Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô thận trọng chính sách vĩ mô (Trang 28)

6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu

2.3.1. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tiền tệ

Hệ thống ngân hàng là kênh dẫn truyền chủ yếu của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ, đồng thời làm giảm các rủi ro tiềm ẩn. Chính sách thận trọng vĩ mô tác động vào hệ thống ngân hàng từ đó tương quan đến chính sách tiền tệ. Do đó, cần thiết phải có chính sách tiền tệ phản ứng kịp thời với diễn biến thực tế của hệ thống tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, và cùng phối hợp để giảm những ảnh hưởng không mong muốn đến chính sách thận trọng vĩ mô.

Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi mục tiêu cơ bản của mình, chẳng hạn như ổn định giá cả, chính sách tiền tệ cũng xung đột đến mục đích của chính sách thận trọng vĩ mô, do đó cần sử dụng các công cụ một cách thích hợp để chính sách thận trọng vĩ mô giải quyết những kết quả không mong muốn của chính sách tiền tệ nhằm

tạo điều kiện để chính sách tiền tệ có thể theo đuổi mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả.

Mặt khác, có thể thấy rằng các công cụ của chính sách thận trọng vĩ mô cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thứ nhất, đó là do giới hạn việc cho vay, giới hạn đầu tư, chi tiêu vào các lĩnh vực nào đó của nền kinh tế thì có thể ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế. Thứ hai, những lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế có thể làm sai lệch chính sách giám sát thận trọng vĩ mô trong việc lựa chọn nên thắt chặt hay nới lỏng về chính sách, đặc biệt khi việc lượng hóa ảnh hưởng của quyết định đó trong thực tế để điều chỉnh chính sách lại kịp thời lại rất khó khăn. Ngoài ra, khi chính sách quá thận trọng và chặt chẽ, và không đúng thời điểm, nhất là khi kinh tế đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ, sẽ gây ra tâm lý muốn lách luật, gây rủi ro hệ thống ngoài tầm kiểm soát của thanh tra giám sát và các nhà làm chính sách.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách là rất cần thiết với sự ổn định hệ thống tài chính. Do vậy, Ở nhiều nước hiện nay, NHTW được giao cả hai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách thận trọng vĩ mô. Mô hình này mặc dù có nhiều ưu điểm như đảm bảo rằng chính sách giám sát vĩ mô có sự tham gia của các chuyên gia phân tích tài chính và kinh tế vĩ mô, nhà tạo lập chính sách hàng đầu của NHTW; các số liệu và phân tích phục vụ cho việc hoạch định chính sách giám sát vĩ mô, cũng được chia sẻ cho việc hoạch định chính sách tiền tệ và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như có thể làm giảm uy tín của NHTW khi chỉ một trong hai mục tiêu không đạt được, và khi không có sự phân chia rõ ràng nhiệm vụ chức năng của NHTW trong việc thực thi giữa hai chính sách trên thì hiệu quả sẽ bị giảm xuống.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô thận trọng chính sách vĩ mô (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)