Vườn giâm chồi được bố trí như sau:
- Khu thực liệu
+ Là khu vực dự trữ các loại phân bón, chất xử lý chồi và các vật liệu khác dùng cho giâm chồi.
+ Cần bố trí chỗ để các loại phân, đất và các dụng cụ cần thiết được che đậy cẩn thận, tránh thất thoát dinh dưỡng trong phân bón khi thời tiết không thuận lợi.
- Khu tập kết chồi trước khi giâm
+ Chồi con được tách ra tập kết về khu này trước khi đem giâm. + Nơi bố trí dụng cụ để xử lý chồi trước khi giâm.
- Khu giâm chồi
+ Chồi con tách ra từ nhiều nơi khác nhau nên chưa đồng đều và chưa thích ứng cao với môi trường sống độc lập.
+ Giâm chồi nhằm chăm sóc và rèn luyện cây giống trước khi đem trồng. - Đai bảo vệ có thể làm bờ rào kết hợp trồng các loại cây chắn gió tạo thành vành đai bảo vệ xung quanh vườn, mặt khác còn có tác dụng cách ly mầm bệnh, hạn chế phát tán của côn trùng gây hại từ các vùng lân cận.
1.3. Chuẩn bị đất để giâm chồi
- Dọn sạch cỏ dại… đưa ra khỏi khu vực vườn hoặc đốt cháy để tiêu diệt tàn dư cỏ dại và sâu bệnh.
- Khu giâm chồi:
+ Cày xới đất, cày sâu khoảng 20 – 25cm, bừa tơi đất. + Lên liếp
* Mặt liếp rộng 1,0 – 1,2m.
* Liếp dài tùy theo chiều dài của vườn ươm, nhưng không nên vượt quá 20m.
* Chiều cao liếp khoảng 0,2 – 0,4m. * Rãnh liếp rộng khoảng 0,4m.
+ Cuốc hố nhỏ, kích thước hố 20 x 20cm hoặc 20 x 25cm, khoảng cách hố khoảng 30 – 40 cm.
+ Bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai theo hố để chồi giâm chóng bén rễ và sinh trưởng nhanh, đat tiêu chuẩn của cây giống đem trồng.
2. Chuẩn bị vườn nhân giống bằng củ
- Phương pháp nhân giống chuối bằng củ (thân ngầm) được áp dụng khá phổ biến ở Trung quốc, châu Phi, châu Mỹ.
- Hiện nay ở nước ta đã bắt đầu áp dụng phương pháp này.
2.1. Chọn vị trí làm vườn giâm củ
- Vườn giâm củ cần bố trí gần nguồn nước tưới.
- Gần đường giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở cây giống. - Đất có độ bằng phẳng cao, dễ thoát nước.
- Đất tơi xốp, thông thoáng. Tầng đất mặt sâu (ít nhất 40 – 60 cm). - Đất thịt nhẹ, độ màu mỡ cao.
- Độ pH từ 5 – 7, mực nước ngầm thấp (dưới 0,7 - 0,8m).
2.2. Thiết kế và xây dựng vườn giâm củ
Vườn giâm củ được bố trí như sau
- Khu thực liệu
+ Là khu vực dự trữ đất, các loại phân bón, chất xử lý củ và các vật liệu khác dùng cho giâm củ.
+ Cần bố trí chỗ để các loại phân, đất và các dụng cụ cần thiết được che đậy cẩn thận, tránh thất thoát dinh dưỡng trong phân bón khi thời tiết không thuận lợi.
- Khu tập kết củ và xử lý củ trước khi giâm:
+ Củ chuối chọn lọc từ các nguồn khác nhau được tập kết về khu này để cắt thành các mảnh và xử lý phòng trừ mầm bệnh.
+ Cần bố trí các dụng cụ để cắt củ chuối, xử lý mảnh củ trước khi giâm. + Cần thiết kế có mái che, đảm bảo cho việc bảo quản củ chuối trong thời gian xử lý và thuận lợi cho người làm việc.
- Khu giâm củ:
+ Củ chuối khi tách ra thành nhiều mảnh để giâm thì có thể tăng hệ số nhân giống
+ Khu giâm củ phải có mái che để hạn chế tác động của môi trường tự nhiên trong giai đoạn mảnh củ chưa nẩy chồi, giảm lượng mảnh củ bị thối do úng hay nấm bệnh.
+ Khu này được bố trí thành các liếp khác nhau, thuận tiện cho việc chăm sóc theo dõi trong thời kỳ tại vườn ươm củ.
- Đai bảo vệ:
Có thể làm bờ rào kết hợp trồng các loại cây chắn gió tạo thành vành đai bảo vệ xung quanh vườn, mặt khác còn có tác dụng cách ly mầm bệnh, hạn chế phát tán của côn trùng gây hại từ các vùng lân cận.
2.3. Chuẩn bị đất để giâm củ
- Dọn sạch cỏ dại… đưa ra khỏi khu vực vườn hoặc đốt cháy để tiêu diệt tàn dư cỏ dại và sâu bệnh.
- San đất có độ bằng phẳng, phân khu khác nhau. - Khu giâm củ:
+ Cày xới làm tơi đất.
+ Xử lý độ pH đất bằng cách bón vôi bột.
+ Trộn thêm phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai vào đất, trộn đều. + Lên liếp giâm chồi
3. Chuẩn bị vườn nhân giống bằng nuôi cấy mô Invitro (Giai đoạn ra ngôi và chăm sóc cây con)
Đối với cây chuối, hiện nay nhân giống bằng kỹ thuật cấy mô đang được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam.
Nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô có nhiều ưu điểm (nghiên cứu nội dung trong bài “ thực hiện nhân giống chuối”). Tuy nhiên, giai đoạn đầu từ các mô để phát triển hình thành cây con phải được tiến hành trong môi trường của phòng nuôi cấy mô, do các nhà chuyên môn thực hiện.
Nhà nông chỉ có thể tiến hành giai đoạn ra ngôi và chăm sóc cây con đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn để trồng.
3.1. Chọn vị trí làm vườn ra ngôi
- Vườn ra ngôi cần bố trí gần nguồn nước tưới, đảm bảo đủ nước tưới cho cả năm, nhất là mùa khô hạn.
- Gần đường giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở cây giống. - Nếu có thể được thì nên bố trí ở gần các vùng trồng chuối.
- Đất có độ bằng phẳng, dễ bố trí các liếp cây khi ra ngôi.
- Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Tầng đất mặt sâu (ít nhất 40 – 60 cm). - Độ pH từ 5 – 7, mực nước ngầm thấp.
- Vườn phải có diện tích tương đối rộng để dễ bố trí hệ thống các khu khác nhau
3.2. Thiết kế và xây dựng vườn ra ngôi và chăm sóc cây con
3.2.1. Khu vực ra ngôi
- Khu thực liệu bao gồm đất, bột xơ dừa, phân chuồng hoai, phân hữu cơ vi sinh, vôi, lân.
- Khu để cây con lấy ra khỏi bình nuối cấy mô.
- Cả 2 khu này phải được bố trí có nhà mái che để bảo quản tốt phân bón, cây con khi mới đem về.
- Khu giâm cây con mới ra ngôi khu này phải bằng phẳng, đất tơi xốp để dễ lên liếp, có mái che hạn chế cường độ ánh sáng mặt trời, giảm bốc hơi nước và ngăn cản côn trùng gây hại xâm nhập, thích hợp cho cây con mới ra ngôi.
3.2.2. Khu vực chăm sóc và rèn luyện cây giống trước khi đem trồng
- Khu này dành riêng cho giai đoạn chăm sóc, huấn luyện cây giống để đảm bảo cây giống đủ tiêu chuẩn trước khi xuất vườn .
- Các cây con sau giai đoạn giâm ở khu vực ra ngôi trên trong thời gian 1 tháng, được nhổ lên cho vào bầu PE.
- Các bầu PE được xếp thành liếp tiện cho việc chăm sóc cây con.
- Khu này phải có mái che hạn chế ánh sáng, giảm bốc hơi nước, hạn chế sâu bệnh xâm nhập.
- Cây con chăm sóc đến khi đạt tiêu chuẩn mới xuất vườn đem trồng. 3.2.3. Đai bảo vệ
Có bờ rào và lưới dày tạo thành vành đai bảo vệ xung quanh vườn, mặt khác còn có tác dụng cách ly mầm bệnh, hạn chế phát tán của côn trùng gây hại từ các vùng lân cận.
3.3. Chuẩn bị đất và các thực liệu khác để ra ngôi
3.3.1. Ở khu ra ngôi
+ Cày xới đất cho tơi, sạch cỏ dại.
+ Trộn đất với bột xơ dừa, phân hữu cơ hoai, phân vi sinh, vôi bột (nếu đất có pH thấp).
+ Lên liếp đất cao khoảng 20cm – 25cm, rộng khoảng 80 cm – 1m. 3.3.2. Ở khu chăm sóc cây con
+ Đất được đánh tơi xốp.
+ Trộn đều đất với phân hữu cơ hoai, phân vi sinh, vôi bột. Với tỷ lệ 1/2 đất, 1/2 còn lại gồm phân, vôi, bột xơ dừa, tro trấu (nếu có)
+ Đóng đất được trộn đều vào bao PE (bịch nilon) có trọng lượng bầu khoảng 400g để chuẩn bị trồng cây con.
Hình 2.2.1 . Bố trí khu vực ra ngôi chăm sóc cây chuối con cấy mô
B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 1. Câu hỏi
1.1. Trình bày các yêu cầu chọn vị trí, xây dựng vườn giâm chồi và kỹ thuật làm đất để nhân giống chuối bằng giâm chồi ?
1.2. Trình bày các yêu cầu chọn vị trí, xây dựng vườn giâm củ và kỹ thuật làm đất để nhân giống chuối bằng giâm củ?
1.3. Trình bày các yêu cầu chọn vị trí, xây dựng vườn ra ngôi, chăm sóc cây con và kỹ thuật làm đất để ra ngôi, chăm sóc cây trong trong nhân giống chuối nuôi cấy mô?
2. Bài tập thực hành 2.2.1
Xây dựng vườn ra ngôi- chăm sóc cây con trong phương pháp nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô
- Mục tiêu:
+ Trình bày được các yêu cầu chọn ví trí vườn ra ngôi, chăm sóc cây con. + Tiến hành được các yêu cầu kỹ thuật để bố trí các khu trong vườn ra ngôi , chăm sóc cây con.
+ Tiến hành các thao tác chuẩn bị đất cho khu ra ngôi và khu chăm sóc cây con.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học và hợp tác nhóm trong quá trình thực hành.
- Nguồn lực:
+ Cây con trong bình nuôi cấy mô. + Vườn ra ngôi, chăm sóc cây con.
+ Phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh, bột xơ dừa, bột tro trấu, vôi bột, bao nilon, ống xúc đất cho vào bao, dụng cụ làm dàn che.
+ Giấy, bút thước kẻ để ghi chép.
+ Các loại dụng cụ cuốc, thuổng, xà beng, cày xới đất. - Cách thức tiến hành:
+ Chia nhóm: Mỗi nhóm 10 – 15 học viên. + Nhiệm vụ của nhóm:
* Trình bày lý thuyết các yêu cầu chọn vị trí làm vườn ra ngôi. * Phối hợp nhóm thực hiện yêu cầu của nội dung bài thực hành.
* Ghi chép cụ thể nội tiến hành vào sổ theo dõi thực hành: như phân khu, làm đất, giâm cây con lên luống giá thể bột xơ dừa, nhổ cây con trên luống giá thể trồng vô bầu PE.
* Viết bản tường trình kết quả làm việc của từng học viên. - Thời gian hoàn thành:
+ Thời gian học viên trực tiếp thực hành tại vườn chuối: 18 giờ – 20 giờ. + Thời gian viết tường trình tại nhà: Nộp bài tường trình vào ngày hôm sau. - Căn cứ vào kết quả theo dõi các bước thao tác của các nhóm và từng học viên, kết hợp nội dung bản tường trình của học viên để đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Trình bày chính xác các bước kỹ thuật xây dựng vườn ra ngôi, chăm sóc cây con trước khi đem ra trồng.
+ Khả năng làm việc hợp tác của nhóm.
C. Ghi nhớ:
Yêu cầu chuẩn bị vườn sản xuất giống chuối bằng tách chồi, giâm củ hay ra ngôi trong kỹ thuật nuôi cấy mô đều phải đảm bảo:
- Chọn vị trí làm vườn phải phù hợp điều kiện đất đai, địa hình, nguồn nước tưới, giao thông đi lại để chuyên chở cây giống.
- Xây dựng vườn sản xuất giống có đủ các khu vực cần thiết như: + Khu thực liệu và các phương tiện phục vụ cho sản xuất giống. + Khu giâm chồi hay giâm củ hoặc ra ngôi.
- Mỗi khu cần có sự bố trí hợp lý về diện tích, trang thiết bị…
- Đất để giâm chồi, giâm củ, ra ngôi phải được cày xới, xử lý, bón thêm phân chuồng mục, phân vi sinh, vôi bột. Nếu ra ngôi cây nuôi cấy mô còn cần bột xơ dừa, bột tro trấu làm giá thể trên luống giâm cây mới ra ngôi và trồng cây trong bầu PE.
BÀI 3: THỰC HIỆN NHÂN GIỐNG CHUỐI Mã bài: MĐ02-03
Mục tiêu
- Trình bày được các tiêu chuẩn chọn cây giống tốt.
- Thực hiện được các bước nhân giống chuối tương ứng với mỗi hình thức nhân giống.
- Rèn luyện được tính làm việc khoa học và chính xác.
A. Nội dung
1. Nhân giống từ tách chồi
1.1. Ưu điểm
- Đây là hình thức nhân giống phổ biến của nhà nông, cách thực hiện đơn giản dễ tiến hành.
- Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của cây mẹ, do đó cây con mới tách ra để trồng đã có sức sống cao.
- Thời gian từ khi tách chồi đem trồng đến khi có thu hoạch quả chuối ngắn.
1.2. Nhược điểm
- Chồi con đem trồng ở vườn được lấy từ nhiều nguồn, nhiều khóm khác nhau, khi trồng trên một vườn thì độ đồng đều trong sinh trưởng, phát triển giữa các cây không cao, thu hoạch sản phẩm có thể không đồng loạt.
- Chồi làm cây giống được lấy từ nhiều nguồn, nhiều khóm khác nhau, nên khó kiểm soát sâu bệnh ngay từ đầu, dễ mang theo mầm bệnh về vườn trồng.
- Vận chuyển chồi tập trung về vườn trồng khó khăn, dễ gây tổn thương đến chồi con làm giống.
- Hệ số nhân giống không cao.
1.3. Phương pháp tiến hành
1.3.1. Chọn chồi để nhân giống - Chọn giống tốt để lấy chồi:
+ Giống có năng suất, phẩm chất nông sản cao. + Giống chống chịu sâu bệnh tốt.
Thường có 2 loại chồi con: Chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng (chủ yếu nhân giống chồi đuôi chiên trong vườn ươm)
- Chồi con đuôi chiên:
+ Chuối thường sinh chồi đuôi chiên từ tháng 4, tháng 5.
+ Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, chồi con sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng mạnh.
+ Loại chồi này có đường kính gốc to, cây có dạng như đuôi con cá chiên, nên gọi là chồi đuôi chiên.
Hình 2.3.1. Chồi con đuôi chiên
+ Chồi đuôi chiên sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ sinh trưởng mạnh và nhanh ra buồng, sản lượng cao.
+ Chọn loại chồi này để nhân giống hoặc thay thế cây mẹ ở những vườn chuối lưu niên. Mùa trồng vào tháng 8 – 9 là rất tốt.
+ Còn có một dạng chồi con đuôi chiên sinh trưởng vào cuối mùa thu. Khi sang mùa đông, điều kiện nhiệt độ hạ thấp, cây ngừng sinh trưởng và qua đông.
+ Loại chồi này có thể dùng để trồng chuối vụ xuân. Tỷ lệ sống khá cao song nhược điểm dễ bị sâu bệnh gây hại, nhất là sâu vòi voi.
- Dạng chồi con lá rộng:
+ Sinh ra từ mảnh thân ngầm còn lại của cây mẹ (chuối con mồ côi) hoặc từ những cây mẹ yếu ớt.
+ Do khi mọc lên không có cây mẹ hỗ trợ nhiều, nên nhanh chóng hình thành bộ lá để có thể sống độc lập.
+ Tốc độ sinh trưởng của thân giả chậm. Thân giả có đường kính phần ngọn và gốc tương đương nhau (thân giả hình ống tre).
+ Trồng loại chồi nay lâu bén, tốc độ sinh trưởng chậm, cho năng suất thấp
Hình 2.3.2. Chồi con lá rộng
Lưu ý:
+ Chồi con ra khỏi thân cây mẹ nếu đạt tiêu chuần thì đem trồng ở vườn sản xuất không cần giâm trong vườn ươm.
+ Chỉ có trường hợp chồi con tách ra từ cây mẹ có kích thước nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn về chiều cao thân, đường kính thân và số lá thật thì tập trung về vườn sản xuất cây giống để giâm.
Mục đích:
Trong thời gian giâm ở vườn sẽ huấn luyện cây giống thích nghi hơn với môi trường tự nhiên, mặt khác tạo nên những cây con có độ đồng đều cao hơn và đạt tiêu chuẩn cây giống khi đem trồng.