3.2.1. Không gian
Xã Mường Than - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.
3.2.2. Thời gian
- Đề tài được thực hiện từ ngày 10/02/2014 đến ngày 20/5/2014. - Số liệu nghiên cứu được lấy từ 2011 - 2013.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại xã Mường Than - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất, tiêu thụ và phát triển lúa tại xã Mường Than.
- Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong việc sản xuất, tiêu thụ lúa. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông và và phát triển cây lúa.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Điều tra thu thập số liệu.
* Chọn mẫu điều tra.
- Dựa trên số liệu thứ cấp và kết quả đánh giá nhanh nông thôn (phương pháp RRA), lựa chọn ra 3 thôn trong xã làm đơn vị nghiên cứu đại diện cho xã về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và diện tích trồng lúa (gồm thôn xuân Én, Cẩm Chung 1, 2).
* Thu thập số liệu. - Số liệu thứ cấp:
Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố của UBND, trạm khuyến nông, phòng thống kê huyện Than Uyên, các báo cáo tổng kết về kết quả và diện tích lúa qua các năm 2011 - 2013 và các cơ quan liên quan.
- Số liệu sơ cấp:
Sử dụng phương pháp PRA, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt về cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông, thực trạng những khó khăn, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động khuyến nông trong công tác phát triển sản xuất lúa trên địa bàn xã, đồng thời nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông trong việc phát triển sản xuất lúa.
- Sử dụng bảng câu hỏi để kiểm tra thu thập thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh giá của người dân về hiệu quả sản xuất lúa và hiệu quả hoạt động khuyến nông.
- Phương pháp chọn mẫu điều tra. Chọn ngẫu nhiên 40 hộ trên địa bàn 3 thôn.
3.4.2. Tổng hợp và phân tích số liệu.
- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.
- Số liệu thu thập từ các phiếu điều tra, tổng hợp theo từng nội dung. - Xử lý thông tin định tính, các số liệu được xử lý biểu thị qua phương pháp phân tích tổng hợp.
- Xử lý thông tin định lượng thu thập từ các tài liệu thống kê, báo cáo, quan sát, phỏng vấn.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Mường Than là một xã nằm ở phía bắc của huyện Than Uyên cách trung tâm huyện khoảng 4,5 km.
- Phía Bắc giáp với xã Phúc Than, huyện Than Uyên. - Phía Nam giáp với xã Hua Nà và thị trấn Than Uyên.
- Phía Đông giáp với xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và xã Hồ Bốn, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.
- Phía Tây giáp với xã Mường Cang và Xã Mường Mít, huyện Than Uyên.
4.1.1.2.Địa hình
Xã Mường Than là một xã miền núi địa hình chia cắt phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc, độ cao trung bình 700m so với mực nước biển. Có cánh đồng Mường Than rộng lớn tương đối bằng phẳng.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Thời tiết mang đặc điểm vùng nhiệt đới gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Trong năm chia thành 2 mùa khá rõ rệt mùa đông lạnh mưa ít, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, có lượng mưa trung bình tương đối lớn từ 1800-2000 mm/năm tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,4oC , tháng 1 có nhiệt độ từ 15oC– 17oC, tháng 7 có nhiệt độ trung bình là 26oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39oC, thấp nhất là 1oC. xã Mường Than chịu ảnh hưởng của gió lào Đông Bắc tốc độ gió 2,1-2,3 m/s vào tháng 8-9 hàng năm.
Vào mùa lạnh, gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau. Trong những ngày mùa đông hiện tượng sương mù về sáng sớm và chiều tối là phổ biến. Trong mùa này có một vài ngày sương muối, gió mùa đông nam từ tháng 4 đến tháng 11 tạo sự mát mẻ và mưa. Sang đầu thời kỳ mùa hè (tháng 5- 6) có gió Đông Nam xen kẽ tạo khí hậu khô nóng.
4.1.1.4. Đặc điểm về thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia nó không chỉ là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng cũng như các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội…Mà còn là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Không chỉ thế đất đai còn là môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Xã Mường Than có tổng diện tích đất tự nhiên là: 4.030,38 ha. Trong đó chủ yếu là đất Feralit, đất màu đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất phù sa. Môi trường của xã khá trong lành chưa bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại vấn đề thiếu thu gom rác thải, chăn nuôi gia súc không tập trung nên đã ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và không khí….
Như vậy điều kiện tự nhiên của xã Mường Than phù hợp với nhiều loài cây trồng, có giá trị kinh tế cao như:
Các loại cây lương thực: Lúa, ngô, sắn, khoai... Cây công nghiệp: Chè…
Cây ăn quả: Mận, mơ, hồng không hạt, cam, quýt... Cây lâm nghiệp: Trám, quế, keo, bồđề, xoan... Về tình hình sử dụng đất đai của xã Mường Than:
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của Xã Mường Than qua 3 năm 2011- 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh(%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên 4.030,38 100 4.030,38 100 4.030,38 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 1434,4 38,07 1520,4 37,72 1510,4 37,47 99,08 99,34 1.1. Trồng cây hàng năm 919,8 59,9 918,8 60,43 916,5 60,7 99,89 99,74 - Đất trồng lúa,màu 468,4 52,9 464,2 50,52 450,2 49,12 95,43 96,98 - Đất nương rẫy 30,3 3,29 29,8 32,46 28,2 3,07 98,34 94,63 - Đất trồng cây hàng năm khác 40,04 4,35 38,5 4,19 36,3 3,96 96,15 94,28 1.2. Đất trồng cây lâu năm 456,34 29,74 436,2 28,68 434,1 28,74 95,58 78,65 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 60,12 3,9 58,1 3,82 57,7 3,8 96,64 99,31 2. Đất lâm nghiệp 932,04 23,12 932,04 23,12 930,02 23,07 100 99,7 3. Đất chuyên dùng 52,43 1,3 53,40 1,32 53 1,31 101,8 99,25 4. Đất ở 284,28 7,05 280,2 6,59 280 6,94 98,56 99,92
Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp của xã Mường Than là 1.534,4 ha chiếm 38,07% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa, màu là 468,4 ha đến nay năm 2012 diện tích đất nông nghiệp của xã Mường Than là 1520,4 ha, giảm 14 ha. Nguyên nhân do những năm gần đây diện tích trồng lúa bị mất do quá trình công nghiệp hoá. Cụ thể, năm 2011 thu hồi chuyển 7 ha đất nông nghiệp sang đất ở, đến giữa năm 2012 chuyển tiếp 5 ha đất nông nghiệp sang đất làm đường giao thông. Xã đã mở thêm 2 nhánh đường nội đồng thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất.
Diện tích đất Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã hầu hết là đồi và núi đá có rừng, hầu hết diện tích đất đồi núi này chạy bao quanh phía Tây và phía Nam của xã giáp ranh với các xã và đã giao khoán cho nhân dân quản lý, bảo vệ và sử dụng theo chương trình 327 của Chính phủ, các hộ dân được giao khoán rừng đang áp dụng có hiệu quả mô hình nông lâm kết hợp, tận dụng tốt các khe, suối, các khoảng đất trống vừa trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá, nuôi ong, trồng các loại cây đặc sản vùng như: khoai tím, hồng không hạt… mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người dân, đồng thời góp phần đa dạng hoá sản phẩm trồng trọt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân địa phương. Với diện tích quỹđất lâm nghiệp là 932,04 ha khoảng 75% trong số này đã được phủ xanh bằng các loại cây lâm nghiệp như keo, mỡ, bồ đề, xoan…Hiện nay trên địa bàn xã Mường Than hầu như không còn đất trống, đồi núi trọc.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số và lao động
Xã Mường Than có 3 dân tộc sinh sống và trên 18 thôn, dân số của xã theo thống kê năm 2013 là 1736 hộ, 7885 khẩu, trong đó nữ la 4029 người. Số người trong độ tuổi lao động la 4780 chiếm 62,2% dân số, đây là nguồn lực dồi dào là thế mạnh của xã trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên lực lượng lao động của xã là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên vấn đề áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 73%, lao động các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ là 25%, còn lại là số lao động đi học chiếm 2% [13].
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Mường Than giai đoạn 2011- 2013 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ I. Tổng nhân khẩu Khẩu 7319 100 7694 100 7885 100 105,1 102,48 103,79 II. Tổng số hộ Hộ 1578 100 1674 100 1736 100 106.08 105,4 105,74 III. Tổng số lao động Người 4680 100 4780 100 4856 100 102,1 101,5 101,8 1. Lao động nông nghiệp Người 3562 76,1 3452 72.2 3124 64,33 96,91 90,4 93,65 2. Lao động phi nông nghiệp Người 1118 23,9 1328 27,8 1732 35,67 118,7 130,4 124,55 IV. Một số chỉ tiêu bình quân
1. BQ khẩu/ hộ K/hộ 4,63 - 4.59 - 4,54 - 91,13 98,9 95,01 2. BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2,96 - 2,85 - 1,79 - 92,28 62,8 77,54
Bảng 4.2 cho thấy, dân số của xã Mường Than có xu hướng tăng lên cụ thể tổng nhân khẩu từ năm 2011-2013 tăng 566 khẩu, tổng số hộ từ năm 2011-2013 tăng lên là 158 hộ. Bình quân khẩu/hộ có xu hướng giảm từ năm 2011-2013 giảm 0,09 khẩu/hộ. Năm 2013 bình quân khẩu/hộ là 4,54 khẩu. Như vậy cho thấy hộ sinh con thứ 3 đã giảm rất nhiều.
Qua bảng ta thấy cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Lao động nông nghiệp năm 2011 chiếm 76,1%, năm 2013 là 64,3%, giảm 11,8% so với năm 2011. Lao động phi nông nghiệp năm 2011 là 23,9%, 2013 là 35,67% , tăng 11,77% so với năm 2011. Nguyên nhân do những năm gần đây xã đã thực hiện nhiều giải pháp như nâng cao nhận thức về việc làm cho bản thân người lao động, khuyến khích người lao động tích cực tham gia xuất khẩu lao động, tìm kiếm việc làm. Người dân dễ tìm được một việc làm phi nông nghiệp khi mà ngày càng có nhiều nhà máy, công ty điện tử hoạt động trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
4.1.2.2. Giao thông công nghiệp và dịch vụ
Xã Mường Than có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú, có các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường giao thông liên thôn. Có tổng số 17 km đường giao thông chính đã được kiên cố hoá trong đó có 7,5 km đường tỉnh lộ, 4,5 km đường huyện lộ, 5 km đường giao thông liên thôn (đường do nhân dân đóng góp xây dựng theo nguồn vốn kích cầu - Nhà nước và nhân dân cùng làm). Các tuyến đường thôn, xóm cũng thường xuyên được nâng cấp sửa chữa tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện.
Về công nghiệp, chủ yếu tập trung vào khai thác đá, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, mây tre đan xuất khẩu và đồ mộc dân dụng.
4.1.2.3. Hệ thống điện nước
Tổng số 1736/1736 hộ có điện chiếu sáng, 1321/1736 hộ có điện thoại cố định, 18/18 thôn bản có hệ thống loa truyền thanh, có 01 bưu điện trên địa bàn phục vụ tốt nhu cầu về thông tin liên lạc của nhân dân trong vùng.
Xã Mường Than có 01 trạm cung cấp nước sạch, hiện tỷ lệ sử dụng nước sạch cho sinh hoạt được 60%. Việc quản lý khai thác các công trình nước sạch sinh hoạt trên địa bàn còn buông lỏng dẫn đến quản lý sau đầu tư kết quả còn chưa cao.
4.1.2.4. Văn hoá xã hội
Do có đông các thành phần dân tộc sinh sống nên xã Mường Than có nền văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, với nền văn hoá rất đa dạng của dân tộc kinh, mang tính chất đặc trưng của văn hoá dân tộc vùng cao chính là văn hoá dân gian dân tộc Thái, Hmông, với các làn điệu nhảy sạp, hát đối độc đáo, múa xòa, tục bắt vợ là cái nôi của văn hóa dân gian dân tộc Thái, Hmông tỉnh Lai Châu.
4.1.2.5. Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm bằng biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, cùng với việc thực hiện công tác khám bệnh và các chương trình y tế.
Xã có 1 trạm y tế. Tổng số cán bộ là 8 trong đó Y sỹ đa khoa 3, y tá điều dưỡng 2, nữ hộ sinh 1, dược 1, dân số 1, số phòng bệnh nhân 1, giường bệnh nhân 5.
Năm 2013 tổng số lượt khám chữa bệnh là 21.499/16.000 chiếm 134% lượt, khám chương trình 139 là 8.275/11.420 chiếm 72,46% , khám trẻ dưới 6 tuổi là 1082/2.260 chiếm 47,87%, điều trị nội trú chiếm 71,4% , điều trị ngoại trú 109,4%.
Thực hiện tốt công tác dân số KHHGĐ đặc biệt là công tác truyền thông lồng ghép về dân số KHHGĐ luôn được quan tâm [13].
4.1.2.6. Đối với công tác giáo dục
Tổng số trường trên địa bàn xã Mường Than là có 5 trường gồm: có 01 trường Trung học cơ sở, 02 trường mầm non, 02 trường tiểu học .
Đảm bảo cơ sỏ vật chất cho việc dạy và học phát huy có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở chuyển cấp 99% [13].
4.1.2.7. Hệ thống thủy lợi
Xã Mường Than hiện có 5,4 km kênh mương đã được bê tông hoá hiện còn khoảng 1,5 km chưa được kiên cố hoá vẫn còn là mương tạm hàng năm được nhân dân tu sửa, nạo vét nên phục vụđược khá tốt nhu cầu về nước tưới sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện chương trình dự án 327 của chính phủ về phát triển rừng, các hộ được nhận giao đất giao rừng đã biết phát huy khả năng, tiềm năng, thế mạnh của rừng để phát triển kinh tế vườn rừng, nông lâm kết hợp, hình thành nên các mô hình kinh tế trang trại hiện nay thị trấn đã có 27 hộ làm kinh tế trang trại đã đã cho thu nhập thường xuyên ổn định từ các loại sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế.
4.2. Kết quảđạt được từ các ngành ởđịa phương
4.2.1. Chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Chính vì vậy trong những năm qua UBND xã Mường Than luôn chú trọng đầu tư phát triển mạnh cho ngành chăn nuôi.
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm 2011 - 2013 (Đơn vị: con) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng đàn trâu 958 913 902 Tổng đàn bò 218 205 200 Tổng đàn dê 57 63 113 Tổng đàn lợn 5.000 5.000 5.800 Số lượng gia cầm 49.000 50.000 51.000