Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 95)

quyền của người biểu diễn

Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện tại đã phần nào đáp ứng được vấn đề bảo hộ quyền liên quan nói chung và bảo hộ quyền của người biểu diễn nói riêng. Tuy nhiên, để các quy định của pháp luật thực sự đi vào đời sống, người biểu diễn thực sự được thụ hưởng các quyền và lợi ích chính đáng thì việc hoàn thiện các quy định của pháp luật sao cho đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích này của người biểu diễn luôn là vấn đề cần thiết. Sau quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả xin đưa ra một vài kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của người biểu diễn bao gồm:

- Thứ nhất, tác giả xin kiến nghị đối với quy định về thời hạn bảo hộ

quyền của người biểu diễn trong luật Sở hữu trí tuệ. Theo quy định của Luật

Sở hữu trí tuệ năm 2005, thời hạn bảo hộ quyền liên quan của người biểu diễn là năm mươi năm tính từ năm tiếp theo cuộc biểu diễn được định hình. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của người biểu diễn. Việc quy định thời hạn bảo hộ chung là năm mươi năm cho cả quyền nhân thân và quyền tài sản của người biểu diễn là chưa thực sự phù hợp với thực tiễn đời sống và chưa thực sự bảo vệ tốt nhất quyền của người biểu diễn. Trong mối quan hệ với quyền tác giả, quyền liên quan có mối quan hệ mật thiết, luôn tồn tại song song với quyền tác giả. Quyền nhân thân trong quyền liên quan về bản chất cũng tương tự như quyền nhân thân

trong quyền tác giả. Tuy nhiên, trong quyền tác giả, quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn, trong khi quyền nhân thân của người biểu diễn trong quyền liên quan lại chỉ được bảo hộ có thời hạn là năm mươi năm. Chẳng hạn, cùng là quyền nhân thân, trong quyền tác giả có quyền “đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác

phẩm được công bố, sử dụng” được bảo hộ vô thời hạn, trong khi quyền nhân

thân của người biểu diễn là quyền “được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát

hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn” lại chỉ được bảo hộ có

thời hạn năm mươi năm tính từ năm tiếp theo cuộc biểu diễn được định hình. Việc quy định như vậy đã làm hạn chế bớt quyền của người biểu diễn, dễ dẫn tới các hành vi làm ảnh hưởng tới quyền cũng như uy tín, danh dự của người biểu diễn sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ đối với cuộc biểu diễn. Không lẽ mặc nhiên sau năm mươi năm tính từ ngày cuộc biểu diễn được bảo hộ thì người biểu diễn không còn được giới thiệu tên khi phát hành bản ghi âm, ghi hình có chứa cuộc biểu diễn hay phát sóng chương trình phát sóng cuộc biểu diễn và bất cứ ai cũng được quyền xuyên tác, cắt xén, sửa chữa sự vẹn toàn hình tượng của người biểu diễn làm ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của người biểu diễn.

Để khắc phục được những hạn chế bất cập như trên, chúng ta cần sửa đổi các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ theo hướng bảo hộ quyền nhân thân của người biểu diễn giống với bảo hộ quyền nhân thân trong quyền tác giả về mặt thời hạn. Cụ thể, sửa đổi khoản 1 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ theo hướng bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản có sự tách biệt về thời gian. Quyền tài sản vẫn được bảo hộ có thời hạn là năm mươi năm, còn quyền nhân thân có thời hạn bảo hộ là vô thời hạn. Có như vậy mới đảm bảo được tốt nhất quyền của người biểu diễn, cũng phù hợp với bản chất của quyền nhân thân trong quyền sở hữu trí tuệ, góp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền

làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của người biểu diễn, thúc đẩy hơn nữa hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người biểu diễn để tạo ra nhiều cuộc biểu diễn chất lượng nghệ thuật cao phục vụ công chúng.

- Thứ hai, kiến nghị về việc nâng cao mức phạt hành chính đối với

hành vi vi phạm quyền của người biểu diễn. Hiện nay, việc xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định này thì mức phạt cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn là mức 40.000.000 đồng được quy định tại Điều 25 đối với hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình. Thiết nghĩ, đây là mức phạt chưa đủ sức răn đe vì so với lợi nhuận mà các đối tượng xâm phạm quyền của người biểu diễn thu được thì mức phạt như vậy còn quá nhẹ. Do đó, cần nghiên cứu điều chỉnh cách tính mức phạt cao hơn, nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm sao cho mức phạt tối thiểu cũng phải cao hơn lợi nhuận xác định được do hành vi vi phạm gây ra.

- Thứ ba, tác giả xin đưa ra kiến nghị về việc thành lập tổ chức quản lý

tập thể quyền của người biểu diễn. Quyền của người biểu diễn có thể được

thực hiện trực tiếp bởi từng nghệ sỹ nhưng một cá nhân riêng lẻ, đặc biệt trong điều kiện môi trường kỹ thuật số khó có thể kiểm soát và quản lý toàn bộ việc khai thác, sử dụng cuộc biểu diễn và bản ghi âm cuộc biểu diễn của mình. Vì vậy, việc thành lập một tổ chức nghề nghiệp hay hiệp hội chịu trách nhiệm quản lý tập thể quyền của người biểu diễn góp phần tăng cường hiệu quả công tác bảo hộ loại hình quyền này. Với thực trạng người biểu diễn ở Việt Nam có thể là một lao động trong biên chế nhà nước, là lao động của

một doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay một lao động tự do, cần thiết thành lập một tổ chức quản lý tập thể quyền của người biểu diễn, tổ chức này có thể đại diện và quản lý quyền cho người biểu diễn thuộc mọi thành phần kinh tế và hoạt động biểu diễn trong mọi lĩnh vực.

- Một số kiến nghị khác

+ Để việc giải quyết các tranh chấp về quyền của người biểu diễn tại Tòa án được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và công minh thì một trong những kiến nghị mà tác giả đưa ra là không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán theo hướng chuyên sâu về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, đa số cán bộ, Thẩm phán của các Tòa án còn thiếu kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, rất ít cán bộ, Thẩm phán được đào tạo về sở hữu trí tuệ. Do vậy, cần chú trọng xây dựng các mục tiêu và chương trình đào tạo có hệ thống để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ở các Tòa án hiện nay, tiến tới mô hình có các Thẩm phán chuyên xét xử các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Cần chú trọng công tác bồi dưỡng theo chuyên đề kết hợp với việc tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về sở hữu trí tuệ và triển khai các công tác này một cách rộng khắp để cho đông đảo các cán bộ Thẩm phán có thể tiếp cận được. Tòa án nhân dân tối cao cũng cần thường xuyên thực hiện việc tổng kết công tác thực tiễn, công tác xét xử các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở đó tổ chức rút kinh nghiệm về nghiệp vụ giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ để phổ biến cho Tòa án nhân dân các cấp.

+ Bên cạnh đó, việc tiếp tục tăng cường sự hợp tác, thi hành các điều ước quốc tế đa phương và song phương về quyền tác giả, quyền liên quan đang có hiệu lực tại Việt Nam cũng là vấn đề cần được chú trọng. Chúng ta phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam, đảm bảo cho công chúng được thưởng thức các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học

tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Mặt khác, chúng ta cũng phải từng bước thực hiện nghĩa vụ pháp lý với các nước, mở rộng quan hệ quốc tế thông qua các giao dịch về việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng với tổ chức, pháp nhân các quốc gia trên thế giới.

Theo chủ trương hội nhập quốc tế, chúng ta sẽ tiếp tục chủ động tham gia đàm phán các hiệp định song phương và đa phương về kinh tế, đầu tư, thương mại, dịch vụ, trong đó có các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. Là quốc gia đang phát triển, vì vậy chúng ta phải tận dụng kinh nghiệm của các quốc gia có nền công nghiệp bản quyền phát triển, chủ động tạo ra cơ hội để nhận sự hợp tác, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia.

+ Đối với các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương cần phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet, trong môi trường kỹ thuật số, ở lĩnh vực xuất bản, đối với chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình và việc thu phát tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Tình trạng các loại hình từ tác phẩm viết, điêu khắc, hội họa, sân khấu, âm nhạc, chương trình phát thanh truyền hình đến trò chơi trí tuệ, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng... đang được truyền phát trên internet bất hợp pháp, ở rất nhiều địa chỉ, tên miền khác nhau, phải được kiểm tra và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Vì vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần lựa chọn một số vụ việc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tác giả, quyền liên quan để đưa ra xét xử như trong vụ án trọng điểm nhằm giáo dục, răn đe.

Để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý và thực thi, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đến việc bổ sung

nguồn nhân lực quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan cũng như các trang thiết bị và các điều kiện vật chất liên quan khác. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, sáng tạo, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại quốc gia và trong hội nhập những năm tới.

KẾT LUẬN

Trong thời đại phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp ghi âm, công nghiệp điện ảnh và đặc biệt gần đây là Internet đã dẫn đến tình trạng sao chép và phân phối bản sao cuộc biểu diễn một cách bất hợp pháp đến đông đảo quần chúng trở nên phổ biến. Điều này làm ảnh hưởng tới việc khai thác quyền của người biểu diễn gây ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế của người biểu diễn. Ở một khía cạnh khác, các hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn còn gây ảnh hưởng xấu đến việc khuyến khích đầu tư, sáng tạo đối với người biểu diễn. Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ quyền của người biểu diễn được đặt ra hết sức cần thiết và quan trọng. Các quy định về quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng trong hệ thống các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam về cơ bản đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ cho chủ thể quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm hợp lý một số các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại những bất cập như đã phân tích trong chương 3 của luận văn. Chính vì vậy, để bảo hộ quyền của người biểu diễn ngày càng đạt hiệu quả cao trong thực tiễn thì việc nghiên cứu sửa đổi các quy định chưa phù hợp của pháp luật hiện hành là hết sức cần thiết.

Với ý nghĩa như trên, trong phạm vi luận văn này, trước hết tác giả mong muốn cung cấp một cái nhìn toàn diện về các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộ quyền của người biểu diễn. Qua đó phân tích các nội dung pháp lý cơ bản để thấy được những mặt ưu cũng như hạn chế của một số quy định. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị quan trọng như kiến nghị về thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn, kiến nghị về việc nâng cao mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quyền của người biểu diễn và kiến nghị về việc thành lập tổ chức quản lý tập thể quyền của người biểu diễn. Theo quan điểm của cá nhân tác giả, việc đưa ra các kiến nghị này nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý về việc bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2006), Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật

Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, Hà Nội.

2. Chính phủ (2006), Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

3. Chính phủ (2010), Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí

tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ,

Hà Nội.

4. Chính phủ (2011), Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/09/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự,

Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định

xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, Hà Nội.

6. Cục Bản quyền tác giả (2011), Cục Bản quyền tác giả tổng kết công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan năm 2010 và giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội.

7. Trần Minh Dũng (2010), “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp

hành chính”, http://thanhtra.most.gov.vn.

8. Trần Văn Hải (2010), “Những bất cập trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan”, Tạp

chí Luật học, (7).

10. Liên hợp quốc (1961), Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản

xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng, Rome.

11. Khánh Nhi (2012), “Cuộc chiến băng đĩa lậu”, http://www.nguoiduatin.vn. 12. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

13. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

14. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 15. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

16. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

17. Quốc hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

18. Quốc hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)