Đối với tổ chức niêm yết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sử dụng mô hình jones để nhận diện diều chỉnh lợi nhuận trường hợp các công ty niêm yết ở hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 (full) (Trang 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.4. Đối với tổ chức niêm yết

công ty sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, các tổ chức niêm yết cần tránh chạy theo sự hấp dẫn của những lợi ích ngắn hạn trước mắt mà bỏ qua những lợi ích lâu dài. Nên thiết nghĩ các công ty niêm yết cần nâng cao nhận thức hơn nữa về vai trò cung cấp thông tin kế toán minh bạch, trung thực cho nhà

đầu tư. Có như vậy, mới có thể tạo được niềm tin và uy tín lâu dài với nhà

đầu tư.

Tổ chức niêm yết cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá

năng lực nhà quản lý, đặc biệt chú ý kết hợp đánh giá các chỉ tiêu tài

chính ngắn hạn và các chỉ tiêu tài chính dài hạn khi xác định các khoản lương thưởng cho nhà quản trị. Như vậy sẽ tránh được việc nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán ngắn hạn vì động cơ tiền thưởng dành cho

họ.

Cần chú trọng công tác kiểm toán nội bộ, trong đó đặc biệt chú trọng các giá trị ước tính kế toán để đảm bảo cung cấp thông tin kế toán chính xác, trung thực, đầy đủ.

3.2.5. Đối vi B Tài Chính

Trong bối cảnh bùng nổ của thị trường chứng khoán cũng như sự

thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp

tùy theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị có thể thực hiện quản trị lợi nhuận, điều chỉnh lợi nhuận kế toán tăng hoặc giảm hơn mức lợi nhuận thực tế. Để điều chỉnh lợi nhuận, các nhà quản trị làm méo mó thông tin kế toán, làm cho luồng thông tin kế toán kém chất lượng và ảnh hưởng

đến tính trung thực của thông tin kế toán. Dưới góc độ nhà quản trị doanh nghiệp, để phục vụ cho các mục tiêu mang tính chủ quan nên họ không quan tâm đến tính trung thực của luồng thông tin cung cấp, miễn sao luồng thông tin này được lập nằm trong khuôn khổ các chuẩn mực kế toán

nhiên, đối với các đối tượng sử dụng thông tin khác, hậu quả của luồng thông tin kém trung thực sẽ kéo theo những tác động khó lường như: thổi phồng lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm đánh lừa các nhà đầu tư, hoặc

điều chỉnh lợi nhuận thấp hơn mức thực tế nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Từ thực tế này, thiết nghĩ Bộ tài chính cần

có một quy chế chặt chẽ hơn về mặt trình bày thông tin trên BCTC theo hướng sau:

- Bộ Tài Chính cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng coi trọng các ước tính kế toán để lập BCTC. Giá trị

của các ước tính kế toán mang nặng tính chủ quan của người làm kế toán. Vì vậy Bộ Tài Chính cần có những hướng dẫn sử dụng các ước tính kế

toán, phải có cơ sở tính toán và xác định chứ không thể ước tính một cách tùy ý tạo điều kiện cho nhà quản trị có thể vận dụng để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của họ.

- Trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp luôn có phần thuyết minh. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi trình bày BCTC phần thuyết minh chưa được chú trọng. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp chủ

yếu cung cấp số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thực tế, số liệu trình bày trong 3 biểu trên bằng mắt thường không thể nhìn thấy mức độ điều chỉnh thông tin của các chỉ tiêu. Do vậy, cần bắt buộc các doanh nghiệp phải chi tiết hóa bản thuyết minh BCTC, phản ánh và giải trình thật cụ thể số liệu của từng chỉ tiêu. Việc chi tiết được thực hiện theo hướng nhấn mạnh đến giải trình việc vận dụng các phương pháp kế toán, ước tính kế toán cũng như cơ sở chọn kỳ

phân bổ chi phí hoặc trích trước chi phí, ... để người sử dụng BCTC có

Tài chính cần cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Ví dụ, IAS-02 đã không còn cho phép tính giá hàng xuất kho theo phương pháp Nhập sau - Xuất trước (LIFO). Đặc điểm vật chất bình thường của hàng tồn kho là có thời hạn sử dụng, nên trong thực tế, các

loại sản phẩm nào sản xuất trước thì sẽ phải tiêu thụ trước vì vậy phương

pháp Nhập sau - Xuất trước không phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho. Hơn nữa, theo kinh nghiệm thế giới, phương pháp Nhập sau - Xuất trước

chỉ có thể áp dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát và

không phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Nói chính xác hơn là phương pháp LIFO thường không phù hợp với dòng vận động của hàng tồn kho. Áp dụng LIFO dẫn đến giá trị hàng tồn kho không có liên hệ với giá hiện hành của hàng tồn kho, có thể dẫn đến làm sai lệch lợi nhuận do LIFO. LIFO thường được các doanh nghiệp sử dụng vì lợi ích về thuế TNDN do phương pháp này mang lại. Do đó, việc loại bỏ bớt các lựa chọn đối với chính sách kế toán đồng nghĩa với việc giảm bớt cơ hội cho nhà quản trị thực hiện

hành động điều chỉnh lợi nhuận khi phương pháp kế toán này không phù

hợp.

3.2.6. Đối vi quản lý nhà nước

Cần tăng cường giám sát đối với hoạt động kiểm toán BCTC nhằm

đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán. Luật pháp yêu cầu và để yên lòng cho người sử dụng thì các báo cáo tài chính phải được kiểm toán và chỉ

có những thông tin kinh tế đã được kiểm toán mới là căn cứ tin cậy cho việc

đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lý. Việc các qui định mang tính pháp lý bắt buộc các thông tin tài chính trước khi công bố phải được kiểm toán, điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Kiểm toán độc lập không thể thiếu được của hoạt động kinh tế trong nền kinh

đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay vì những lý do nào đó mà chất lượng của hoạt động kiểm

toán không được chú trọng vì thực tế rất nhiều BCTC đã được kiểm toán trước khi công bố, nhưng đến khi đổ bể thì sự thật mới được phơi bày.

Cần ban hành quy chế cụ thể về mức xử phạt các công ty niêm yết không báo cáo trung thực các thông tin trong BCTC: phạt thật nặng nhằm

Cung cấp thông tin minh bạch, đáng tin cậy là nhiệm vụ cốt lõi mà nhà

đầu tư đặt ra cho các công ty niêm yết. Tuy nhiên nhiệm vụ này cũng đặt ra cho cả Bộ Tài Chính, UBCKNN trong công tác giám sát, kiểm tra thông tin mà doanh nghiệp công bốđể tạo lòng tin cho nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng. Nhà đầu tư và các cơ quan chức năng cũng phải đặt ra yêu cầu cao hơn, thận trọng hơn đối với thông tin mà BCTC của các công ty niêm yết đưa ra. Nhà đầu tự cần tự bảo vệ chính mình bằng cách nâng cao trình độ đọc, hiểu, phân tích BCTC và ý kiến của kiểm toán viên để có quyết định

đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể vận dụng các mô hình để

nhận diện hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, từ đó có cái nhìn

chính xác hơn về chỉ tiêu lợi nhuận của các công ty niêm yết và có quyết định

đầu tư đúng đắn hơn.

Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững, lành mạnh và có hiệu quả vấn đề mấu chốt là phải kiểm soát được mức độ trung thực của thông tin BCTC của các công ty niêm yết từ phía nhà nước, các nhà đầu tư, tổ

chức kiểm toán độc lập, và chính của các công ty niêm yết. Các tổ chức và cá nhân liên quan đến tính minh bạch của thông tin công bố trên BCTC của công ty niêm yết phải hiểu hết trách nhiệm của mình khi cung cấp thông tin, khi thực hiện kiểm toán và khi sử dụng thông tin để có quyết định đầu tư. Các quy định trong văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, các thông lệ quốc tế về xử lý vi phạm liên quan đến tính minh bạch của thông tin tài chính công khai niêm yết trên TTCK sẽ góp phần giúp các bên liên quan nhận rõ trách nhiệm của mình để làm lành mạnh hoá TTCK còn non trẻ của Việt Nam hiện nay.

Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy, vẫn tồn tại hiện tượng

điều chỉnh lợi nhuận vì các mục tiêu khác nhau của các công ty niêm yết như

thu hút đầu tư, tiết kiệm thuế, …. Đối với các công ty niêm yết trước khi phát hành thêm cổ phiếu thường có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán để

thu hút đầu tư.

Nghiên cứu này nhằm giúp cho các đối tượng sử thông tin nhận diện việc điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu thông qua việc thu thập số liệu và kiểm định việc điều chỉnh lợi nhuận bằng mô hình nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận Modified Jones. Từ đó giúp các đối tượng sử dụng thông tin có nguồn thông tin chính xác hơn để đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời nghiên cứu này cũng

đưa ra một số kiến nghị với các bên có liên quan nhằm nâng cao chất lượng của thông tin công bố trên BCTC của các công ty niêm yết.

Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là mẫu nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận chưa đủ lớn do đặc điểm của mô hình nghiên cứu là phải thu thập một cơ sở số liệu rất lớn. Do đó, nghiên cứu này chỉ thực hiện cho những mẫu trong năm 2013. Hạn chế này làm cho kết quả nghiên cứu phần nào bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nghiên cứu này phần nào cũng giúp được các đối tượng sử dụng thông tin mà đặc biệt là nhà đầu tư có thể nhận biết được có hay không hành động điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trước khi phát hành thêm cổ phiếu.

Tiếng Vit

[1] Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

[2] Bộ tài chính (2009), Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản

dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài

chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công

trình xây lắp tại doanh nghiệp, TT/228/2009.

[3] Bộ tài chính (2010), Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, TT/09/2010.

[4] Đường Nguyễn Hưng (3/2013) “Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên BCTC”, Tạp chí KT & KiT.

[5] TS. Nguyễn Công Phương (4/2009), “Kế toán theo cơ sở dồn tích và quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp”, Tạp chí kế toán, ( số 77 &78).

[6] TS. Nguyễn Công Phương (2005), “Kế toán dồn tích và kế toán tiền”,

Tạp chí kinh tế và phát triển số 98.

[7] TS. Nguyễn Công Phương - Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng (9/2005)

Tiềm năng- Động lực và giải pháp, Hội thảo khoa học kinh tế Miền trung, Tây Nguyên

[8] TS. Nguyễn Công Phương (12/2007), “Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận”, Tạp chí kế toán, (số 69)

[9] Nguyễn Thị Minh Trang (2010), Lựa chọn chính sách kế toán trong bối

cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[10] Huỳnh Thị Vân (2012), Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phẩn trong năm đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại Học Đà Nẵng.

[11] John M. friedlan, York University, Accounting choices of issuers of Initial Public Offerings.

[12] Naoual Rifi.2010. The fluence of Large Shareholders on Earnings Mana

in the pre-and post IFRS periods. Master thesis Accountancy.

Các Website

[13] http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130921/lai-bong-dung-thanh-

lo.aspx.

[14] http://vfpress.vn/threads/nhung-gian-lan-bao-cao-tai-chinh-pho-bien-

nhat-va-thuc-trang-tai-viet-nam.

[15] http://www.khoahockiemtoan.vn/ thuc trang cong bo thong tin ke toan cua doanh nghiep niem yet.

[16] http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/ke-toan-tong-hop/cac-man-phu-

phep-trong-bao-cao-tai-chinh.html

[17] Website Sở giao dịch chứng khoán TP HCM http://www.hsx.vn [18] http://finance.vietstock.vn

[19] http://vietstock.vn/2014/04/sau-kiem-toan-80-doanh-nghiep-phai-dieu-

chinh-lai-sau-thue-737-341507.htm

[20] http://stox.vn/DataReport/Detail/newest/170/huy-dong-von-tren-ttck-

Bng kết qu x lý s liu bng phn mm SPSS Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients

Model B Std. Error Beta T Sig.

(Constant) .113 .043 2.624 .018 1/A4/12 -9811.963 15180.351 -.148 -.646 .527 ∆REV1/13/A4/12 -.102 .190 -.125 -.538 .598 1 PPE1/13/A4/12 -.135 .082 -.381 -1.638 .121 a. Dependent Variable: TA1/13/A4/12

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sử dụng mô hình jones để nhận diện diều chỉnh lợi nhuận trường hợp các công ty niêm yết ở hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 (full) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)