7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.3.2. Các mô hình nhận diện điều chỉnh lợi nhuậ n
a. Mô hình của Healy (1985)
bình tổng biến dồn tích của các năm trước n A TA NDA t it it it ∑ − = 1 DAit= TAit/Ait-1 – NDAit Chú thích: n: số năm trong kỳước tính t: năm sự kiện (năm nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận) i: công ty i cần nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận
Theo mô hình của Healy, khi không có hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, DA bằng 0 và TA chính là NDA. NDA chính là giá trị trung bình của TA. Hay nói cách khác, NDA không thay đổi từ năm này sang năm khác.
Hạn chế: Ưu điểm của mô hình này là đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên mô hình này có một hạn chế khi cho rằng, NDA không thay đổi theo thời gian. Thực tế thì NDA liên quan đến mức hoạt động của doanh nghiệp, khi mức hoạt động thay đổi như tăng trưởng về hoạt động, thay đổi tình trạng kinh tế sẽ dẫn đến NDA thay đổi. Việc không kiểm soát được các biến này làm cho phần NDA không chính xác và từ đó, đo lường phần DA bị sai lệch.
b. Mô hình của DeAgelo (1986)
Mô hình DeAngelo so sánh tổng biến kế toán dồn tích (TA) giữa thời kỳ t với TA thời kỳ t-1 và chênh lệch giữa hai thời kỳ này chính là các biến kế toán được điều chỉnh (DA). Mô hình của DeAngelo giả định rằng các thành phần biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) sinh ra là ngẫu nhiên và bằng với tổng số biến kế toán dồn tích (TA) của thời kỳ t-1 hay nói cách khác NDA không đổi qua hai năm, do đó sự thay đổi trong tổng số biến kế toán dồn tích (TA) giữa thời kỳ t và thời kỳ t-1 được giả định là do việc thực hiện các điều chỉnh kế toán.
Cụ thể: Phần không thể điều chỉnh của công ty i năm sự kiện: 2 1 − − = it it it A TA NDA Phần có thể điều chỉnh của công ty i năm sự kiện: 1 it it it it TA DA NDA A− = −
Hạn chế: mô hình của DeAngelo không thật sự chính xác nếu các công ty này có xu hướng phát triển. Nếu yếu tố tăng trưởng bị bỏ qua, sự
thay đổi trong tổng số biến kế toán dồn tích (TA) ở thời kỳ t có thể được xác định không chính xác, do những thay đổi trong biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) phụ thuộc vào sự tăng trưởng. Từ đó làm cho việc xác
định biến kế toán có thể điều chỉnh (DA) không còn chính xác. Điều này có thể dẫn đến kết luận không đúng về việc thực hiện các điều chỉnh kế
toán để lập báo cáo tài chính của nhà quản trị.
c. Mô hình của Jones (1991)
Theo Jones, phần NDA phụ thuộc vào doanh thu, quy mô của tài sản cố định (nguyên giá). Vì vậy Jones sử dụng mức biến động về doanh thu thuần và nguyên giá tài sản cố định để dự đoán phần NDA. Mô hình trình bày như
sau: + ∆ + = − − − − 1 3 1 2 1 1 1 1 it it it it it it it A PPE A REV A A NDA α α α
Trong đó: ∆REV: Doanh thu thuần kỳ t – Doanh thu thuần kỳ t-1
PPEt: Nguyên giá TSCĐ hữu hình, nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, nguyên giá BĐS đầu tư, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối kỳ t
Ait-1: Tổng tài sản cuối kỳ t-1
α1, α2, α3: là các tham số của từng công ty
t: kỳ t cần nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận i: công ty i cần nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận
a1, a2, a3 trong mô hình sau: ε + + ∆ + = − − − 1 3 1 2 1 - it 1 1 A 1 it it it it it it A PPE a A REV a a A TA
Hạn chế: Mô hình Jones ngầm ẩn cho rằng, doanh thu là phần không thể điều chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế, nhà quản trị có thể điều chỉnh lợi nhuận thông qua doanh thu bằng cách đẩy nhanh hoặc chậm lại việc ghi nhận các giao dịch kinh tế để ghi nhận doanh thu vào một kỳ nào đó. Để
khắc phục hạn chế này, Dechow và các cộng sự (1995) đã đề xuất một phiên bản sửa đổi của mô hình Jones bằng việc thay thế biến biến động doanh thu bằng biến biến động doanh thu bằng tiền. Biến biến động doanh thu bằng tiền là phần chênh lệch giữa biến động doanh thu thuần bán hàng và biến động của khoản phải thu khách hàng. Do đó, phiên bản sửa đổi của mô hình Jones (Modified Jones Model) đã khắc phục được hạn chế
trên khi sử dụng biến biến động doanh thu bằng tiền để kiểm soát NDA thay vì dùng biến biến động doanh thu. Bên cạnh những ưu điểm, mô hình Jones cũng có hạn chế về mặt số liệu tính toán vì để tính toán được bằng mô hình Jones phải thu thập một cơ sở số liệu rất lớn.
d. Mô hình ngành của Dechow và Sloan (1991)
Mô hình ngành cũng loại bỏ giả thuyết về tính ổn định của biến kế toán không thể điều chỉnh NDA theo thời gian. Mô hình này cho rằng phần NDA là chung cho các doanh nghiệp cùng ngành. Từđó, NDA được xác định thông qua nghiên cứu thực tế hoạt động của ngành. Mô hình ngành như sau: 1 2 1 − + = it it j it A TA median NDA β β
Trong đó: β1, β2: ước tính qua OLS trong kỳước tính
Như vậy sau khi xác định phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh NDA, các nhà nghiên cứu sẽ xác định biến kế toán dồn tích có thể điều
chỉnh DA và tuỳ thuộc vào kết quả tính toán các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận:
Nếu DAt > 0: Điều chỉnh tăng lợi nhuận DAt <0: Điều chỉnh giảm lợi nhuận DAt =0 : Không điều chỉnh lợi nhuận
Hạn chế: Về sau Dechow và Sloan đã phát hiện những hạn chế trong mô hình của mình. Theo Dechow và các cộng sự (1995), mô hình ngành loại bỏ
những biến động đến từ những tình trạng cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Mặt khác, mô hình này chỉ hợp lý nếu biến kế toán dồn tích và mục tiêu quản trị
lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùng ngành phải có sự tương quan rất chặt chẽ sau khi kiểm soát các biến tiềm tàng khác (Dechow và các cộng sự, 1995). Nếu biến động của các biến động của các yếu tố quyết định đến biến kế toán không thể điều chỉnh NDA có sự khác biệt giữa các công ty trong
cùng ngành thì mô hình này có sai số, việc đo lường NDA không còn chính
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Điều chỉnh lợi nhuận được biết đến với nhiều định nghĩa khác nhau tuy nhiên có thể hiểu đó là việc làm “méo mó” thông tin thông qua việc điều
chỉnh doanh thu và chi phí. Lợi nhuận là một trong những yếu tố quyết định
đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Vì vậy, các công ty niêm yết thường có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận trong những giai đoạn quan trọng như khi chuẩn
bị niêm yết, chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu để thu hút nhà đầu tư hay khi liên quan đến mức thưởng dành cho chính nhà quản trị hoặc có thể khi thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi để tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận được điều chỉnh thông qua việc vận dụng tổng hợp, khéo léo, linh hoạt và có cân nhắc trong giới hạn cho phép của chuẩn mực kế
toán và một số kỹ thuật khác nhằm tác động đến doanh thu và chi phí, từ đó
ảnh hưởng đến lợi nhuận của kỳ báo cáo. Điều này về lâu dài đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty niêm yết. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một công ty không chỉ ảnh hưởng riêng đến công ty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Và để nhận diện việc điều chỉnh lợi nhuận, thông qua việc báo cáo KQHĐKD được lập theo cơ cở dồn tích, BCLCTT được lập theo cơ sở tiền các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số mô
CHƯƠNG 2
GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Phát hành thêm cổ phiếu là hình thức huy động vốn qua thị trường chứng
khoán làm cho quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên. Phát hành thêm cổ phiếu có nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật nhất là không tạo quá nhiều áp lực trả nợ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Phát hành cổ phiếu gồm các
hình thức sau:
Phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần phổ thông và chào bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổđông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.
Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.
Thưởng cổ phiếu được chia làm hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: thưởng cho người có đóng góp lớn. Thông thường, khi nói đến khái niệm thưởng có nghĩa là việc ưu đãi thường là về vật chất cho một số lượng ít người. Trong các công ty cổ phần, có thể hiểu thưởng cổ phiếu là việc công ty dùng một số cổ phiếu (trước đây là của chung mọi cổ đông) để thưởng cho những người quản lý, cán bộ công nhân viên hay những người có đóng góp lớn đối với hoạt động của công ty. Nguồn cổ phiếu dùng để thưởng thường là cổ phiếu quỹ. Đây không phải là trường hợp phát
hành mới cổ phiếu.
Trong trường hợp này, tổng giá trị sổ sách của công ty không thay đổi, cái lợi của người được thưởng là rõ ràng: tỷ lệ sở hữu công ty của họ sẽ tăng lên. Còn đối với những cổđông không được thưởng, tỉ lệ sở hữu công ty của họ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, đây là một cách để công ty khuyến khích tinh thần
làm việc và sự đóng góp của những người được thưởng, đặc biệt đối với những người quản lý, do đó vẫn được Đại hội cổđông thông qua.
Trường hợp thứ hai: thưởng cho tất cả các cổ đông. Đây là trường hợp
phát hành mới cổ phiếu để thưởng. Đó là việc tất cả các cổđông của công ty
được nhận thêm cổ phiếu mới theo một tỷ lệ nhất định (ví dụ 5:1, cổ đông nắm giữ 5 cổ phiếu cũ được sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới). Khi đó, nhà
đầu tư cần nắm được một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, công ty không nhận được nguồn vốn góp mới từ phía cổđông hay từ bất kỳ nguồn nào, do đó vốn chủ sở hữu của các cổ đông không thay
đổi. Thực chất, đây là việc làm tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại, hay nói cách khác, đây chỉ là việc chuyển đổi giữa các khoản mục trong nguồn vốn cổ đông: từ lợi nhuận để lại sang vốn điều lệ mà không làm thay đổi tổng nguồn vốn cổđông.
Thứ hai, cổ phiếu được phát thêm cho cổ đông đã làm tăng số lượng cổ
phiếu của công ty (1/5 hay 20%). Khi số lượng cổ phiếu tăng lên, nguồn vốn chủ sở hữu không đổi, giá trị sổ sách (=nguồn vốn chủ sở hữu/tổng số cổ
phiếu) của cổ phiếu sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Tỷ lệ sở hữu công ty của mỗi cổđông trước và sau khi phát hành thêm cổ phiếu là không đổi.
Thứ ba, đây thường là cách các công ty trên thế giới hiện nay trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu (stock dividend) thay vì trả bằng tiền (cash dividend) bởi công ty muốn giữ lại tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh hay
đầu tư vào dự án mới. Việc có lợi hay không của chính sách này đối với cổ đông được quyết định bởi sự thành công của kế hoạch đầu tư mới. Nếu kế
hoạch này đem lại lợi nhuận cao, lượng tiền đầu tư của cổ đông sẽ được sử
dụng hiệu quả, tổng giá trị của công ty sẽ tăng lên. Còn trong trường hợp ngược lại, điều này sẽ có ảnh hưởng không chỉ tới phần cổ phiếu mới được nhận thêm mà cả phần cổ phiếu các cổđông đã nắm giữ trước đây.
Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều kiện
đã được xác định.
Quyền mua được dành cho các cổđông của tổ chức phát hành muốn phát hành bổ sung cổ phiếu. Thông thường, cứ ứng với một cổ phiếu đang nắm giữ, cổđông sẽ có được một quyền mua tương ứng.
Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện. Chỉ
những người đang nắm quyền mua mới mua được cổ phiếu phát hành bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường, những người không giữ quyền mua thì hoặc không thể mua được cổ phiếu đó hoặc phải mua cổ phiếu đó với giá hiện hành trên thị trường. Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông thường từ 30-45 ngày) và chỉ được dành cho mỗi cổ phiếu thường mà cổđông sở hữu.
Quyền mua cổ phiếu được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của cổ phiếu đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua 1 cổ phiếu mới sẽ được căn cứ vào số lượng cổ phiếu hiện hành và số lượng cổ phiếu mới được chào bán.
Ví dụ, Công ty A có 5 triệu cổ phiếu đang lưu hành và muốn phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu nữa, khi đó mỗi một cổ phiếu hiện hữu sẽ được trao 1 quyền, như vậy sẽ có 5 triệu quyền mua được phát hành. Những quyền này chỉ mang đến cho cổđông 1 triệu cổ phiếu mới, vì vậy 5 triệu quyền chia cho 1 triệu cổ phiếu mới, nghĩa là cứ có 5 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu mới.
Thực hiện quyền mua:
mua từ tổ chức phát hành, các cổđông nhận quyền mua có thể theo một trong 3 cách:
- Thực hiện quyền mua:Điền vào mẫu đăng ký mua cổ phiếu mới và gửi kèm chứng nhận quyền mua cùng với tiền mua cổ phiếu đến đại lý bảo lãnh phát hành C mới (trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành CP). Như vậy, cổđông có thể duy trì được tỷ lệ lợi ích trong công ty.
- Bán quyền mua: Vì chứng chỉ quyền mua là chứng khoán giao dịch
được nên cổđông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ
giá thị trường (mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể có từ việc thực hiện quyền và sở hữu cổ phiếu).
- Không thực hiện quyền mua: Khách hàng có thể không thực hiện quyền mua cho tới khi quyền mua hết hiệu lực và họ cũng bị mất nhiều quyền lợi do bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty.
Giá trị của quyền mua
Từ lúc quyền mua cổ phiếu được công bố cho đến khi được phát hành thì cổ phiếu đó chỉ có giá trị trên lý thuyết. Giá trị này là số thu được của nhà đầu tư khi thực hiện quyền mua cổ phiếu bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường.
Ví dụ: Công ty A chào bán quyền mua cho cổ đông, giá thị trường cổ