2.4.2.1. Các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao
Trên cơ sở các nguyên tắc giới hạn quyền của người biểu diễn, Luâ ̣t Sở hữu trí tuệ quy đi ̣nh về các trường hợp sử du ̣ng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bao gồm:
a)Tự sao chép mô ̣t bản nhằm mu ̣c đích nghiên cứu khoa ho ̣c của cá nhân;
b)Tự sao chép mô ̣t bản nhằm mu ̣c đích giảng da ̣y , trừ trường hợp cuô ̣c biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng da ̣y;
c) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;
d) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng [16, Điều 32].
Tại điểm 10 khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thì “Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào,
định tại khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sao chép là quyền độc quyền của người biểu diễn hoặc chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Các chủ thể này có thể tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện quyền sao chép. Tuy nhiên Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ đã dành ra một số trường hợp ngoại lệ đối với quyền sao chép đó là: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân; hoặc nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm ghi hình đã được công bố để giảng dậy. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp sao chép với số lượng lớn hơn một bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để phục vụ mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại vẫn phải xin phép, vẫn phải trả tiền cho chủ sở hữu quyền liên quan. Tuy nhiên, việc bắt buộc các trường hợp khi sao chép (với số lượng lớn hơn một bản) bản ghi âm, ghi hình để sử dụng cá nhân, phi thương mại phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan khó có thể thực hiện được trên thực tế. Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh các thiết bị và phương tiện để sao chép, mỗi cá nhân đều dễ dàng có cơ hội sở hữu cũng như sử dụng các phương tiện như máy ghi âm, máy tính, máy photocopy, máy fax, máy ghi đĩa CD, VCD… ngay tại gia đình dẫn đến việc sao chép cá nhân không thể kiểm soát, quản lý được.
Bên cạnh đó, có một số môi trường thường xuyên có hoạt động sao chép với số lượng lớn nhưng không vì mục đích thương mại như các cơ sở nghiên cứu, đào tạo… Vì vậy, nhiều quốc gia đã sửa đổi quy định về sao chép cho phù hợp hơn, vừa bảo vệ được quyền lợi của người sáng tạo, tạo điều kiện bù đắp những công sức, chi phí mà họ phải bỏ ra đồng thời tạo cơ chế thực thi hiệu quả. Cụ thể, pháp luật về bản quyền của nhiều quốc gia cho phép nhưng kết hợp chặt chẽ với cơ chế “trả phí đền bù bản quyền” (remuneration) cho chủ sở hữu quyền, như Điều 20.3 Đạo luật quyền tác giả Thụy Sĩ quy định
việc trả phí đền bù bản quyền của những người sản xuất vật ghi và thiết bị ghi. Thiết nghĩ, Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên mở rộng hơn ngoại lệ cho việc sao chép với mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại, cụ thể, thay vì buộc các chủ thể này khi sao chép (với số lượng lớn) phải xin phép, trả tiền cho chủ sở hữu quyền liên quan, chúng ta có thể thu một khoản tiền đền bù bản quyền của những nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các thiết bị và vật ghi.
Một trường hợp sử dụng quyền liên không phải xin phép không phải trả tiền thù lao khác được Luật Sở hữu trí tuệ quy định là “Trích dẫn hợp lý nhằm
mục đích cung cấp thông tin”. Vậy, hiểu “trích dẫn hợp lý” thế nào cho đúng?
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 thì trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích thuần túy đưa tin và phải phù hợp với các điều kiện sau:
- Phần trích chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin;
- Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn, phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn được sử dụng để trích dẫn.
Như vậy, một cuộc biểu diễn được trích dẫn một cách phù hợp với mục đích thuần túy đưa tin trong các chương trình thời sự hoặc các kênh truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng khác thì sẽ được hưởng ngoại lệ của quyền liên quan là không phải xin phép, không phải trả thù lao đối với chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Suy cho cùng việc trích dẫn cuộc biểu diễn nhằm cung cấp thông tin ngoài việc đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của đông đảo công chúng còn có ý nghĩa trong việc giới thiệu, quảng bá tác phẩm và hình ảnh của người biểu diễn đến quần chúng nên trường hợp này được quy
định 1à ngoại lệ của việc sử dụng quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn là hoàn toàn hợp lý.
Bên cạnh các trường hợp trên pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ nữa của việc sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao đó là: “Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm
thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng”. Theo quy định của Luật
Sở hữu trí tuệ thì quyền tạo bản sao cuộc biểu diễn là quyền độc quyền của người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, theo trường hợp ngoại lệ này khi tổ chức phát sóng được hưởng quyền phát sóng thì có thể tự làm bản sao tạm thời cuộc biểu diễn để phát sóng mà không phải xin phép và trả thù lao cho người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 có giải thích:
Bản sao tạm thời của tổ chức phát sóng được hưởng quyền phát sóng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ chính thức [1, Điều 34].
Như vậy , việc tạo ra bản sao tạm thời để phát sóng và được hưởng ngoại lệ này của tổ chức phát sóng phải đáp ứng được hai điều kiện đó là bản sao tạm thời đó phải là bản đi ̣nh hình có thời ha ̣n và phải nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng.
2.4.2.2. Các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao
Ngoài các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ, nhà làm luật còn có quy định riêng các trường hợp sử dụng quyền
của người biểu diễn không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao theo Điều 33 luật này. Theo đó các trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng (hay chỉ đơn thuần là sử dụng các bản ghi này trong hoạt động kinh doanh, thương mại) có hoặc không có tài trợ, quảng cáo, thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Đây là ngoại lệ dành riêng cho những trường hợp mà do đặc thù của lĩnh vực hoạt động, những chủ thể này thường xuyên sử dụng bản ghi âm, ghi hình để phục vụ cho nhu cầu giải trí của công chúng như: các tổ chức phát sóng, chủ thể khác sử dụng tác phẩm, bản ghi để phát sóng; các chủ thể sử dụng bản ghi âm trong hoạt động kinh doanh, thương mại như vũ trường, nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, các trang web nhạc… Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này trong quá trình sử dụng quyền liên quan pháp luật quy định họ không phải xin phép chủ thể của quyền liên quan nhưng vẫn phải trả thù lao khi sử dụng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là người sử dụng sẽ phải trả tiền cho tất cả các chủ thể được liệt kê trong điều luật hay chỉ một hoặc một số chủ thể nhất định?
Nếu theo Điều 29 Luâ ̣t Sở hữu trí tuệ thì trong trường hợp người biểu diễn không phải là chủ đầu tư thực hiê ̣n cuô ̣c biểu diễn thì ho ̣ chỉ có các
quyền nhân thân đối với cuô ̣c biểu diễn ; chủ đầu tư sẽ có các quyền tài sản , trong đó có quyền đi ̣nh hình, sao chép, phát sóng bản ghi cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, nếu theo quy đi ̣nh của Điều 33 thì cả người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi đều được trả thù lao khi bản ghi được phát sóng hoặc được sử dụng trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh , thương ma ̣i . Liên quan đến vấn đề này , Công ước Rome quy định:
Nếu mô ̣t bản ghi âm được công bố vì mu ̣c đích thương ma ̣i hoă ̣c mô ̣t bản sao của bản ghi âm như vâ ̣y được sử du ̣ng trực tiếp để phát sóng hoặc cho bất kì sự truyền đạt nào đến công chúng thì một khoản tiền thù lao hợp lý phải được người sử dụng trả cho người biểu diễn hoă ̣c cho nhà sản x uất bản ghi âm , ghi hình hoặ c cho cả hai [10, Điều 12].
Như vâ ̣y, Công ước Rome đã đưa ra quy đi ̣nh mở cho các quốc gia khi quy đi ̣nh về vấn đề này . Trên thực tế , viê ̣c ai sẽ được hưởng thù lao khi bản ghi được sử du ̣ng để phát sóng hoă ̣c sử du ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh sẽ do các chủ thể của quan hê ̣ này tự d o thỏa thuâ ̣n. Tuy nhiên, trong thực tế ở Viê ̣t Nam, khi ghi âm, ghi hình hầu như các nhà sản xuất và người biểu diễn chỉ thỏa thuận về thù lao biểu diễn mà không hề thỏa thuận về quyền hưởng thù lao khi bản ghi đó được sử dụng dưới các hình thức khác . Để tránh tranh chấp về quy ền lợi giữa những chủ thể , Điều 33 Luâ ̣t Sở hữu trí tuệ nên quy đi ̣nh rõ tiền thù lao sẽ được trả cho chủ sở hữu bản ghi âm , ghi hình được sử dụng. Tùy từng trường hợp, chủ sở hữu bản ghi có thể là người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi hoặc tổ chức phát sóng hoặc họ có thể thỏa thuận là đồng chủ sở hữu và được hưởng thù lao theo thỏa thuâ ̣n.