Kiến nghị cho vấn đề giám sát an toàn vĩ mô hoạt động tài chính tại Việt

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô thận trọng chính sách vĩ mô (Trang 43)

6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu

3.2.2. Kiến nghị cho vấn đề giám sát an toàn vĩ mô hoạt động tài chính tại Việt

cũng tồn tại sự thiếu vắng hoạt động giám sát an toàn vĩ mô. Hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào giám sát an toàn vi mô trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp. Giám sát an toàn vi mô chỉ ngăn chặn sự bất ổn của từng định chế tài chính, trên cơ sở thiên về giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro. Do đó tồn tại hai vấn đề hiện hữu: thứ nhất, rủi ro chưa được xem xét tới; thứ hai, có những rủi ro nằm ngay trong những chính sách mà các định chế tài chính phải tuân thủ. Có những quy định quá ngặt nghèo hoặc có những quy định quá lỏng lẻo khiến cho việc chấp hành gặp phải khó khăn. Do đó, phải kết hợp giám sát cả những rủi ro và vấn đề tuân thủ, giám sát cả chính sách lẫn định chế tài chính (Hà Huy Tuấn, 2013).

Một vấn đề đáng được lưu ý nữa là các chính sách, khuôn khổ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính Việt Nam chưa hoàn thiện, khuôn khổ pháp lý cho chính sách an toàn vĩ mô chưa có, hệ thống chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu triển khai. Do đó, trong thời gian tới, cần thiết phải xây dựng các cơ chế giám sát an toàn vĩ mô phù hợp để ổn định hoạt động thị trường tài chính của Việt Nam.

3.2.2. Kiến nghị cho vấn đề giám sát an toàn vĩ mô hoạt động tài chính tại Việt Nam Việt Nam

Nhìn từ các quốc gia trên thế giới và thực trạng nền kinh tế, Việt Nam rất cần một khuôn khổ chính sách và một thể chế hữu hiệu để duy trì, đảm bảo ổn định tiền tệ - tài chính, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm quốc tế, cũng như thực tế cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng chỉ rõ về mặt thể chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên đóng vai trò quan trọng, là đầu mối trong giám sát an toàn vĩ mô nhằm duy trì ổn định tài chính đồng thời nhấn mạnh sự phối hợp chính sách và phối hợp hành động giữa các cơ quan trong mạng an toàn tài chính (Vũ Nhữ Thăng, 2014).

Bên cạnh đó, một số giải pháp được các chuyên gia đưa ra để hoàn thiện hoạt động giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô thận trọng chính sách vĩ mô (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)