Nhận xét kết quả nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sử dụng mô hình jones để nhận diện diều chỉnh lợi nhuận trường hợp các công ty niêm yết ở hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 (full) (Trang 76)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1.2. Nhận xét kết quả nghiên cứ u

Các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu.

Kết quả kiểm nghiệm bằng mô hình Modified Jones cho thấy: có 18 công ty trong tổng số mẫu là 24 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM điều chỉnh tăng lợi nhuận, chiếm tỷ lệ 75%, 6 công ty điều

chỉnh giảm lợi nhuận chiếm tỷ lệ 25 %. Kết quả này phù hợp phần lớn với giả

thuyết đặt ra, theo đó, Các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu.

Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu có thể thấy mức độ điều chỉnh lợi nhuận của mổi công ty là khác nhau. Song nhìn chung là cũng khá lớn: nhóm

điều chỉnh tăng lợi nhuận có mức điều chỉnh trung bình chiếm khoảng 18,19% trên tổng tài sản đầu quý (cuối quý trước); nhóm điều chỉnh giảm lợi nhuận có mức điều chỉnh trung bình chiếm khoảng 11,24% trên tổng tài sản

đầu quý (cuối quý trước). Đáng chú ý nhất là mức điều chỉnh tăng lợi nhuận

công ty KSA đầu quý 2/2013 là 345.562 triệu đồng. Không kém KSA, công ty CP Đường Biên Hòa (BHS) có mức điều chỉnh lợi nhuận trong quý 1/2013 chiếm tỷ lệ 38,79% tổng tài sản đầu quý, trong khi tổng tài sản của công ty KSA đầu quý 1/2013 lại lên tới con số 2.107.920 triệu đồng.

Việc điều chỉnh tăng lợi nhuận đã đem lại kết quả như mong đợi cho các công ty trên. Cụ thể, 18 công ty có điều chỉnh tăng lợi nhuận đều có đợt chào

bán thành công làm tăng vốn điều lệ trong năm 2013. Hơn nữa, giá cổ phiếu trung bình tại ngày chính thức phát hành của những công ty này là 16.333

đồng/cổ phiếu khá cao so với giá cổ phiếu trung bình của những công ty điều

chỉnh giảm lợi nhuận tại ngày chính thức phát hành trong mẫu là 9.500

đồng/cổ phiếu.

Với công ty CP Mía Đường - Nhiệt Điện Gia Lai (SEC), việc điều chỉnh tăng lợi nhuận đã ảnh hưởng đáng kể đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Cụ

thể, tại ngày chính thức phát hành giá cổ phiếu của công ty đạt 14.600

đồng/cổ phiếu, trong khi có thời điểm giá cổ phiếu của công ty giảm xuống dưới mệnh giá và chỉ còn 9.100 đồng/cổ phiếu.

Tương tự SEC, công ty CP Thương Mại & Khai Thác Khoáng Sản Dương Hiếu (DHM) với việc điều chỉnh tăng lợi nhuận đã làm giá cổ phiếu

tại ngày chính thức phát hành tăng đạt 14.200 đồng/cổ phiếu và đây cũng là giá cao nhất của cổ phiếu công ty này trong hơn một năm qua trong khi giá

thấp nhất của cổ phiếu công ty này là 5.600 đồng/cổ phiếu – chỉ còn nửa giá trị của mệnh giá. Đợt phát hành bổ sung này được coi là khá thành công đối với công ty này, làm tăng vồn điều lệ từ 160.000 triệu đồng năm 2011 lên 234.984 triệu đồng năm 2013.

Đối với 18 công ty trên, việc điều chỉnh tăng lợi nhuận trước đợt phát

6 công ty còn lại tuy có giá cổ phiếu tại ngày chính thức phát hành cổ phiếu không cao hơn mệnh giá nhưng cũng khá cao so với giá cổ phiếu tại thời điểm cổ phiếu của chính công ty đó giảm giá thấp nhất. Công ty CP Công Nghiệp Khoáng Sản Bình Thuận (KSA) có mức điều chỉnh lợi nhuận khá cao, tuy không làm cho giá cổ phiếu tăng hơn mệnh giá nhưng cũng đạt 9.100 đồng/cổ

phiếu cao rất nhiều so với giá cổ phiếu thời điểm thấp nhất trong vòng một năm qua là 6.100 đồng/cổ phiếu.

Từ đó cho thấy mức độ điều chỉnh lợi nhuận là đáng báo động, làm thay

đổi hoàn toàn tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể từ lỗ nhiều thành lỗ ít, từ lãi ít thành lãi nhiều và ngược lại. Thậm chí có trường hợp từ lỗ biến

thành lãi làm cho thông tin trên báo cáo tài chính được cung cấp bởi các công ty này không còn trung thực.

Động cơ để các công ty này thực hiện việc điều chỉnh tăng lợi nhuận trong quý chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu có thể là để tạo được sự chú ý của nhà đầu tư khi đánh giá về hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng công ty. Qua đó có thể tăng giá trị thị trường cổ phiếu của công ty và chào bán thành công.

Số còn lại điều chỉnh giảm lợi nhuận không phải vì không muốn tăng sự

“hấp dẫn” về hiệu quả kinh doanh đối với nhà đầu tư, mà có thể do những công ty này tồn tại nhiều mục tiêu khác nhau và những công ty này đãưu tiên cho những mục tiêu khác mà không phải là mục tiêu thu hút nhà đầu tư. Chẳng hạn để tiết kiệm chi phí thuế TNDN phải nộp hoặc liên quan đến chi phí thưởng trên hiệu quả kinh doanh vì lợi nhuận thực tế nhỏ hơn nhiều so với giới hạn dưới của mức lợi nhuận được nhận thưởng, nhà quản trị có

thể điều chỉnh giảm lợi nhuận và dịch chuyển về năm sau vì đằng nào họ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sử dụng mô hình jones để nhận diện diều chỉnh lợi nhuận trường hợp các công ty niêm yết ở hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 (full) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)