Xuất phát từ yêu cầu phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)

hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Một trong những tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền đó chính là một nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Trung thành với mục tiêu, lý tưởng cộng sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước Việt Nam trước hết là tư tưởng về một Nhà nước mang tính dân tộc sâu sắc - Nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc. Điều này thể hiện rõ qua hai bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 do Người trực tiếp chỉ đạo soạn thảo và ban hành. Điều1, Hiến pháp năm 1946 ghi rõ: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" [23, tr.9]. Điều 3 Hiến pháp 1959 ghi rõ: "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc trên nước

Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, nhà nước có nghĩa vụ gìn giữ và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm" [23, tr.25].

Nhà nước pháp quyền theo Hồ Chí Minh là một nhà nước thực sự dân chủ. Vận dụng tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta đã xác định một trong những nội dung cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đó là: "Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân". Đây là nội dung vừa cơ bản vừa cấp bách nhằm giữ vững và phát huy bản chất dân chủ của Nhà nước.

Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với tăng cường kỷ luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa chính là giải pháp cơ bản đảm bảo trên thực tế quyền lực đều thuộc về nhân dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải: "Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở - một bước đột phá trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [53, tr.275].

Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã cũng chính là một cách làm hiệu qủa nhất để cho nhân dân lao động đảm bảo được quyền lực chính trị của mình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.

Chúng ta đang tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Muốn xây dựng thành công một Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì phải được thể hiện trước tiên và trực tiếp ở chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở phải gắn bó máu thịt với dân, do dân trực tiếp bầu ra, chịu sự kiểm tra, giám sát của dân, chịu sự bãi nhiệm, bãi miễn của dân. Chính quyền phải được dân tin tưởng, yêu

mến.Vì thế, việc tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trong giai đoạn hiện nay là một yêu cấp bách, cần phải được quan tâm hàng đầu, phải được triển khai triệt để, phải đưa quy chế trở thành hơi thở thường ngày của nhân dân.

Kết luận chương 1

Hiện nay ở nước ta, dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa vô cùng to lớn, vì cơ sở là nơi trực tiếp và triệt để thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng lớn nhất. Vì vậy, sự ra đời của Quy chế dân chủ ở cơ sở là một bước đột phá quan trọng mang tầm chiến lược trong việc hiện thực hoá bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được thực hiện một cách rộng rãi và đi vào nề nếp thể hiện rõ việc mở rộng dân chủ ở cơ sở đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố chế độ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo dựng niềm tin và bảo đảm cuộc sống bình yên trong nhân dân. Việc mở rộng dân chủ ở cơ sở đã góp phần quan trọng để nhân dân ta thực sự là người làm chủ của đất nước, của xã hội và của cộng đồng. Việc mở rộng dân chủ ở cơ sở làm cho bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa được bộc lộ rõ ở khắp nơi, mọi công dân đều được phát huy hết khả năng, trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được hưởng thụ các giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta là người đại diện. Đến nay, Quy chế dân chủ ở cơ sở đã đưa vào thực hiện triển khai được gần 7 năm, trong từng bước triển khai cũng phải trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió. Chúng ta đã tổng kết những kết quả đạt được và những hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, đề ra những phương hướng và giải pháp để tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nói chung và thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã nói riêng trong thời gian tới.

Tuy nhiên điều quan trọng là phải thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sao cho thực sự hiệu qủa và chất lượng xứng với tầm vóc của một quy chế mang tầm cỡ quốc gia.

Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu, sự hiểu biết đích thực về Quy chế dân chủ của tất cả các cấp chính quyền, các tổ chức Đảng ở cơ sở và toàn thể nhân dân.

Chương 2

Thực trạng quá trình triển khai thực hiện và chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)