Phương pháp tập hợp chi phí

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài (Trang 30)

2)

1.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí

Phương pháp trực tiếp

Đối với chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng và kế toán có thể tập hợp chi phí riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng thì chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Cuối kỳ chi phí sản xuất được tập hợp vào bên nợ TK 154 (doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc TK 631 (nếu doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ) theo từng đối tượng sản phẩm để tính giá thành.

Nội dung và kết cấu của tài khoản 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

Bên nợ: Tổng hợp CPSX phát sinh trong kỳ (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC).

Bên có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ.

- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.

Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. Phương pháp gián tiếp

Đối với chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau mà kế toán không thể theo dõi chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh tùy theo từng loại chi phí mà kế toán lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp như phân bổ theo định mức tiêu hao, hệ số tiêu hao, trọng lượng thành phẩm, số giờ máy chạy,…

1.3.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

 Khái niệm

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho phù hợp.

 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

 Phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất và sản phẩm chế tạo giữa các kỳ ổn định.

- Cách tính:

Trị giá Chi phí SXKD Chi phí NVL TT sản phẩm dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ

dở dang = x cuối kỳ Số lượng TP + Số lượng SPDD

- Ưu điểm: Tính toán nhanh đơn giản dễ tính

- Nhược điểm: Kém chính xác vì chỉ tính mỗi khoản NVL chính còn chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành.

 Phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương

Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo trị giá NVL và chi phí chế biến khác ( chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung), theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.

Cách tính:

- Bước 1: Quy đổi số lượng SPDD theo tỷ lệ hoàn thành tương đương

Số lượng sản phẩm quy đổi = Số lượng SPDD X Tỷ lệ hoàn thành SPDD - Bước 2: Xác định chi phí NVL trực tiếp và chi phí chế biến của SPDD cuối kỳ. Trong đó chi phí NVL trực tiếp được xác định theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như trên, chi phí chế biến được xác định theo công thức sau:

Chi phí chế Chi phí chế biến đầu kỳ + Chi phí chế biến phát sinh Số lượng biến của SX = x SPDD dở dang Số lượng TP + Số lượng SPDD quy đổi quy đổi

- Bước 3: Xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 21 Số lượng

SPDD cuối kỳ

Trị giá SPDD cuối kỳ = Chi phí NVLTT của SPDD + Chi phí chế biến của SPDD Ưu, nhược điểm:

Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở dang nhiều và không đều nhau. Chi phí chế biến cũng chiếm tỷ trọng lớn. Đánh giá chính xác vì tính mọi khoản chi phí cho sản phẩm dở dang nhưng tính toán khá phức tạp.

 Phương pháp tính trị giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Theo phương pháp này phải căn cứ vào số lượng SPDD, mức độ hoàn thành và chi phí định mức cho từng sản phẩm để tính ra trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cách tính:

Trị giá Chi phí sản xuất Số lượng SPDD (hoặc số SPDD = định mức cho 1 x lượng SPDD quy đổi theo

cuối kỳ đơn vị sản phẩm tỷ lệ hoàn thành) Ưu, nhược điểm:

Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tính giá thành định mức cho từng công đoạn, phương pháp này tuy đơn giản nhưng kém chính xác.

1.4 Giá thành sản phẩm

1.4.1 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành chính là các loại thành phẩm, bán thành phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải xác định được giá thành và giá thành đơn vị.

Đơn vị tính giá thành là đơn vị được thừa nhận trong toàn bộ nền kinh tế. Nó phù hợp với tính chất của sản phẩm và phải thống nhất với nhau.

Z = Dd + Csx - Dc

Kỳ tính giá thành là thời điểm tính giá thành có thể là tháng, quý, 6 tháng. Tùy theo doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt mà chu kỳ tính giá thành dài hay ngắn.

1.4.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất với số lượng lớn, chu trình sản xuất ngắn, số lượng mặt hàng ít. Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít sản phẩm được sản xuất ở những phân xưởng riêng biệt.

Công thức tính như sau:

Trong đó:

Z: Tổng giá thành sản xuất

Dd , Dc: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Csx: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị =

Số lượng sản phẩm hoàn thành

Ưu điểm: tính toán nhanh chóng đơn giản thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.

Nhược điểm: chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, các doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn sản phẩm dở dang ít.

1.4.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước

Áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều công đoạn, hoặc khi doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh bán thành phẩm do đó phải tính được giá thành bán thành phẩm và giá thành thành phẩm.

Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự mỗi công đoạn chế biến ra một bán thành phẩm. Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Đặc điểm của loại hình sản xuất này luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể có ở tất cả các công đoạn.

 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành BTP Trình tự tiến hành như sau:

- Căn cứ vào các chi phí phát sinh ở công đoạn 1 tính giá thành BTP ở công đoạn 1.

- Căn cứ vào giá thành BTP ở công đoạn 1 chuyển qua làm chi phí NVL công đoạn 2 và các chi phí phát sinh ở công đoạn 2 để tính giá thành BTP ở công đoạn 2.

- Căn cứ vào giá thành BTP ở công đoạn (n-1) chuyển qua làm chi phí NVL của công đoạn (n-1) và các chi phí phát sinh ở công đoạn n để tính giá thành ở công đoạn n.

 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành BTP Công thức tính:

Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát dở dang đầu kỳ + sinh trong kỳ

= x Số lượng sản phẩm + Số lượng SPDD

hoàn thành cuối kỳ

Trình tự tính giá thành không phân bước có thể khái quát qua sơ đồ sau:

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 24 Chi phí sản xuất

Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ trình tự tính giá thành sản phẩm phân bước không tính giá thành bán thành phẩm

Ưu điểm: Các công đoạn diễn ra chặt chẽ và có kế hoạch sản xuất ổn định Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.

1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất sử dụng một thứ NVL thu được nhiều sản phẩm khác nhau (hóa chất, cơ khí, dệt kim, điện cơ, …) chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành chính là sản phẩm hoàn thành.

Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí dở dang cuối kỳ.

Trình tự tính giá thành: SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 25 Chi phí sản xuất ở công đoạn 1 Chi phí sản xuất ở công đoạn 2 Chi phí sản xuất ở công đoạn n

Chi phí sản xuất của công đoạn 1 trong

thành phẩm

Chi phí sản xuất của công đoạn 2 nằm trong

thành phẩm

Chi phí sản xuất của công đoạn n trong

thành phẩm

Giá Thành

Sản Phẩm

- Bước 1: Quy đổi số lượng tất cả các sản phẩm ra thành 1 loại sản phẩm tiêu chuẩn và quy đổi số lượng SPDD theo hệ số.

Tổng số lượng của Tổng số lượng SP sản Hệ số quy đổi sản phẩm quy đổi xuất thực tế của từng SP từng sản phẩm Tổng số lượng SPDD quy đổi = Số lượng SPDD x Hệ số quy đổi. - Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

- Bước 3: Xác định giá thành SP quy đổi

Tổng giá thành Trị giá SPDD Chi phí sản xuất Trị giá SPDD cuả sản phẩm đầu kỳ phát sinh trong kỳ cuối kỳ - Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm quy đổi

Tổng giá thành sản phẩm quy đổi =

Tổng số lượng sản phẩm quy đổi - Bước 5: Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm

Tổng giá thành thực Số lượng sản phẩm Hệ số của Giá thành của tế từng sản phẩm sản xuất thực tế sản phẩm 1 SP quy đổi

- Bước 6: Xác định giá thành đơn vị thực tế của từng SP Tổng giá thành thực tế =

Số lượng thực tế của SP hoàn thành

Ưu điểm: Tính được nhiều loại sản phẩm cho cùng một quy trình.

Nhược điểm: Vấn đề lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính, tính toán phức tạp. SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 26 = x + = _ x x = Giá thành một SP quy đổi Giá thành thực tế 1 SP

1.4.2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm là tính giá thành theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết theo từng đơn đặt hàng.

Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành là thời điểm hoàn thành đơn đặt hàng.

Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí liên quan đến từng đơn đặt hàng đó. Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí gián tiếp phải phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp.

Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.

Ưu điểm: linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm tới từng đơn đặt hàng. Tính chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng từ đó xác định được giá bán và lợi nhuận riêng cho từng đơn đặt hàng.

Nhược điểm:

- Rời rạc chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác nhau.

- Nếu nhận được nhiều đơn đặt hàng thì gây khó khăn cho việc sản xuất và phân bổ

- Sẽ gặp khó khăn nếu khách hàng yêu cầu báo giá trước.

1.4.2.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế

tạo,... Để giảm bớt khối lượng hạch toán kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và giá thành sản phẩm từng loại.

Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tính giá thành là từng quy cách của sản phẩm trong nhóm.

Phương pháp tính:

- Bước 1: Tính giá thành định mức của SP trên cơ sở định mức về kinh tế kỹ thuật với số lượng BTP và số lượng SP hoàn thành.

- Bước 2: Xác định tỷ lệ giá thành

Tổng giá thành thực tế =

Tổng giá thành định mức - Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng SP

Giá thành thực tế = Giá thành định mức x Số lượng SP hoàn thành xTỷ lệ giá thành Ưu điểm: Phương pháp này cho phép nhanh chónh phát hiện các khoản chêch lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này,... nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra các quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí hợp lý có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.

Nhược điểm: theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng kế toán phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm này.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 28 Tỷ lệ giá thành thực tế và

1.4.2.6 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ

Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ để tính trị giá sản phẩm chính kế toán loại trừ chi phí sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất.

Trình tự tính:

Tổng giá thành Trị giá SPDD Chi phí phát sinh Trị giá SPDD Chi phí SX SP chính đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ SP phụ

Trong đó chi phí SX SP phụ được tính theo tỷ trọng sau: Chi phí sản xuất phụ

Tỷ trọng chi phí SX phụ =

Tổng chi phí sản xuất Chi phí Tỷ trọng chi phí Chi phí từng khoản

sản xuất phụ SX SP phụ mục tương đương

Ưu điểm: việc hạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng nên dễ dàng cho việc kiểm tra, theo dõi.

Nhược điểm: doanh nghiệp cần đầu tư thêm máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm phụ, khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính.

1.5 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 29

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w