PHÂN LẬP CÁC CHỦNG NẤM RHIZOCTONIA SOLANI GÂY BỆNH ĐỐM VẰN

Một phần của tài liệu phân lập, đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng xạ khuẩn (Trang 30)

ĐỐM VẰN HẠI LÚA Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Quá trình thu mẫu bệnh cho thấy bệnh xuất hiện suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín nhưng phổ biến nhất là giai đoạn khi lúa đạt khoảng 40 ngày tuổi trở về sau, thường nhất là khi lúa ở khoảng 60 ngày tuổi. Vết bệnh xuất hiện đầu tiên thường ở bẹ lá, ngang mực nước ruộng, vết bệnh có màu xám, xanh nhạt, hơi ướt. Trung tâm các vết bệnh có màu trắng, xám nhạt. Hạch nấm được hình thành xung quanh hoặc trên vết bệnh nhưng chúng rơi rụng dễ dàng. Các vết bệnh phát triển ngày càng nhiều và liên kết lại với nhau thành từng đám chồng chất lại với nhau với nhiều màu sắc khác nhau nên trông vằn vện như da cọp hoặc các vân mây. Phần trên vết bệnh mọc những sợi nấm màu trắng, khuẩn ty sẽ hình thành hạch nấm, hạch nấm có màu trắng khi còn non, khi về già có màu nâu, thường có hình dẹt hoặc hình như trái đậu phộng. Bệnh thường gây hại nghiêm trọng vào những tháng có nhiệt độ và ẩm độ cao, trên những ruộng bón thừa phân đạm.

Từ những mẫu bệnh thu thập được từ các ruộng lúa có diện tích trên 1000 m2 bước đầu phân lập được 13 chủng nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa thuộc 6 tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Các chủng nấm Rhizoctonia solani đã được thu thập ở 6 tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang

STT Ký hiệu Địa điểm thu mẫu bệnh 1 Rh-CT1 Quốc lộ 91B - Bình Thủy – Cần Thơ 2 Rh-CT2 Thạnh Thắng - Vĩnh Thạnh – Cần Thơ 3 Rh-ĐT1 An Hòa – Châu Thành – Đồng Tháp 4 Rh-ĐT2 Cao Lãnh – Đồng Tháp

5 Rh-VL1 Thạnh Phú – Tam Bình – Vĩnh Long 6 Rh-VL2 Thạnh Đông – Bình Minh – Vĩnh Long 7 Rh-VL3 Trà Ôn – Vĩnh Long

8 Rh-HG1 Vị Thanh – Hậu Giang

9 Rh-HG2 Long Nghĩa – Long Mỹ - Hậu Giang 10 Rh-ST1 Phước Tâm – Châu Thành – Sóc Trăng 11 Rh-ST2 Chông Nô – Châu Thành – Sóc Trăng 12 Rh-AG1 Bình Mỹ - Châu Phú – An Giang

13 Rh-AG2 An Hòa – Châu Thành – An Giang

Quan sát hình thái khuẩn ty và hạch nấm của các chủng nấm Rhizoctonia solani. Nhìn chung, cả 13 chủng nấm khi nuôi cấy trên môi trường PDA thì thấy sợi nấm khi còn non không màu, khi trưởng thành có màu nâu nhạt với những vách ngăn

không liên tục, phân nhánh tại điểm gần vách ngăn giữa 2 tế bào và vuông góc với sợi nấm chính. Lúc già, các tế bào tách ra và biến thành hạch. Đặc điểm của hạch rất hay thay đổi. Hạch nấm khi còn non có màu trắng nhưng khi về già có thể có màu nâu, nâu đen, nâu xám và trên vỏ có lông. Hạch nấm có hình dạng phức tạp, đôi khi hình cầu, đáy phẳng, bề mặt hạch không trơn mà lồi lõm. Đường kính hạch nấm từ 1 - 6 mm. Từng hạch nấm có thể liên kết lại với nhau tạo thành hạch nấm to giống như miêu tả của Ou (1985) nấm Rhizoctonia solani sinh trưởng dễ dàng trên các loại môi trường phổ biến, sợi nấm phát triển nhanh, khuẩn ty không màu khi còn non với những vách ngăn không liên tục phân nhánh tại điểm gần vách ngăn và vuông góc với sợi nấm chính, có biến đổi cao về hình thái hạch nấm (Hình 3.1).

Hình 3.1 Đặc điểm khuẩn ty và hạch nấm Rhizoctonia solani phân lập được trên môi trường PDA: (A) Khuẩn ty khi còn non; (B) Khuẩn ty lúc trưởng thành; (C) Hình dạng hạch nấm; (D) Sợi nấm khi quan sát dưới kính hiển vi quang học

A B

D C

Một phần của tài liệu phân lập, đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng xạ khuẩn (Trang 30)