Quyền tài sản của người biểu diễn

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 36)

2.3.2.1. Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình

Tại Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì định hình được hiểu là: “sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để

từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt” [1, Điều 4 , Khoản 5].

Quyền này được hiểu là quyền được ghi âm, ghi hình trực tiếp các cuộc biểu diễn. Nói cách khác, định hình cuộc biểu diễn chính là đặt cuộc biểu diễn

vào một hình thức vật chất nhất định. Với tư cách là quyền tài sản nên quyền này luôn thuộc về chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Theo đó, chủ sở hữu quyền liên quan có thể tự mình thực hiện việc ghi âm, ghi hình, có thể thông qua người khác thực hiện công việc này theo mục đích và lợi ích của mình hoặc có quyền cho hay không cho phép người khác ghi âm, ghi hình trực tiếp cuộc biểu diễn đó. Định hình cuộc biểu diễn có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là bước ghi lại những giá trị sáng tạo tinh thần của người biểu diễn. Đây chính là bước đầu tiên để thực hiện bước tiếp theo là sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn.

2.3.2.2. Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình trên bản ghi âm, ghi hình

Sao chép cuộc biểu diễn là việc tạo ra các bản sao ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn. Trong đó được coi là sao chép trực tiếp nếu bản ghi âm, ghi hình được tạo ra từ bản định hình lần đầu tiên về âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn (còn gọi là băng gốc, đĩa gốc), được coi là sao chép gián tiếp nếu bản ghi âm, ghi hình không được tạo ra từ chính bản ghi âm, ghi hình gốc. Đây là một trong những quyền độc quyền của người biểu diễn. Với quyền sao chép này người biểu diễn sẽ tạo ra các bản sao cuộc biểu diễn của mình để từ đó thực hiện một quyền khác mà pháp luật cho phép đó là phân phối tới công chúng bản sao cuộc biểu diễn của mình.

2.3.2.3. Phát sóng hoặc truyền theo cách khác tới công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng

Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến tới công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được.

định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng [1, Điều 31, Khoản 3].

Luật Sở hữu trí tuệ đã xác định quyền phát sóng là quyền tài sản luôn thuộc về chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Trừ trường hợp cuộc biểu diễn được thực hiện với mục đích để phát sóng.

2.3.2.4. Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được

Quyền phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn chính là quy định của pháp luật cho phép người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn được thu về các giá trị vật chất từ các giá trị tinh thần mà cuộc biểu diễn và người biểu diễn mang lại. Đây chính là phương thức đền bù xứng đáng công sức hoạt động nghệ thuật của người biểu diễn, đồng thời cũng tạo cơ sở cho người biểu diễn thúc đẩy hoạt động đầu tư sáng tạo các tác phẩm mới. Khi xác định người biểu diễn được hưởng các quyền nào trong các quyền nói trên cần phải căn cứ vào tư cách chủ thể của họ đối với cuộc biểu diễn. Người biểu diễn có thể mang một trong hai tư cách chủ thể: hoặc là chủ sở hữu quyền liên quan hoặc là chỉ mang tư cách người biểu diễn. Nếu được xác định là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn có tất cả các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của mình. Nếu chỉ là người biểu diễn mà không đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngoài các quyền nhân thân, người biểu diễn được hưởng một khoản tiền thù lao khi người khác sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất cứ hình thức nào hoặc sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong các trường hợp này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa

người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)