Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Sen Việt (Trang 60)

Đối với bộ máy kế toán: Hiện nay bộ máy kế toán của doanh nghiệp bao gồm 2 người kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nhau, mỗi người có thể phải kiêm nhiệm đến ba, bốn phần hành điều này vừa sai với nguyên tắc vừa dễ dẫn đến gian lận và sai sót trong cộng sổ. Để công việc kế toán của doanh nghiệp được tiến hành tốt hơn, ở văn phòng nên tuyển thêm nhân viên kế toán phù hợp với các phần hành khác nhau, phân chia công việc cho mỗi người nhằm đảm bảo tính đúng đắn theo quy định, đồng thời quá trình vào sổ, tổng hợp số liệu, lên báo cáo tài chính được tiến hành nhanh gọn hơn, đảm bảo tính kịp thời.

Song song với việc tuyển thêm nhân viên kế toán văn phòng, dưới các công trình doanh nghiệp nên bố trí thêm 1-2 kế toán nam công trình để theo dõi đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ tập hợp chứng từ chuyển về phòng kế toán, việc làm này vừa có tác dụng kiểm tra tính nghiêm túc của các đội trưởng của từng tổ, đội công trình vừa ảnh hưởng tích cực đến quá trình luân chuyển chứng từ.

Đối với mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Hiện nay việc tổ chức mô hình kế toán theo mô hình tập trung không còn phù hợp nữa đối với doanh nghiệp xây lắp. Doanh nghiệp áp dụng mô hình kế toán tập trung, điều này ảnh hưởng đến việc cập nhật số liệu, vào sổ sách kế toán. Do doanh nghiệp thường thi công các công trình ở xa nên để đảm bảo tính chính xác cho việc cộng sổ doanh nghiệp nên thay đổi mô hình áp dụng, doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Giao việc theo dõi, ghi chép việc nhập - xuất kho cũng như việc tính lương, chấm công cho các công nhân tại các công trình cho các kế toán tại các tổ, đội công trình. Định kỳ kế toán các tổ, đội chuyển toàn bộ chứng từ, sổ sách liên quan

lên phòng kế toán. Công việc còn lại phòng kế toán sẽ làm là kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của tất cả các chứng từ sổ sách đó rồi tiến hành lập báo cáo kế toán. Như vậy vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất đồng thời vừa đảm bảo sự chủ động kịp thời của các công trình trong hoạt động sản xuất.

3.2.2. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu

Doanh nghiệp nên đánh giá giá thực tế nhập kho tất cả vật liệu mua ngoài thống nhất theo công thức:

Giá vốn thực tế vật liệu mua

ngoài

=

Giá mua ghi trên hóa đơn

+

Chi phí thu mua thực tế

-

Chiết khấu, giảm giá (nếu có) Trong đó:

- Giá mua ghi trên hóa đơn kể cả thuế nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng (đối với những doanh nghiệp tính thuế Giá trị gia tăng phương pháp trực tiếp) và các loại thuế khác (nếu có). Đối với những doanh nghiệp tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì thuế Giá trị gia tăng không được tính vào giá thực tế.

- Chi phí thu mua: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức ... (được xác định trên cơ sở phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng mà doanh nghiệp đã lựa chọn)

- Các khoản giảm trừ: Bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, các khoản giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất

Theo đó chi phí thu mua dù thuê ngoài hay do đơn vị tự tổ chức đều được tính vào giá nguyên vật liệu nhập kho để đảm bảo tính nhất quán trong quá trình tính giá vật liệu. Do đó khi phát sinh chi phí vận chuyển, bốc dỡ, kế toán sẽ phản ánh vào TK 152 “nguyên vật liệu”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Sen Việt (Trang 60)