Nhân giống bằng nuôi cấy mô

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nhân giống chuối (Trang 46)

3.1. Ưu điểm của nhân giống bằng nuôi cấy mô

- Hệ số nhân giống cao

- Tạo được một số lượng lớn cây giống cung cấp cho sản xuất. - Cây giống sạch bệnh, khỏe mạnh.

- Cây giống có độ đồng đều cao, khi trồng có khả năng sinh trưởng phát triển tương đương nhau.

- Vườn chuối trồng từ giống nuôi cấy mô sẽ cho thu hoạch đồng loạt, đáp ứng được nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng.

3.2. Nhược điểm của nhân giống bằng nuối cấy mô

- Đòi hỏi kỹ thuật cao, khó tiến hành.

- Giai đoạn nuôi cấy mô thành cây con trong bình nuôi cấy + Đòi hỏi thao tác phức tạp.

+ Môi trường nuôi cấy luôn phải duy trì các nhân tố nằm trong giới hạn thích hợp và sạch mầm bệnh.

Vì thế giai đoạn này chỉ thực hiện được ở những cơ sở chuyên nuôi cấy mô với các nhà chuyên môn tiến hành.

- Giai đoạn ra ngôi, chăm sóc cây con đến khi xuất vườn đem trồng cũng đòi hỏi vườn ươm có đất, phân, các thực liệu khác và kỹ thuật chăm sóc phức tạp hơn nhân giống bằng tách chồi.

Hình 2.3.11. Vườn chuối nuôi cấy mô.

3.3. Phương pháp tiến hành

3.3.1. Giới thiệu giai đoạn nuôi cấy mô tạo cây con

Hình 2.3.13. Cây chuối trong bình nuôi cấy mô.

Lưu ý: Giai đoạn này được tiến hành trong phòng nuôi cấy mô, do các nhà chuyên môn thực hiện (nhà nông không thực hiện giai đoạn này)

- Chọn giống tốt:

+ Giống có năng suất, phẩm chất nông sản cao. + Giống chống chịu sâu bệnh tốt.

+ Giống thích nghi cao với môi trường vùng sản xuất chuối.

- Chọn đỉnh sinh trưởng ở các mầm ngủ trên thân ngầm hay đỉnh sinh trưởng của rễ tơ ở cây sạch bệnh.

- Tiệt trùng tiếp bằng hypoclorit hoặc một số loại hóa chất khác.

- Cắt đỉnh sinh trưởng, mầm ngủ hoặc rễ tơ thành các mảnh khác nhau. - Cấy các lát cắt vào môi trường trong bình nuôi cấy để tạo các cây con. - Các bình nuối cấy có thể để ngoài hành lang hoặc nhà Plastic, sử dụng ánh sáng tự nhiên.

- Cây chuối được nuôi cấy trong điều kiện ánh sáng tự nhiên ít nhất là 20 ngày.

3.3.2. Giai đoạn ra ngôi và chăm sóc cây con

+ Có thể được thực hiện tiếp ở cơ sở nhân giống do các nhà chuyên môn thực hiện.

+ Cũng có thể do nhà nông thực hiện tại khu vực vườn sản xuất cây giống chuối.

Hình 2.3.14. Chuối nuôi cấy mô chuẩn bị ra ngôi ở vườn sản xuất cây giống

Tiến hành:

Cây con đủ tiêu chuẩn ra ngôi

- có 3 - 4 lá và nhiều rễ được lấy ra khỏi bình cấy mô. - Rửa sạch rễ.

- Ngâm 10 phút trong dung dịch Dithane M-45 với liều lượng 5gr/l. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trồng cây con trên luống có giá thể bột dừa hoặc đất giàu dinh dưỡng trong thời gian 1 tháng.

- Mật độ trồng trên luống: Khoảng 500 cây/m2. - Trong giai đoạn này:

+ Cần tưới nước giữ ẩm cho cây con, tưới nước từ 1-2 lần/ngày. + Tưới hoặc phun phân bón lá hữu cơ cho cây.

- Nhổ cây con trên luống, trồng vào từng bầu riêng rẽ.

Hình 2.3.15. Cây chuối con trồng trên luống giá thể bột mùn xơ dừa và cây chuối nhổ từ luống giá thể trồng vô bầu PE.

- Bầu trồng cây có bột dừa, tro trấu (nếu có), phân chuồng hoai, đất với tỷ lệ ngang nhau.

- Các bầu cây con xếp thành luống trong vườn ươm.

- Giai đoạn này tăng dần ánh sáng 60-70%, có thể bỏ hết giàn che trước khi chuyển đi trồng 5-10 ngày.

- Không nên phun phân lên lá, có thể tưới nước phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 1/200. Tưới 10-15 ngày một lần, sau khi tuới nước phân phải rửa lá bằng phun nước sạch.

- Cần chú ý đề phòng sâu bệnh.

- Thời gian cây con ươm trong bầu được khoảng 2 - 3 tháng, cây đủ tiêu chuẩn thì xuất vườn đem trồng.

Hình 2.3.16. Cây con được ra ngôi trong bầu PE

Hình 2.3.17. B, C cây chuối nuôi cấy mô một tháng tuổi. A, B cây chuối nuôi cấy mô ba tháng tuổi.

3.3.3. Tiêu chuẩn cây con khi đưa ra trồng ở vườn sản xuất + Tổng số lá trên cây 7-10 lá tùy giống.

+ Chiều dài lá 15-30cm

+ Trọng lượng cây 150-200 gr. + Có chiều cao 1- 1,2m.

+ Đường kính cổ thân ngầm 8- 10cm.

+ Cây khỏe, không sâu bệnh

Hình 2.3.18. Cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 1. Câu hỏi

1.1. Trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống chuối bằng chồi? 1.2. Trình bày phương pháp nhân giống chuối bằng chồi?

1.3. Trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống chuối bằng củ? 1.4. Trình bày phương pháp nhân giống chuối bằng củ?

1.5. Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô in vitro?

1.6. Trình bày phương pháp tiến hành ra ngôi, chăm sóc cây con trong phương pháp nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành 2.3.1

Tiến hành các thao tác nhân giống chuối bằng chồi.

- Mục tiêu:

+ Phân biệt được chồi đuôi chiên và chồi lá rộng.

+ Nhận biết được chồi sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn của cây giống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sử dụng dụng cụ thích hợp, thực hiện chính xác các bước tách chồi. + Xử lý chồi, trồng chồi con.

+ Đảm bảo an toàn lao động khi thực hành.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học và tinh thần hoạt động nhóm.

- Nguồn lực:

+ Vườn chuối có các loại chồi khác nhau.

+ Vườn sản xuất giống chuối để giâm chồi trước khi đem trồng. + Giấy, bút, thước kẻ để ghi chép.

+ Các dụng cụ tách chồi, xử lý chồi trước khi trồng, đồ bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành:

+ Chia nhóm: Mỗi nhóm 10 – 15 học viên. + Chọn điểm trên vườn chuối để tách chồi. + Nhiệm vụ của nhóm:

* Chọn các loại chồi.

* Tách chồi, xử lý chồi, giâm chồi.

* Ghi chép cụ thể nội dung thực hiện được vào sổ theo dõi thực hành. * Tự đánh giá tình hình thực hiện các yêu cầu của bài thực hành. * Viết bản tường trình kết quả làm việc của từng học viên.

- Thời gian hoàn thành:

+ Thời gian trực tiếp thực hành tại vườn chuối từ 5 giờ – 6 giờ.

+ Thời gian viết tường trình tại nhà nộp bài tường trình vào ngày hôm sau. - Căn cứ vào bản tường trình của học viên để đánh giá theo các tiêu chí sau: + Loại chồi được chọn.

+ Thao tác tách chồi, xử lý chồi, giâm chồi.

+ Sự phối hợp hoạt động nhóm và an toàn lao động.

2.2. Bài thực hành 2.3.2

Tiến hành các thao tác nhân giống chuối bằng củ.

- Mục tiêu:

+ Chọn lựa được củ sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn để nhân giống.

+ Sử dụng dụng cụ thích hợp, thực hiện chính xác các bước nhân giống bằng củ

+ Đảm bảo an toàn lao động khi thực hành.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học và tinh thần hoạt động nhóm.

- Nguồn lực:

+ Vườn chuối có các cây mẹ đạt tiêu chuẩn để lấy củ. + Vườn sản xuất giống chuối để giâm củ.

+ Giấy, bút, thước kẻ để ghi chép.

+ Các dụng cụ đào củ cây mẹ, cắt củ thành các mảnh, xử lý các mảnh củ trước khi giâm, đồ bảo hộ lao động.

- Cách thức tiến hành:

+ Chia nhóm: Mỗi nhóm 10 – 15 học viên.

+ Chọn điểm trên vườn chuối để củ chuối nhân giống. + Nhiệm vụ của nhóm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cắt củ , xử lý mảnh củ, giâm mảnh củ.

* Ghi chép cụ thể nội dung tiến hành vào sổ theo dõi thực hành. * Tự đánh giá tình hình thực hiện các yêu cầu của bài thực hành. * Viết bản tường trình kết quả làm việc của từng học viên.

- Thời gian hoàn thành:

+ Thời gian trực tiếp thực hành tại vườn sản xuất giống: 5 giờ – 6 giờ. + Thời gian viết tường trình tại nhà: Nộp bài tường trình vào ngày hôm sau. - Căn cứ vào bản tường trình của học viên để đánh giá theo các tiêu chí sau: + Các củ chuối được học viên chọn nhân giống.

+ Thao tác cắt củ, xử lý mảnh củ, giâm mảnh củ. + Sự phối hợp hoạt động nhóm và an toàn lao động.

2.3. Bài thực hành 2.3.3

Thực hiện giai đoạn ra ngôi và chăm sóc cây con trong phương pháp nuôi cấy mô

- Mục tiêu:

+ Chọn lọc cây con đủ tiêu chuẩn ra ngôi. + Thao tác xử lý cây con.

+ Thao tác chuẩn bị giá thể và trồng cây con lên luống giá thể.

+ Thao tác chuẩn bị bầu ni lông chứa giá thể, nhổ cây con trồng vào bầu ni lông, sắp xếp thành luống trong vườn ươm.

+ Kỹ thuật chăm sóc cây con trên luống giá thể và trong bầu ở vườn ươm. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết và tiến hành các thao tác.

- Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi thao tác. Sử dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị trong quá trình thực hành.

- Nguồn lực:

+ Cây chuối con trong bình nuôi cấy mô.

+ Vườn sản xuất giống chuối để ra ngôi và chăm sóc cây con. + Giấy, bút, thước kẻ để ghi chép.

+ Các dụng xử lý cây con trước khi ra ngôi, đồ bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành:

+ Chia nhóm: Mỗi nhóm 10 – 15 học viên. + Nhiệm vụ của nhóm:

* Chọn các cây chuối con đủ tiêu chuẩn ra ngôi. * Xử lý cây con trước khi ra ngôi.

* Giâm cây con trên luống giá thể bột xơ dừa.

* Nhổ cây trên luống giá thể trồng vào bầu PE, xếp thành luống. * Chăm sóc và huấn luyện cây con đạt tiêu chuẩn cây giống.

* Ghi chép cụ thể nội dung quan sát được vào sổ theo dõi thực hành. * Tự đánh giá tình hình thực hiện các yêu cầu của bài thực hành.

* Viết bản tường trình kết quả làm việc của từng học viên. - Thời gian hoàn thành:

+ Thời gian trực tiếp thực hành tại ươm : 6 giờ – 8 giờ.

+ Thời gian viết tường trình tại nhà: Nộp bài tường trình vào ngày hôm sau.

- Căn cứ vào bản tường trình của học viên để đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Loại chồi được chọn.

+ Thao tác tách chồi, xử lý chồi, giâm chồi.

+ Sự phối hợp hoạt động nhóm và an toàn lao động.

Lưu ý: Trong thời gian học tập các nội dung khác, học viên tiếp tục chăm sóc vườn cây Giâm chồi, giâm củ và ra ngôi cho đến lúc đạt tiêu chuẩn cây giống xuất vườn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Ghi nhớ

1. Nhân giống bằng tách chồi:

- Phương pháp nhân giống chuối bằng tách chồi dễ tiến hành, nên áp dụng phổ biến ở các cơ sở trồng chuối.

- Chồi được chọn để làm giống tốt nhất là loại chồi đuôi chiên.

- Nếu chồi đã đạt tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính thân, số lá, không sâu bệnh thì đem ra trồng ở vườn sản xuất chuối.

- Nếu chồi được tách ra chưa đạt tiêu chuẩn thì tập trung về giâm ở vườn sản xuất giống để chăm sóc một thời gian, khi đạt yêu cầu cây giống mới đem trồng.

2. Nhân giống bằng củ:

- Là phương pháp nhân giống chuối chưa thật phổ biến hiện nay.

- Phương pháp này khó tiến hành, đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian cho cây giống dài. Từ khi nhân giống đến khi cây chuối cho thu hoạch lâu.

- Cần chú ý chọn củ để nhân giống, xử lý mảnh củ trước khi giâm để chống thối củ. Chăm sóc đúng kỹ thuật để có tỷ lệ cây giống thu được cao.

3. Nhân giống bằng nuôi cấy mô:

- Đây là phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay vì có nhiều ưu điểm. - Phương pháp này đòi hỏi công nghệ cao, khó tiến hành.

- Nhà nông chỉ thực hiện giai đoạn ra ngôi, chăm sóc cây con đạt tiêu chuẩn cây giống để trồng.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun.

- Vị trí: Mô đun “Nhân giống chuối” là một mô đun chuyên môn nghề, trong

chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối. Được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị trồng chuối ”

- Tính chất: Mô đun nhân giống chuối là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm.

II. Mục tiêu.

- Trình bày được đặc điểm thực vật học cây chuối, điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triễn và năng suất chuối.

- Thực hiện được kỹ thuật nhân giống chuối. - Lựa chọn phương pháp nhân giống phù hợp. - Lựa chọn được cây giống tốt để trồng.

- Rèn luyện tính làm việc khoa học, chính xác.

III. Nội dung chính của mô đun

Mã bài Tên các bài dạy

Loại bài dạy

Địa điểm dạy

Thời gian (giờ) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra *

MĐ02-01 học của cây chuốiĐặc điểm sinh Tíchhợp

Phòng học Vườn chuối 10 6 4 MĐ02-02 Chuẩn bị vườn sản xuất giống chuối Tích hợp Phòng học Vườn sản xuất giống 34 4 28 2 MĐ02-03 Thực hiện nhân giống chuối Tích hợp Phòng học Vườn sản xuất giống 34 4 28 2

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 1. Đánh giá bài tập thực hành 2.1.1.

Quan sát mô tả đặc điểm và chức năng các bộ phận trên cây chuối.

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm và từng cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành.

- Căn cứ quá trình theo dõi học viên thực hành và bản tường trình, giáo viên chọn 2 đại diện thuộc 2 nhóm (1 nhóm làm tốt nhất, 1 nhóm chưa tốt) lên trình bày để các nhóm khác theo dõi, nhận xét và đánh giá 2 nhóm.

- Giáo viên đưa ra ý kiến nhận xét cuối cùng cho 2 nhóm được chọn trình bày. Sau đó nêu nhận xét chung cho cả lớp về bài thực hành.

- Đánh giá cụ thể bài thực hành theo các tiêu chí:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thao tác đào cây chuối. Dựa vào kỹ thuật đào.

- Tách từng bộ phận. Dựa vào thao tác sử dụng

dụng cụ tách các bộ phận. - Nêu đặc điểm và chức năng các bộ phận Dựa vào sự mô tả đặc điểm và

chức năng mỗi bộ phận trên cây chuối.

- Đánh giá khả năng hoạt động nhóm và an toàn lao động trong quá trình thực hành của nhóm

Dựa vào kết quả theo dõi của giáo viên, đối chiếu với yêu cầu đặt ra.

2. Đánh giá bài tập thực hành 2.2.1.

Xây dựng vườn ra ngôi – chăm sóc cây con

trong phương pháp nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô.

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm và từng cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành.

- Căn cứ quá trình theo dõi học viên thực hành và bản tường trình, giáo viên chọn 2 đại diện thuộc 2 nhóm (1 nhóm làm tốt nhất, 1 nhóm chưa tốt) lên trình bày để các nhóm khác theo dõi, nhận xét và đánh giá 2 nhóm.

- Giáo viên đưa ra ý kiến nhận xét cuối cùng cho 2 nhóm được chọn trình bày. Sau đó nêu nhận xét chung cho cả lớp về bài thực hành.

- Đánh giá cụ thể bài thực hành theo các tiêu chí:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Chọn vị trí làm vườn ra ngôi. Dựa vào thực tế cách tiến hành của học viên đối chiếu với yêu cầu đã học

- Làm đất, phân khu và chuẩn bị các thực liệu khác trên vườn ra ngôi.

Dựa vào yêu cầu kỹ thuật xới đất, các thực liệu cần có đối

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nhân giống chuối (Trang 46)