Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài (Trang 53)

2)

2.7.3 Phương hướng phát triển

- Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công ty là nắm bắt cạnh tranh với các công ty khác, đồng thời không ngừng tìm kiếm và ký kết them nhiều hợp đồng nhưng vẫn đảm bảo đúng tiến độ sản xuất theo từng đơn đặt hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường hiện nay thì con người là một yếu tố quyết định sự thành đạt hay thất bại của công ty. Do đó công ty phải sắp xếp một bộ máy gọn nhẹ mà các thành viên trong bộ máy cần có phẩm chất tốt nhạy bén và năng động để quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty cho nên cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề…

CHƯƠNG BA

THỰC TẾ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SXTM LƯU ĐỨC TÀI 3.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Với quy trình công nghệ sản xuất mũ bảo hiểm tương đối phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Sản xuất theo nhu cầu thị trường và nguyên vật liệu bỏ ra gồm nhiều loại nên khó có thể tính toán chính xác số lượng nguyên vật liệu đã bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm.

Xuất phát từ đặc điểm này và trải qua nhiều năm kinh nghiệm công ty đã xác lập ra định mức chi phí nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành bao gồm cả chi phí hao hụt.

Như vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là từng loại sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu bỏ ra cho từng sản phẩm riêng theo định mức, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì được tập hợp chung rồi cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu.

3.2 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất

3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Nội dung và phương pháp hạch toán

Tất cả các nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định, giá trị của chúng được chuyển hết một lần vào thành phẩm. Trong quá trình tham gia vào sản xuất, dưới tác động của lao động, vật liệu biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo thành thực thể sản phẩm.

Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu mà phân thành vật liệu chính vật liệu phụ.

Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính được theo dõi trên tài khoản 1521.

Các loại nguyên vật liệu chính bao gồm: nhựa, vỏ nón loại 1, vỏ nón loại 2, xốp loại 1, xốp loại 2.

Nguyên vật liệu phụ sử dụng kết hợp với vật liệu chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các vật liệu phụ được theo dõi trên tài khoản 1522 bao gồm: vải, nút bóp đồng, decall, da, khóa loại 1, khóa loại 2, quai đeo, sơn thường, sơn bóng, xăng nhật.

Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Công thức tính:

Trị giá NVL Trị giá NVL

Trị giá tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Số lượng NVL = x NVL xuất xuất kho Số lượng NVL Số lượng NVL trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

 Chứng từ sử dụng

+ Phiếu đề nghị xin lãnh vật tư

+ Phiếu xuất kho

+ Phiếu nhập kho

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 621- “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.

 Sổ sách sử dụng

+ Sổ cái tài khoản 621

+ Sổ chi tiết tài khoản 621

+ Sổ nhật ký chung.

 Lưu đề luân chuyển chứng từ tài khoản 621

Hằng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho NVL kế toán nhập vào máy vi tính sau đó dữ liệu tự động chuyển vào sổ nhật ký chung, sổ cái 621 và sổ chi tiết 621.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 44 +

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ tài khoản 621

 Các nghiệp vụ phát sinh

Công ty xuất nguyên vật liệu chia làm 3 đợt xuất theo định mức nguyên vật liệu đã được thiết lập (phụ lục 1 bảng định mức nguyên vật liệu xuất dùng tháng 1/2011).

Đợt 1 vào ngày 1/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT010111 ngày 1/1/2011 (phụ lục 2 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT010111) với trị giá nguyên vật liệu là 379.039.924 đ. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư số PX0435 ngày 1/1/2011 với tổng số tiền là 379.039.924 đ (phụ lục 3 phiếu xuất kho số PX0435), kế toán định khoản:

Nợ TK 621 379.039.924 đ Có TK 152 379.039.924 đ

Đợt 2 vào ngày 10/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT020111 ngày 10/1/2011 (phụ lục 4 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT020111) với trị giá là 379.878.113 đ. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư số PX0436 ngày 10/1/2011 với tổng số tiền là 379.878.113 đ (phụ lục 5 phiếu xuất kho PX0436), kế toán định khoản:

Nợ TK 621 379.878.113 đ Có TK 152 379.878.113 đ

Đợt 3 vào ngày 20/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT030111 ngày 20/1/2011 (phụ lục 6 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT030111) với trị giá là 347.487.566 đ. Kế toán lập phiếu xuất

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 45 Phiếu

nhập kho, phiếu xuất

kho

Sổ chi tiết chi phí NVL

Sổ nhật ký chung Sổ cái

kho vật tư số PX0437 ngày 20/1/2011 với tổng số tiền là 347.487.566 đ (phụ lục 7 phiếu xuất kho số PX0437), kế toán định khoản:

Nợ TK 621 347.487.566 đ Có TK 152 347.487.566 đ

Vào ngày 31/1/2011 kế toán tập hợp chi phí NVL sản xuất trong tháng 1 năm 2011 với số tiền là 1.106.405.603 đ kế toán kết chuyển chi phí NVL TT vào tài khoản 154 kế toán định khoản: (xem phụ lục 8 sổ nhật ký chung, phụ lục 9 sổ cái TK621)

Nợ TK 154 1.106.405.603 đ Có TK 621 1.106.405.603 đ

 Phương pháp phân bổ chi phí NVLTT

Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: công ty phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức tiêu hao NVL để sản xuất ra trên một đơn vị sản phẩm (phụ lục 10 bảng định mức nguyên vật liệu tháng 1)

Tỷ lệ của từng loại chi phí nguyên vật liệu được tính bằng công thức lấy tổng chi phí NVL phát sinh theo định mức của SP đó chia cho tổng chi phí nguyên vật liệu phát sinh của toàn công ty.

Ví dụ: Tính tỷ lệ chi phí NVLTT của mũ bảo hiểm Sagalux

= 422.567.249 / 1.106.405.603 = 0,382

= 38,2 %

Vậy tỷ lệ chi phí NVLTT của SP mũ bảo hiểm Sagalux là 38,2%, tương tự cho các SP khác (xem phụ lục 10 bảng định mức nguyên vật liệu tháng 1 năm 2011).

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 46 Tỷ lệ chi phí NVL Sagalux =

Chi phí NVL của Sagalux phát sinh Tổng chi phí NVL phát sinh

3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

 Nội dung và phương pháp hạch toán

Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Việc tính toán đầy đủ các khoản chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ tiền lương của công ty tiến tới quản lý tốt về chi phí giá thành.

Công ty tính tiền lương cho nhân viên dựa trên thời gian lao động thực tế trong một tháng. Cách tính này được tính bằng cách cố định ngày công chuẩn được quy định trong một tháng.

Thời gian làm việc của công nhân được quy định như sau:

- 26 ngày làm việc trong một tháng

- 06 ngày làm việc trong 1 tuần

- 08 giờ làm việc trong một ngày Công thức tính tiền lương như sau :

Ví dụ: Tính tiền lương thực tế cho Trần Thị Mỹ Linh với ngày công thực tế là 23 ngày, lương căn bản là 3 triệu đồng, ngày công chuẩn trong tháng là 26 ngày, phụ cấp 100.000 đ và tiền cơm 520.000 đ.

Theo công thức tính lương ta có:

Tiền lương thực tế = (3.000.000/26) x 23 + (520.000/26) x 23 +100.000 = 3.213.846 đ

 Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng thanh toán tiền lương.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 47 Tiềnlương

thực tế =

Lương căn bản Ngày công chuẩn

x Số ngày làm việc thực tế

Các khoản phụ cấp khác +

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 622 - “ Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.

 Sổ sách sử dụng : - Sổ nhật ký chung - Sổ cái tài khoản 622 - Sổ chi tiết tài khoản 622.

 Lưu đề luân chuyển chứng từ cho tài khoản 622

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ tài khoản 622

 Nghiệp vụ phát sinh

Dựa vào bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 1 năm 2011 ngày 31/1/2011 (phụ lục 12 bảng thanh toán tiền lương) với tổng tiền lương của công nhân sản xuất là 108.136.923 đ và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất là 8.580.000 đ trong đó BHXH là 6.864.000 đ, BHYT là 1.287.000 đ, BHTN là 429.000 đ, kế toán định khoản:

- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 48 - Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành

- Bảng chấm công

Bảng thanh toán tiền lương

Sổ chi tiết chi phí nhân công Bảng trích BHXH, BHYT, BHTN Sổ nhật ký Sổ cái TK 622

Nợ TK 622 108.136.923 đ Có TK 334 108.136.923 đ

- Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất Nợ TK 622 8.580.000 đ

Có TK 3383 6.864.000 đ Có TK 3384 1.287.000 đ Có TK 3389 429.000 đ

- Ngày 31/1/2011 kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 1 năm 2011 với số tiền là 116.716.923 đ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154 (phụ lục 13 sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, phụ lục 14 sổ nhật ký chung, phụ lục 15 sổ cái tài khoản 622), kế toán định khoản:

Nợ TK 154 116.716.923 đ Có TK 622 116.716.923 đ

 Sơ đồ tập hợp và kết chuyển chi phí NCTT

334 622 154 108.36.923 116.716.923 3383 6.864.000 3384 1.287.000 3389 429.000

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tập hợp và kết chuyển chi phí NCTT

 Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ theo tỷ lệ chi phí NVL TT (phụ lục 16 bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương). Trong đó tỷ lệ chi phí NVL TT lấy từ bảng định mức nguyên vật liệu tháng 1 năm 2011.

Ví dụ: phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho SP mũ bảo hiểm Sagalux với tổng chi phí NCTT phát sinh là 116.716.923 đ. Tỷ lệ chi phí NVL TT của Sagalux là 38,2%.

- Chi phí NCTT Sagalux = Tỷ lệ chi phí NCTT Sagalux x Tổng chi phí NCTT = 0,382 x 116.716.923

= 44.585.865 đ

Tính toán tương tự cho các SP còn lại ta được: - Chi phí NCTT Ufolux = 0,222 x 116.716.923 = 25.911.157 đ - Chi phí NCTTSaga = 0,2635 x 116.716.923 = 30.754.909 đ - Chi phí NCTTUfo = 0,1304 x 116.716.923 = 15.219.887 đ

3.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung

 Nội dung và phương pháp hạch toán

Để tiến hành sản xuất sản phẩm, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp doanh nghiệp phải còn bỏ ra các chi phí mang tính chất phục vụ và quản lý chung toàn phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng mà phải tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp sau đó mới phân bổ cho từng sản phẩm.

 Chứng từ sử dụng trong việc quản lý chi phí sản xuất chung là: - Bảng thanh toán tiền lương

- Phiếu xuất kho

- Hóa đơn GTGT

- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định - Hóa đơn tiền nước, tiền điện thoại,…

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 627 – “ Chi phí sản xuất chung”

 Sổ sách sử dụng : - Sổ chi tiết tài khoản 627 - Sổ nhật ký chung

- Sổ cái TK 627

 Lưu đề luân chuyển chứng từ cho tài khoản 627

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ tài khoản 627

3.2.3.1 Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng

Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2011, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (phụ lục 12 bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2011) với số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng là 4.662.308 đ, kế toán định khoản:

Nợ TK 627 (6271) 4.662.308 đ Có TK 334 4.662.308 đ

Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2011, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (phụ lục 12) với tổng số tiền trích theo lương của nhân viên phân xưởng là 400.000 đ, kế toán định khoản:

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 51 - Bảng tính khấu hao TSCĐ

- Hóa đơn - Phiếu chi

Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung

Nợ TK 627 (6271) 400.000 đ Có TK 3383 320.000 đ Có TK 3384 60.000 đ Có TK 3389 20.000 đ

3.2.3.2 Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất

Ngày 12 tháng 1 năm 2011 công ty mua một số công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng số 0002767 (phụ lục 18 Hóa đơn GTGT) với số tiền là 3.224.000 đ, kế toán định khoản:

Nợ TK 627 (6273) 3.224.000 đ Nợ TK 1331 322.400 đ Có TK 111 3.546.400 đ

3.2.3.3 Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định công ty bao gồm :

- TSCĐ dùng cho phân xưởng sản xuất như: nhà xưởng, hệ thống khuân máy, nhà kho, hệ thống phun sơn, hệ thống sấy, máy lạnh công nghiệp,…

- TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng: xe máy, xe tải.

- TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như xe Toyota camry,…

Hiện nay công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng các tài sản sử dụng ở bộ phận nào thì tính khấu hao ở bộ phận đó.

Mức tính khấu hao bình quân của TSCĐ được tính bằng công thức: Nguyên giá TSCĐ

Tổng thời gian khấu hao

Ví dụ: Tính mức trích khấu hao bình quân cho TSCĐ là nhà kho dùng cho bộ phận sản xuất với nguyên giá tài sản này là 295.688.405 đ thời gian khấu hao dự tính là 20 năm.

Mức trích khấu hao BQ = 295.688.405 / (20 x12) = 1.232.035 đ

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 52 Mức khấu hao BQ =

Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 1 năm 2011 ( xem phụ lục 18) với số tiền khấu hao TSCĐ cho bộ phận phân xưởng là 27.476.710 đ, kế toán định khoản:

Nợ TK 627 (6274) 27.476.710 đ Có TK 214 27.476.710 đ

3.2.3.4 Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng ở bộ phận sản xuất bao gồm có: tiền điện, tiền nước, tiền sữa chữa máy móc thiết bị.

Căn cứ vào chứng từ phát sinh là hóa đơn GTGT tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại, tiền sửa chữa máy móc thiết bị sử dụng ở phân xưởng sản xuất với tổng số tiền thanh toán là 28.453.500 đ, kế toán định khoản:

Nợ TK 627 (6277) 28.453.500 đ Nợ TK 1331 2.845.350 đ

Có TK 331 31.298.850 đ .

Vào ngày 31 tháng 1 năm 2011 kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 1 với tổng số tiền là 64.216.518 đ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản 154, kế toán định khoản:

Nợ TK 154 64.216.518 đ

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w