thực hiện mô hình
Qua quá trình điều tra thu thập thông tin và tổng hợp số liệu điều tra thì ý kiến của các hộ nông dân về mức độ nắm bắt quy trình kỹ thuật sau khi tập huấn, được thể hiện tại bảng 5.1 sau: Bảng 4.13: Ý kiến các hộđược phỏng vấn về kết quả tập huấn Ý kiến các hộ về lớp tập huấn Số lượng hộ (hộ) Tỷ Lệ (%) Nắm chắc kĩ thuật 20 50 Nắm được kĩ thuật 10 25 Nắm chưa rõ kĩ thuật 8 20 Không rõ 2 5 Tổng 40 100
( Nguồn: Nguồn số liệu điều tra tại xã MườngThan, 2014)
Qua bảng 4.13 cho thấy:
Trong tổng số 40 hộ được điều tra thì có đến 20 hộ có ý kiến cho rằng họ đã nắm chắc được kỹ thuật sau khi tham gia các buổi tập huấn và trong tổng số 31 hộ này thì gần các hộđã tham gia trồng lúa 903, séng cù từ trước đó. Có 10 hộ có ý kiến đã nắm được kỹ thuật chiếm 20%, chỉ có 8 hộ nắm chưa chắc kỹ thuật, các hộ này chủ yếu là các hộ mới trồng vụ đầu, hoặc không có thời gian nên nhờ con cái đi thay về phổ biến lại.
Như vậy, sau các buổi tập huấn, nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật, nhân dân trong xã hầu như đã nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc. Từ đó nâng cao được nhận thức của người dân. Cũng qua tổng hợp số liệu điều tra tôi thu được bảng sau:
Bảng 4.14: Mức độ áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế của các hộđược phỏng vấn
Ý kiến của các hộ Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Chưa mang lại hiệu quả 3 7,5
Chưa áp dụng 16 40
Tổng 40 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng 4.14 cho thấy:
Hầu hết các hộ đều áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế sản xuất. Nhưng độ áp dụng thì không giống nhau.
Trong tổng số 40 hộđiều tra thì có 21 hộ áp dụng kỹ thuật tập huấn vào thực tế mang lại hiệu quả cao chiếm 52,5%.
Còn lại 16 hộ chưa áp dụng kỹ thuật khi trồng do nhiều nguyên nhân như chưa nắm được kỹ thuật, điều kiện kinh tế của gia đình hay họ ít có thời gian chăm sóc chiếm 40%.
Như vậy, thông qua các buổi tập huấn, đa số người dân đã nắm được kỹ thuật để áp dụng nó vào thực tế, nhờ vậy năng suất và chất lượng của cây lúa ngày càng được nâng cao.