Tiêu chí về chuyển biến trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 39)

ở cấp xã

Tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã có đem lại hiệu qủa và chất lượng cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã. Chưa bao giờ vấn đề chỉnh đốn, đổi mới hệ thống chính trị ở cấp cơ sở, đặc biệt là cấp xã trở nên bức xúc và hệ trọng như bây giờ. Vì vậy, việc đánh giá vấn đề điều chỉnh tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã có được chuyển biến không cũng là một tiêu chí để đánh giá chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã. Đổi mới chính quyền và đổi mới hệ thống chính trị ở cấp xã nhằm tạo ra tác động tổng hợp và đồng thuận của các thể chế, thiết chế chính trị được đảm bảo bởi chất lượng nguồn lực con người để phục vụ cuộc sống của dân và phát triển sức dân, để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngay trên địa bàn xã. Làm chủ từ cơ sở bằng Quy chế dân chủ ở cơ sở của nông dân và các cư dân xã hội trong cộng đồng làng xã - đó là điểm qui chiếu mà đổi mới chính quyền cấp xã và hệ thống chính trị cấp xã cần thiết phải đạt được [34, tr.133-134].

Trên quan điểm đó thì tiêu chí về chuyển biến trong việc điều chỉnh tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã sẽ được thể hiện ở việc như: sự đổi mới nhận thức của cán bộ, trình độ nhận thức, năng lực tư duy tự phê phán và phê phán, bản lĩnh dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ. Cán bộ có biết dựa vào dân, học dân, hỏi dân hay không. Đồng thời, có biết thuyết phục, giáo dục dân, khắc phục những hạn chế, nhược điểm cố hữu của số đông nông dân tiểu nông hay không.

Chính trị và hệ thống chính trị ở xã đều nhằm vào phát triển kinh tế, chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, chăm lo cho cuộc sống của dân cư trong cộng đồng. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn xét theo nghĩa

rộng là bao hàm cả sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Công tác đảng, chính quyền và hoạt động của các đoàn thể ở nông thôn từ xã tới thôn, xóm đều hướng vào mục tiêu ấy.

Nhìn một cách tổng quát, hệ thống chính trị và thể chế ở nông thôn nước ta hiện nay vẫn còn nhiều sự bất cập, vẫn còn thiếu hụt nhiều những đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển ấy. Thực tế cho thấy những mặt ổn định về kinh tế - xã hội ở nông thôn là đều do hậu quả trực tiếp từ những yếu kém của hệ thống chính trị, của tổ chức bộ máy lẫn nội dung và phương thức hoạt động và chất lượng cán bộ gây ra. Chính vì vậy, cần thiết phải có sự đổi nới chuyển biến trong việc điều chỉnh tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 39)