR. Khống chế gen EGFR đột biến, các thuốc Gefitinib (2003) và Erlotinib (2004) được dùng điều trị ung thư phổi tiến xa hoặc di căn. Hai thuốc này chỉ hiệu quả với đột biến EGFR+. Thuốc Cetuximab cũng nhắm vào đích là EGFR dùng điều trị ung thư ruột già di căn (2004) và ung thư vùng đầu cổ tái phát hoặc di căn (2006). Thường dùng phối hợp với hoá trị.