- Củng cố bộ máy tổ chức từ trên xuống tới tận cơ sở để hoạt động khuyến nông có hiệu quả.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông, đào tạo các kỹ năng, phương pháp khuyến nông, khuyến nông phải cập nhật thông tin thường xuyên để tự tin thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng thật tốt mạng lưới nông dân sản xuất giỏi, chăm lo tổ chức hệ thống khuyến nông, đặc biệt là hệ thống khuyến nông viên cơ sở, liên kết chặt chẽ với các hộ nông dân, hội quần chúng, tổ chức vận động quần chúng hưởng ứng các phong trào khuyến nông vận động người dân tham gia các mô hình trình diễn các giống lúa mới.
- Cần bám sát mục tiêu, các chương trình trọng điểm về sản xuất lúa của địa phương qua từng thời kỳ, vận động từng đối tượng nông dân vận dụng điều kiện cụ thể từng địa phương, đơn vị thôn, xóm về khả năng tập quán canh tác từng vùng để có biện pháp đưa các giống lúa mới vào địa phương một cách hợp lý.
- Các chương trình khuyến nông với công nghệ cao tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như: Sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất hồng không hạt chất lượng cao…
- Đổi mới các chương trình khuyến nông cho người nghèo nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo như mô hình trồng nấm rơm, lúa cao sản...
- Tăng cường sự phối hợp hơn nữa với các tổ chức khuyến nông tự nguyện, các tổ chức quốc tế, các viện, các trường…tiến tới xã hội hóa khuyến nông.
- Vì vậy, khuyến nông cần phải phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành đối với sản xuất nông nghiệp và công tác khuyến nông. Bám sát định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn của thị trấn, xây dựng các dự án khuyến nông cho phù hợp.