2)
1.4.2 Các phương pháp tính giá thành
1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất với số lượng lớn, chu trình sản xuất ngắn, số lượng mặt hàng ít. Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít sản phẩm được sản xuất ở những phân xưởng riêng biệt.
Công thức tính như sau:
Trong đó:
Z: Tổng giá thành sản xuất
Dd , Dc: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Csx: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị =
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Ưu điểm: tính toán nhanh chóng đơn giản thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
Nhược điểm: chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, các doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn sản phẩm dở dang ít.
1.4.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước
Áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều công đoạn, hoặc khi doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh bán thành phẩm do đó phải tính được giá thành bán thành phẩm và giá thành thành phẩm.
Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự mỗi công đoạn chế biến ra một bán thành phẩm. Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Đặc điểm của loại hình sản xuất này luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể có ở tất cả các công đoạn.
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành BTP Trình tự tiến hành như sau:
- Căn cứ vào các chi phí phát sinh ở công đoạn 1 tính giá thành BTP ở công đoạn 1.
- Căn cứ vào giá thành BTP ở công đoạn 1 chuyển qua làm chi phí NVL công đoạn 2 và các chi phí phát sinh ở công đoạn 2 để tính giá thành BTP ở công đoạn 2.
- Căn cứ vào giá thành BTP ở công đoạn (n-1) chuyển qua làm chi phí NVL của công đoạn (n-1) và các chi phí phát sinh ở công đoạn n để tính giá thành ở công đoạn n.
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành BTP Công thức tính:
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát dở dang đầu kỳ + sinh trong kỳ
= x Số lượng sản phẩm + Số lượng SPDD
hoàn thành cuối kỳ
Trình tự tính giá thành không phân bước có thể khái quát qua sơ đồ sau:
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 24 Chi phí sản xuất
Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ trình tự tính giá thành sản phẩm phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Ưu điểm: Các công đoạn diễn ra chặt chẽ và có kế hoạch sản xuất ổn định Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.
1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất sử dụng một thứ NVL thu được nhiều sản phẩm khác nhau (hóa chất, cơ khí, dệt kim, điện cơ, …) chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành chính là sản phẩm hoàn thành.
Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí dở dang cuối kỳ.
Trình tự tính giá thành: SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 25 Chi phí sản xuất ở công đoạn 1 Chi phí sản xuất ở công đoạn 2 Chi phí sản xuất ở công đoạn n
Chi phí sản xuất của công đoạn 1 trong
thành phẩm
Chi phí sản xuất của công đoạn 2 nằm trong
thành phẩm
Chi phí sản xuất của công đoạn n trong
thành phẩm
Giá Thành
Sản Phẩm
- Bước 1: Quy đổi số lượng tất cả các sản phẩm ra thành 1 loại sản phẩm tiêu chuẩn và quy đổi số lượng SPDD theo hệ số.
Tổng số lượng của Tổng số lượng SP sản Hệ số quy đổi sản phẩm quy đổi xuất thực tế của từng SP từng sản phẩm Tổng số lượng SPDD quy đổi = Số lượng SPDD x Hệ số quy đổi. - Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
- Bước 3: Xác định giá thành SP quy đổi
Tổng giá thành Trị giá SPDD Chi phí sản xuất Trị giá SPDD cuả sản phẩm đầu kỳ phát sinh trong kỳ cuối kỳ - Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm quy đổi
Tổng giá thành sản phẩm quy đổi =
Tổng số lượng sản phẩm quy đổi - Bước 5: Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm
Tổng giá thành thực Số lượng sản phẩm Hệ số của Giá thành của tế từng sản phẩm sản xuất thực tế sản phẩm 1 SP quy đổi
- Bước 6: Xác định giá thành đơn vị thực tế của từng SP Tổng giá thành thực tế =
Số lượng thực tế của SP hoàn thành
Ưu điểm: Tính được nhiều loại sản phẩm cho cùng một quy trình.
Nhược điểm: Vấn đề lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính, tính toán phức tạp. SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 26 = x + = _ x x = Giá thành một SP quy đổi Giá thành thực tế 1 SP
1.4.2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm là tính giá thành theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết theo từng đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành là thời điểm hoàn thành đơn đặt hàng.
Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí liên quan đến từng đơn đặt hàng đó. Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí gián tiếp phải phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp.
Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.
Ưu điểm: linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm tới từng đơn đặt hàng. Tính chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng từ đó xác định được giá bán và lợi nhuận riêng cho từng đơn đặt hàng.
Nhược điểm:
- Rời rạc chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác nhau.
- Nếu nhận được nhiều đơn đặt hàng thì gây khó khăn cho việc sản xuất và phân bổ
- Sẽ gặp khó khăn nếu khách hàng yêu cầu báo giá trước.
1.4.2.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế
tạo,... Để giảm bớt khối lượng hạch toán kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và giá thành sản phẩm từng loại.
Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tính giá thành là từng quy cách của sản phẩm trong nhóm.
Phương pháp tính:
- Bước 1: Tính giá thành định mức của SP trên cơ sở định mức về kinh tế kỹ thuật với số lượng BTP và số lượng SP hoàn thành.
- Bước 2: Xác định tỷ lệ giá thành
Tổng giá thành thực tế =
Tổng giá thành định mức - Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng SP
Giá thành thực tế = Giá thành định mức x Số lượng SP hoàn thành xTỷ lệ giá thành Ưu điểm: Phương pháp này cho phép nhanh chónh phát hiện các khoản chêch lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này,... nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra các quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí hợp lý có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
Nhược điểm: theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng kế toán phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm này.
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 28 Tỷ lệ giá thành thực tế và
1.4.2.6 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ
Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ để tính trị giá sản phẩm chính kế toán loại trừ chi phí sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất.
Trình tự tính:
Tổng giá thành Trị giá SPDD Chi phí phát sinh Trị giá SPDD Chi phí SX SP chính đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ SP phụ
Trong đó chi phí SX SP phụ được tính theo tỷ trọng sau: Chi phí sản xuất phụ
Tỷ trọng chi phí SX phụ =
Tổng chi phí sản xuất Chi phí Tỷ trọng chi phí Chi phí từng khoản
sản xuất phụ SX SP phụ mục tương đương
Ưu điểm: việc hạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng nên dễ dàng cho việc kiểm tra, theo dõi.
Nhược điểm: doanh nghiệp cần đầu tư thêm máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm phụ, khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính.
1.5 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 29
= + - -
152 621 154 152,153 Tập hợp CP Kết chuyển CP Nhập kho vật liệu
NVLTT NVLTT CCDC gia công xong
334,338,335 622 111,1528,138 Tập hợp CP Kết chuyển CP Phế liệu thu hồi được
NCTT NCTT từ sản xuất 111,152,214 627 155 Tập hợp CP Kết chuyển CP Nhập kho thành phẩm SXC SXC 632,157 Sản phẩm gởi đi bán
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG HAI
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SXTM LƯU ĐỨC TÀI
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài
- Tên công ty: Công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài - Năm thành lập 2007
- Giấy phép kinh doanh số: 4102049687 do Sở Kế Hoạch TP.HCM cấp - Địa chỉ: 37/3D1, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM
- Vốn điều lệ: 1.900.000.000 VND
- Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất thương mại về sản phẩm mũ bảo hiểm.
- Mã số thuế: 0304969974 - Email: luuductai@gmail.com - Điện thoại: 08.6255.4656 - Fax: 08.6255.4663
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài được thành lập bởi sự nhiệt huyết của Giám Đốc công ty. Nắm trong tay vốn kiến thức am hiểu về thị trường và kỹ thuật, kinh nghiệm lâu năm cùng với sự ủng hộ của mọi người mà Công ty đã ra đời chỉ với1.900.000.000 làm vốn Kinh Doanh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. công ty đã cho ra đời các dòng sản phẩm là nón bảo hiểm đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của cục khảo thí đo lường chất lượng Việt Nam. Từ khi Công ty được thành lập và đi vào hoạt động đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ có nguồn nhân lực tâm huyết, chất lượng tốt, chất lượng sản phẩm ngày một cải thiện đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, Công ty nhanh chóng ổn định, doanh thu tăng dần, quy mô mở rộng hơn và trở thành Công ty vững mạnh. Khách hàng thân thiết tăng dần qua các năm, có những dòng sản phẩm đã được đặt hàng độc quyền bởi các nhãn hiệu nổi tiếng như Protec.
2.3 Chức năng và nhiệm vụ
2.3.1 Chức năng
Công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài là một công ty chuyên sản xuất và thương mại về các sản phẩm bằng vật liệu nhựa composite.
2.3.2 Nhiệm vụ
Là một đơn vị doanh nghiệp chuyên về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bằng vật liệu composite. Công ty phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về an toàn sản phẩm. Sản phẩm đặc trưng là nón bảo hiểm, vì vậy công ty càng chú trọng hơn đến yếu tố kỷ thuật và mỹ thuật để đảm bảo an toàn cao nhất cho người sử dụng khi tham gia giao thông, cũng như thoải mái nhất khi sử dụng nó với vẻ đẹp tự tin thời trang.
Nghiên cứu thị trường thực hiện các biện pháp mới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Chấp hành pháp luật, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài chính, an toàn trong lao động, sản xuất của nhà nước.
Thực hiện tốt các chính sách về chất lượng sản phẩm.
Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên.
2.4 Cơ cấu tổ chức
* Cơ cấu bộ máy quản lý:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 32 Ban Giám Đốc Phòng quản lý sản xuất Phòng tài chính kế toán Phòng nhân sự Phòng kinh doanh
- Tổng số nhân viên quản lý công ty là 20 người.
- Trình độ nhân viên tốt nghiệp đại học là 8 người, chiếm tỷ lệ 40% - Trình độ từ trung học là 12 người, chiếm tỷ lệ 60%
* Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
- Ban giám đốc
Giám Đốc là người đứng đầu thành lập Công ty có đầy đủ quyền hạn để điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.
Giám đốc có quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình sản xuất, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các nhân viên trong Công ty. Có quyền khen thưởng, kỹ luật nhân viên công ty. Xây dựng các ban ngành các quy chế tuyển dụng trong toàn Công ty phù hợp với quy định quản lý kinh tế, tài chính, lao động xã hội do nhà nước ban hành.
Ban giám đốc là những người vạch ra chiến lược, đường lối chính sách đúng đắn trong sản xuất hoạt động kinh doanh của công ty cho từng thời gian, từng giai đoạn cụ thể, ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với khách hàng.
- Phòng quản lý sản xuất
Theo dõi tình hình sản xuất, và thực hiện nhiệm vụ thiết kế mẫu theo hợp đồng.
Tổ chức sản xuất theo đúng tiến độ, thời gian và số lượng, đáp ứng chất lượng theo yêu cầu.
- Phòng kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh, theo dõi mọi hoạt động của công ty và báo cáo lên ban giám đốc.
Đối ngoại và xây dựng những hình ảnh tốt đẹp cho công ty.
Tiếp cận tất cả các đối tượng khách hàng giao dịch trong và ngoài nước.
Thực hiện các nhiệm vụ mà ban giám đốc giao, vạch ra kế hoạch phát triển thị trường, phát triển khách hàng. Theo dõi ghi nhận giải quyết những yêu cầu khiếu nại của khách hàng thể hiện các phương châm trong chính sách đảm bảo chất lượng