Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa trong điều kiện nhà lưới
Mục đích
Nhằm chọn ra chủng nấm Rhizoctonia solani thể hiện khả năng gây hại nặng nhất.
Phương pháp
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại, mỗi chủng nấm là 1 nghiệm thức, mỗi lặp lại 1 chậu gồm 10 cây/chậu.
a) Chuẩn bị chậu và đất
Chậu nhựa dùng trong thí nghiệm có đường kính 25 cm (diện tích bề mặt đất/chậu S = 0,049 m2). Đất được thanh trùng và cho vào chậu nhựa (8 kg/chậu).
b) Chuẩn bị giống và chăm sóc
Giống lúa thí nghiệm: giống Jasmine 85 phẩm cấp xác nhận được xử lý trong nước muối 15%, rồi ngâm trong nước ấm 54OC (3 sôi 2 lạnh) trong 15 phút, phơi khô lại. Sau đó ngâm trong nước 24 giờ, rồi đem ủ 48 giờ trong tủ úm. Hạt nẩy mầm được gieo trong chậu, mỗi chậu gieo 10 hạt.
Chăm sóc: Quy trình và lượng phân bón với tỷ lệ N – P2O5 – K2O là 120 – 40 – 40 kg/hecta (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) và được quy ra để bón cho diện tích chậu cụ thể là 0,49 – 0,294 – 0,196 g/chậu (0,049 m2). Phân hòa vào nước tưới đều cho tất cả các chậu, quy trình bón phân như sau:
- Bón thúc đợt 1 (10 NSKG): Toàn bộ lượng lân và 30% lượng đạm và 50% lượng kali
- Bón thúc đợt 2 (20 NSKG): Bón 30% lượng đạm
- Bón nuôi đòng (35 NSKG): 40% lượng đạm và 50% lượng kali
Chú ý: giữ mực nước thường xuyên trong chậu là 2,5 cm, hạn chế thấp nhất sự phá hoại của sâu rầy và tránh sự lây nhiễm với các mầm bệnh khác.
c) Chuẩn bị nguồn lây bệnh
Nấm Rhizoctonia solani được nuôi cấy trên đĩa Petri chứa 10 ml môi trường PDA ủ trong 72 giờ, sau đó chuyển sang nhân nuôi trên môi trường trấu gạo ủ trong 7 ngày, để sợi nấm phát triển.
d) Phương pháp lây bệnh nhân tạo
Tiến hành lây bệnh nhân tạo ở thời điểm 40 ngày sau khi gieo lúa.
Cách tiến hành lây bệnh nhân tạo: tiến hành trộn đều môi trường trấu gạo có chứa nấm Rhizoctonia solani để tạo hỗn hợp đồng nhất. Sử dụng 1 lít môi trường trấu gạo có chứa nấm bệnh chia đều cho 5 chậu (0,2 lít môi trường/chậu), rải quanh gốc tránh không cho mầm bệnh dính trên lá. Sau khi tiến hành lây bệnh nhân tạo các chậu xử lí được đem vào phòng ủ bệnh, Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. Để tạo điều kiện tối ưu cho giai đoạn xâm nhiễm của mầm bệnh, điều kiện nhiệt độ được duy trì ở 26OC,
ẩm độ ≥ 96%. Sau 24 giờ chuyển ra nhà lưới có phun sương và che mát 50% giúp cho nấm bệnh phát triển.
e) Chỉ tiêu và phương pháp quan sát thí nghiệm
Lấy chỉ tiêu 10 chồi/chậu và được làm dấu để lấy cố định.
+ Đánh giá chỉ tiêu bệnh:
Tiến hành lấy chỉ tiêu khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Đo chiều cao cây lúa và đo chiều cao vết bệnh. ∑an Chỉ số bệnh (%) = X 100 PN Ghi chú: a: Số chồi bị nhiễm bệnh ở từng cấp. n: Cấp bệnh tương ứng ở mỗi chồi. P: Tổng số chồi quan sát.
N: Cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp. Cấp bệnh được đánh giá theo Bảng 2.1
Bảng 2.1 Cấp bệnh đốm vằn dựa vào chiều cao tương đối của vết bệnh (theo SES, IRRI, 1988) (trích dẫn bởi Danh Quách Đoan Trang, 1994)
Cấp bệnh RLH(%) 0 0 1 < 20 3 20 - 30 5 > 30 - 45 7 > 45 - 65 9 > 65 Trong đó:
RLH(%): chiều cao tương đối của vết bệnh. LH: chiều cao của vết bệnh.
PH: chiều cao cây lúa.
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý với phần mềm Microsoft Office Excel và phân tích bằng phần mềm thống kê MSTATC qua phép thử Duncan.
100
PH LH %
2.2.4. Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Rhizoctonia solani trong điều kiện phòng thí nghiệm
Mục đích
Nhằm chọn ra những chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với nấm
Rhizoctonia solani độc nhất được chọn ở thí nghiệm 1 trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Gồm 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 2a: Thực hiện đánh giá nhanh các chủng xạ khuẩn phân lập được từ những ruộng lúa với nấm Rhizoctonia solani với không lần lặp lại. Sau đó, chọn ra các chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia solani.
Thí nghiệm 2b: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn được chọn ở thí nghiệm 2a với nấm Rhizoctonia solani. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại.
Các bước tiến hành: phương pháp thí nghiệm 2a và 2b được thực hiện như nhau
Bước 1: Nguồn nấm được cấy vào đĩa Petri chứa 10 ml môi trường PDA. Khi nấm đã phát triển được khoảng 3 ngày thì dùng dụng cụ đục lỗ đường kính 5 mm đục lấy khoanh nấm từ đĩa nguồn chuyển vào đĩa Petri chứa 10 ml môi trường PDA và cách thành đĩa 1 cm.
Bước 2: Đặt khoanh giấy thấm (5 mm) có tẩm xạ khuẩn vào đĩa Petri chứa 10 ml môi trường PDA được đặt ở vị trí đối xứng với khoanh nấm (hình 2.1). Trên mỗi đĩa Petri được thử nghiệm với một chủng xạ khuẩn.
Bước 3: Đĩa Petri được để trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Ghi nhận chỉ tiêu: đo bán kính vòng vô khuẩn vào các ngày 3, 4, 5, 6, 7, 9, 12, 14 ngày sau khi cấy.
Hiệu suất đối kháng (HSĐK):
HSĐ 100 ĐC XK ĐC BKKL BKKL BKKL K
HSĐK: Hiệu suất đối kháng (%).
BKKLĐC: Bán kính khuẩn lạc nằm về phía đối chứng (mm). BKKLXK: Bán kính khuẩn lạc nằm về phía xạ khuẩn (mm).
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý với phần mềm Microsoft Office Excel và phân tích bằng phần mềm thống kê MSTATC qua phép thử Duncan.
Nấm Xạ khuẩn
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN