RHIZOCTONIA SOLANI GÂY BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Tiến hành chủng bệnh nhân tạo trong điều kiện nhà lưới với 13 chủng nấm
Rhizoctonia solani được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại trên giống Jasmine 85 vào giai đoạn 40 NSKG. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận và trình bày trong bảng 3.2 và bảng 3.3.
Nhìn chung cả 13 chủng nấm Rhizoctonia solani được phân lập đều có khả năng gây bệnh đốm vằn hại lúa, tuy nhiên sự khác biệt về khả năng gây hại của các chủng nấm là khá rõ qua các ngày sau khi chủng bệnh (NSKCB). So sánh khả năng gây hại giữa các chủng nấm dựa vào chỉ tiêu ghi nhận là chỉ số bệnh (Bảng 3.2) và cấp bệnh (Bảng 3.3).
Kết quả bảng 3.2 cho thấy, chỉ số bệnh có sự tăng dần theo thời gian. Ở thời điểm 3 NSKCB ngoại trừ chủng Rh-AG1, Rh-AG2 thì các chủng còn lại đều biểu hiện bệnh ở nhiều mức độ khác nhau. Do bệnh mới vừa xuất hiện nên giữa các chủng
Rh-CT1, Rh-ĐT1, Rh-ĐT2, Rh-VL1, Rh-VL2, Rh-HG2 đều biểu hiện chỉ số bệnh cao tương đương nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với chỉ số bệnh lần lượt là 7,11%; 5,78%; 8,00%; 6,22%; 9,33%; 8,67%.
Vào thời điểm 5 NSKCB chủng Rh-CT1 có chỉ số bệnh cao nhất là 25,55% cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với các chủng còn lại với mức ý nghĩa 5%. Trong các chủng còn lại, chủng Rh-VL1, Rh-VL2, Rh-HG2 có chỉ số bệnh lần lượt là 13,55%; 14,44%; 14,44% cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với các chủng Rh-CT2, Rh-HG1,
Rh-ST2, Rh-AG1, Rh-AG2 có chỉ số bệnh lần lượt là 5,78%; 1,78%; 0,67%; 1,33%; 0,67% nhưng so với các chủng Rh-ĐT1, Rh-ĐT2, Rh-VL3, Rh-ST1 thì không khác biệt.
Tại thời điểm 7 NSKCB, nhìn chung chỉ số bệnh của các chủng đều tăng, chủng
Rh-CT1 tiếp tục có chỉ số bệnh cao nhất là 37,78% cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với các chủng còn lại với mức ý nghĩa 5%. Trong các chủng còn lại, chủng Rh-ĐT2 có chỉ số bệnh 25,56% cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với các chủng Rh-CT2, Rh- VL3, Rh-HG1, Rh-ST1, Rh-ST2, Rh-AG1, Rh-AG2 có chỉ số bệnh lần lượt là 11,11%; 14,22%; 4,00%; 16,66%; 0,67%; 1,78%; 0,67% nhưng so với các chủng
Rh-ĐT1, Rh-VL1, Rh-VL2, Rh-HG2 thì không khác biệt. Trong đó các chủng Rh- HG1, Rh-ST2, Rh-AG1, Rh-AG2 biểu hiện khả năng gây hại thấp thông qua chỉ số bệnh thấp lần lượt là 4,00%; 0,67%; 1,78%; 0,67%.
Tương tự, ở thời điểm 9 và 11 NSKCB, chỉ số bệnh của các chủng đều tăng. Trong đó chủng Rh-CT1 vẫn tiếp tục có chỉ số bệnh cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các chủng còn lại tuần tự là 44,00% và 53,33%. Các chủng Rh-HG1,
Nhìn chung, qua kết quả chỉ số bệnh (bảng 3.2) cho thấy chủngRh-CT1 là chủng có chỉ số bệnh cao và khác biệt ý nghĩa so với các chủng còn lại tại các thời điểm khảo sát.
Bảng 3.2 Chỉ số bệnh đốm vằn trên lúa khi chủng nhiễm với 13 chủng nấm Rhizoctonia solani
trong điều kiện nhà lưới
Nghiệm thức
Chỉ số bệnh (%) ở các ngày sau khi chủng bệnh
3 NSKCB 5 NSKCB 7 NSKCB 9 NSKCB 11 NSKCB Rh-CT1 7,11 abc 25,55 a 37,78 a 44,00 a 53,33 a Rh-CT2 1,55 de 5,78 cd 11,11 de 13,78 e 23,33 d Rh-ĐT1 5,78 abc 10,00 bc 22,00 bc 25,11 cd 32,67 bcd Rh-ĐT2 8,00 ab 13,11 bc 25,56 b 33,78 b 41,33 b Rh-VL1 6,22 abc 13,55 b 21,78 bc 25,55 cd 34,22 bc Rh-VL2 9,33 a 14,44 b 22,00 bc 28,00 bc 36,44 bc Rh-VL3 4,67 bcd 10,22 bc 14,22 cd 19,78 de 27,78 cd Rh-HG1 1,55 de 1,78 d 4,00 ef 4,44 f 5,11 e Rh-HG2 8,67 a 14,44 b 19,78 bc 25,56 cd 39,11 b Rh-ST1 4,00 cd 10,89 bc 16,66 cd 18,89 de 27,78 cd Rh-ST2 0,22 e 0,67 d 0,67 f 0,67 f 2,44 e Rh-AG1 0,00 e 1,33 d 1,78 f 2,00 f 3,33 e Rh-AG2 0,00 e 0,67 d 0,67 f 0,89 f 1,55 e Mức ý nghĩa * * * * * CV(%) 57,76 56,54 39,07 30,60 29,39
Ghi chú: Các giá trị ở cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.
* : khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trên cấp bệnh (Bảng 3.3) ta thấy cấp bệnh của các chủng nấm có sự tăng dần theo thời gian.
Ở thời điểm 3 NSKCB giữa các chủng Rh-CT1, Rh-ĐT2, Rh-VL1, Rh-VL2, Rh- HG2 đều biểu hiện mức độ nhiễm bệnh cao tương đương nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với cấp bệnh lần lượt là 0,64; 0,72; 0,56; 0,84; 0,88.
Ở thời điểm 5 NSKCB chủng Rh-CT1 là chủng có tính độc cao và biểu hiện bệnh khác biệt với các chủng còn lại với mức ý nghĩa 5% thông qua cấp bệnh cao nhất là 2,30. Kế đến là chủng Rh-VL1, Rh-VL2, Rh-HG2 có cấp độ bệnh lần lượt là 1,22; 1,30; 1,30 cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các chủng Rh-CT2, Rh-HG1, Rh- ST2, Rh-AG1, Rh-AG2 có cấp độ bệnh lần lượt là 0,52; 0,16; 0,06; 0,12; 0,06 nhưng so với các chủng Rh-ĐT1, Rh-ĐT2, Rh-VL3, Rh-ST1 thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Tại thời điểm 7 NSKCB chủng Rh-CT1 vẫn tiếp tục có cấp bệnh cao nhất là 3,4 cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với các chủng còn lại. Kế đến là chủng Rh-ĐT1,
nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với cấp bệnh lần lượt là 1,98; 2,30; 1,96; 1,98; 1,78. Chủng Rh-HG1, Rh-ST2, Rh-AG1, Rh-AG2 biểu hiện mức độ nhiễm bệnh thấp và không khác biệt với cấp bệnh lần lượt là 0,36; 0,06; 0,16; 0,06.
Tương tự ở thời điểm 9 NSKCB nhìn chung cấp bệnh của các chủng đều tăng. Trong đó chủng Rh-CT1 vẫn tiếp tục có cấp bệnh cao nhất là 3,80 cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với các chủng còn lại. Kế đến là chủng Rh-ĐT2 và Rh-VL2 có biểu hiện mức độ nhiễm bệnh cao tương đương nhau và không khác biệt với cấp bệnh lần lượt là 3,04 và 2,52. Các chủng biểu hiện cấp bệnh thấp vẫn là các chủng Rh- HG1, Rh-ST2, Rh-AG1, Rh-AG2 với mức cấp bệnh lần lượt là 0,40; 0,06; 0,18; 0,08.
Tại thời điểm 11 NSKCB các chủng nấm Rh-CT1, Rh-ĐT2, Rh-VL1, Rh-VL2,
Rh-HG2 đều biểu hiện mức độ nhiễm bệnh cao tương đương nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó cao nhất là chủng nấm Rh-CT1 có cấp bệnh là 3,96 cao hơn và khác biệt có ý nghĩa với các chủng nấm Rh-CT2, Rh-ĐT1, Rh-VL3, Rh- HG1, Rh-ST1, Rh-ST2, Rh-AG1, Rh-AG2 với cấp bệnh lần lượt là 2,10; 2,94; 2,50; 0,46; 2,50; 0,22; 0,30; 0,14.
Nhìn chung, qua kết quả cấp bệnh (bảng 3.3) cho thấy chủng Rh-CT1 thể hiện cấp bệnh cao và khác biệt ý nghĩa so với các chủng còn lại tại các thời điểm khảo sát.
Sự khác biệt về khả năng gây hại của các chủng nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa có thể do giữa các chủng nấm gây bệnh được phân lập từ những nơi khác nhau, tại các vùng sinh thái khác nhau, phải chịu các tác động của quy luật tiến hóa theo quá trình chọn lọc tự nhiên tạo nên những biến dị di truyền từ đó tạo nên các chủng có độc tính khác nhau. Liên quan đến vấn đề này, Võ Thanh Hoàng (1993) cho rằng “Đặc điểm phát triển, kích thước và số lượng hạch nấm có liên quan đến độc tính gây bệnh giữa các chủng nấm và có thể khác nhau rất nhiều giữa các chủng nấm”. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận như của Võ Thanh Hùng (2013) khi đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm Rhizoctonia solani
gây bệnh đốm vằn hại lúa thu thập từ những cây lúa bị bệnh tại những ruộng lúa khác nhau ở tỉnh Hậu Giang trên những giống lúa khác nhau thì cũng thể hiện khả năng gây hại khác nhau. Gần đây Lưu Thế Hùng (2014) khi đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa được phân lập từ những cây lúa bị bệnh trên những ruộng lúa khác nhau ở tỉnh Hậu Giang thì cũng thể hiện khả năng gây hại khác nhau.
Như vậy, qua hai bảng chỉ số bệnh (Bảng 3.2 ) và cấp bệnh (Bảng 3.3) cho thấy chủng Rh-CT1 thu thập tại Quốc lộ 91B – Bình Thủy – Cần Thơ là chủng có khả năng gây hại cao nhất tức là chủng có độc tính cao nhất được chọn để tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng tiếp theo với xạ khuẩn.
Bảng 3.3 Cấp bệnh đốm vằn trên lúa khi chủng nhiễm với 13 chủng nấm Rhizoctonia solani
trong điều kiện nhà lưới
Nghiệm thức
Cấp bệnh ở các ngày sau khi chủng bệnh
3 NSKCB 5 NSKCB 7 NSKCB 9 NSKCB 11 NSKCB Rh-CT1 0,64 a - d 2,30 a 3,40 a 3,80 a 3,96 a Rh-CT2 0,14 ef 0,52 cd 1,00 de 1,24 e 2,10 d Rh-ĐT1 0,52 bcd 0,90 bc 1,98 bc 2,26 cd 2,94 bcd Rh-ĐT2 0,72 abc 1,18 bc 2,30 b 3,04 b 3,72 ab Rh-VL1 0,56 a - d 1,22 b 1,96 bc 2,30 cd 3,08 abc Rh-VL2 0,84 ab 1,30 b 1,98 bc 2,52 bc 3,28 abc Rh-VL3 0,42 cde 0,92 bc 1,28 cd 1,78 de 2,50 cd Rh-HG1 0,14 ef 0,16 d 0,36 ef 0,40 f 0,46 e Rh-HG2 0,88 a 1,30 b 1,78 bc 2,30 cd 3,52 ab Rh-ST1 0,36 de 0,98 bc 1,50 cd 1,70 de 2,50 cd Rh-ST2 0,02 f 0,06 d 0,06 f 0,06 f 0,22 e Rh-AG1 0,00 f 0,12 d 0,16 f 0,18 f 0,30 e Rh-AG2 0,00 f 0,06 d 0,06 f 0,08 f 0,14 e Mức ý nghĩa * * * * * CV(%) 56,66 56,54 39,07 31,50 30,21
Ghi chú: Các giá trị ở cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.
Hình 3.2 Mức độ biểu hiện bệnh đốm vằn hại lúa của 4 chủng nấm Rh-ĐT2, Rh-HG2, Rh- CT1, Rh-VL3 ở thời điểm 11 NSKCB Rh-ĐT2 Chiều cao vết bệnh Rh-HG2 Chiều cao vết bệnh Rh-VL3 Chiều cao vết bệnh Rh-CT1 Chiều cao vết bệnh