Phương pháp tách chồi

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nhân giống chuối (Trang 39)

Dụng cụ dùng để tách chồi: Dùng dụng cụ tách chồi gồm mai, thuổng, xà beng, xẻng,len, cuốc…

Hình 2.3.4. Dụng cụ tách chồi

- Bước 1:

+ Dùng xả beng (hoặc thuổng) đào sâu và rộng phía ngoài gốc chồi.

+ Dùng xẻng chắn đứt các rễ phía ngoài của chồi, lấy đất lên tạo vành hố sâu phía ngoài gốc chồi.

Hình 2.3.5. Bước 1 tách chồi

- Bước 2:

+ Dùng xả beng (hoặc thuổng) đào sâu chắn đứt phần thân ngầm liên kết giữa cây mẹ và chồi con.

+ Bẩy từ từ để cho gốc chồi tách ra khỏi gốc cây mẹ.

Lưu ý: Khi bẩy gốc chồi con phải hết sức cẩn thận, không làm tổn thương đến chồi và cả cây mẹ

- Bước 3:

+ Khi gốc chồi con tách hẳn khỏi gốc cây mẹ thì dùng hai tay nâng chồi con lên khỏi hố đào chồi.

+ Lưu ý:

* Khi nâng chồi lên phải cẩn thận để không làm dập thân chồi.

* Đảm bảo an toàn lao động trong các thao tác tách chồi.

Hình 2.3.7. Bước 3 tách chồi

- Những chồi đạt tiêu chuẩn cây giống thì đem trồng ở vườn sản xuất chuối (không qua giai đoạn giâm ở vườn sản xuất giống)

+ Tiêu chuẩn chồi trồng:

Cây cao khoảng 80 cm – 1m, có 5- 7 lá được hình thành trên chồi, cây không bị sâu bệnh.

+ Xử lý chồi trước khi trồng:

* Cắt bỏ bớt rễ. Những cây giống được tách ra nếu có lá to, dài có thể cắt bỏ bớt, chỉ để lại khoảng 1/3 tàu lá nhằm giảm bớt sự mất nước khi cây sinh trưởng chưa ổn định, giúp cây mau hồi phục.

* Có thể cắt bớt phần thân giả của chồi trước khi trồng (cắt cách cổ thân ngầm khoảng 20 – 30cm)

+ Cách trồng ( Thực hiện ở MĐ 03 - 02)

- Những chồi còn có chiều cao, số lá chưa đạt tiêu chuẩn cây giống tiếp tục giâm ở vườn sản xuất giống chuối, chăm sóc đến khi đạt tiêu chuẩn mới xuất vườn để trồng.

Sau khi tập kết cây giống về khu vực thực liệu cần bố trí nhân công chọn các chồi con đủ tiêu chuẩn ươm giống (đó là những chồi đuôi chiên chưa đủ tiêu chuẩn cây giống đưa ra trồng ở vườn sản xuất) khỏe, không sâu bệnh

+ Phân loại chồi ươm:

Bố trí nhân công phân các loại chồi có cùng độ cao, đường kính ươm thành từng khu riêng biệt để tiện chăm sóc trong quá trình ươm giống

+ Xử lý chồi trước khi giâm: * Cắt bớt rễ và những phần vỏ thân ngầm (củ) bị sùng, hà.

* Xử lý chồi bằng cách nhúng củ chồi vào dung dịch phân chuồng mục loảng với phân lân + Captan (hoặc thuốc tím KMnO4 3/100). Để diệt mầm bệnh.

Hình 2.3.8. Cắt bỏ rễ chồi

- Giâm chồi:

+ Trên mỗi luống có thể giâm 5 – 6 hàng.

+ Khoảng cách chồi 40 x 40cm hoặc 40 x 50cm.

- Chăm sóc sau khi ươm: Sau khi trồng xong vườn ươm cần theo dõi về tình hình sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh thường xuyên.

+ Tưới nước: Sau khi trồng xong, tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Tránh tưới quá nhiều gây úng nước làm thối rễ của chồi khi chưa ổn định.

+ Bón thúc: Khi cây giống phát triển ổn định 20 – 30 ngày, bón thúc bằng cách tưới dung dịch phân vô cơ pha loảng 1/150. Sau 10 ngày tưới 1 lần và tăng dần tỷ lệ phân, tưới khảng 3 lần.

+ Làm cỏ: Nhổ cỏ dại trong vườn ươm. Trong vườn ươm phải luôn luôn sạch cỏ dại. Chú ý làm cỏ bằng tay tránh tổn thương đến cây chuối con

+ Bảo vệ thực vật: Theo dõi thường xuyên tình hình sâu bệnh để phát hiện sớm có phương án xử lý kịp thời.

- Huấn luyện trước khi xuất vườn

+ Dỡ bỏ dần dàn che, tăng dần cường độ (lượng ánh sáng trực xạ) ánh sáng tự nhiên gần với khu vực sản xuất.

+ Ưu tiên chăm bón cho những cây sinh trưởng chậm, để kịp với nhu cầu cây giống trồng sản xuất.

- Biện pháp làm tăng chồi con từ cây mẹ, nâng cao hiệu suất nhân giống: + Vun cao đất tơi xốp vào gốc cây mẹ khoảng 50 – 60cm.

+ Trồng cây mẹ với mật độ dày (cách nhau khoảng 1,5m).

+ Tăng cường bón các chất dinh dưỡng, đặc biệt là phân chứa N. 1.3.3. Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn:

- Cây cao khoảng 80 cm – 1m, - Có 5 - 7 lá thật.

- Đường kính gốc từ 8 – 12 cm - Cây khỏe. Cây không bị sâu bệnh.

2. Nhân giống từ thân ngấm (củ) cây chuối mẹ

- Đây là phương pháp nhân giống chuối khá phổ biến ở Trung Quốc, các nước ở Châu Phi và Châu Mỹ

- Phương pháp này bắt đầu được áp dụng ở nước ta.

2.1.Cơ sở khoa học

- Trên thân ngầm của chuối có nhiều mầm ngủ tương đương với số lá.

- Trong điều kiện bình thường, mầm ngủ bị ức chế, không nảy mầm phát triển thành cây con được.

- Sau khi chặt buồng cây mẹ, một số mầm ngủ phát triển thành cây con và có tác dụng ức chế các mầm ngủ còn lại.

Dựa vào đặc tính đó, hiện nay một số nơi đã dùng củ chuối (thân ngầm) để nhân giống.

2.2.Ưu và nhược điểm

2.2.1. Ưu điểm

- Một củ có thể cắt thành nhiều mảnh khi nhân giống cho nên hệ số nhân giống tương đối cao so với tách chồi.

- Cây giống có sức sống tốt.

- Khống chế được các mầm bệnh và sâu hại.

- Cây giống mọc ra từ mầm ngủ trên mảnh củ tương đối đống đều, khi trồng dễ chăm sóc và thu hoạch.

2.2.2. Nhược điểm

- Kỹ thuật nhân giống đòi hỏi cao, khó tiến hành.

- Mảnh củ chối dễ bị thối nên tỷ lệ đạt được thấp nếu xử lý không tốt. - Giá thành cao hơn nhân giống bằng tách chồi.

- Thời gian từ khi nhân giống đến lúc cây giống đem trồng và cho thu hoạch sẽ dài hơn phương pháp nhân giống bằng tách chồi.

2.3. Phương pháp tiến hành

2.3.1. Chọn củ giống

- Chọn giống tốt để lấy củ:

+ Giống có năng suất, phẩm chất nông sản cao. + Giống chống chịu sâu bệnh tốt.

+ Giống thích nghi cao với môi trường vùng sản xuất chuối.

- Chọn cây mẹ tốt, có củ lớn, nhiều mầm và không bị sâu bệnh.

- Đào lấy củ, khi đào cẩn thận tránh tổn thương đến mầm.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nhân giống chuối (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w