- Ban hành Luật đầu tư công
Thực tế cho thấy cần sớm có Luật đầu tư công làm căn cứ pháp lý và cơ sở chung thực hiện phối hợp chính sách trong quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Luật đầu tư công sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý sử dụng vốn Nhà nước theo định hướng phù hợp với
chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Việc ban hành Luật cũng sẽ chống thất thoát, lãng phí, dàn trải và bảo đảm tính minh bạch, công khai trong hoạt động đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Từ bỏ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu dựa vào tri thức và công nghệ, lấy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là tiêu chí chủ yếu. Trên thực tế, mức tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào vốn chỉ đạt được trong ngắn hạn khi đầu tư gia tăng ở một mức độ hợp lý nào đó. Khi đầu tư gia tăng quá mức, nó sẽ gây nên những bất ổn lớn về kinh tế vĩ mô, trong khi những lợi ích thu được từ tăng trưởng không nhiều, thậm chí còn giảm.
Kết luận chương 4.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đạt được những mục tiêu mà chiến lược phát triển phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đề ra. Một số khuyến nghị nêu trên là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, từ đó nâng cao tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Đầu tư công đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống người dân, nhất là đưa Việt Nam thoát khỏi nước có thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Đầu tư công đã tạo điều kiện phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên qua phân tích thực trạng đầu tư công ở Việt Nam, nghiên cứu nhận thấy hiệu quả vốn đầu công còn thấp, cơ cấu đầu tư công bất hợp lý. Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích mối quan hệ định lượng giữa GDP, đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn nhân lực, xuất khẩu và nợ nước ngoài. Trong đó, mục đích chính là tìm ra mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế 1986-2011. Kết quả cho thấy trong dài hạn đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn, biến đầu tư công ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê.
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị về chính sách quản lý đầu tư công. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, đầu tư công có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do vậy, thách thức đặt ra cho Việt Nam là cần tái cơ cấu đầu tư công tạo tiền đề để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính công; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và nợ công ở mức an toàn; thúc đẩy nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn cũng không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc nhằm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TAØI LIỆU THAM KHẢO - Tiếng Việt
1. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
2. Hendrik Van den Berg. Tăng trưởng kinh tế và phát triển. Tài liệu đọc của chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, niên khóa 2006-2007.
3. Lê Chi Mai, 2011. Đầu tư công: Những thách thức phía trước. Tạp chí tài chính, số 6 trang 20-23.
4. Ngô Lý Hóa, 2008. Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An. Luận văn thạc syõ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ngô Thắng Lợi, 2012. Tái cơ cấu đầu tư công: Kinh nghiệm thực tiễn một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 177, trang 3-10. 6. Nguyễn Minh Phong, 2012. Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam. Tạp chí
Cộng sản, số 832, trang 43-47.
7. Nguyễn Ngọc Sơn, 2012. Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 177 trang 29-36.
8. Nguyễn Đình Tài, 2010. Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam. Tạp chí tài chính, số 4 trang 21-24.
9. Nguyễn Quang Đông, 2006. Kinh tế lượng (chương trình nâng cao). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
10. Nguyễn Quang Thái, 2012. Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 177 trang 11-20.
11. Nguyễn Thị Ngọc Thanh, 2012. Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của Eviews. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Thống, 2000. Kinh tế lượng ứng dụng. Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy, 2009. Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính. Nhà xuất bản thống kê.
14. Phạm Văn Dũng, 2011. Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Phan Thanh Tấn, 2011. Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Thuận. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Tham tán kinh tế và thương mại Liên Minh Châu Âu, 2010. Báo cáo 2010 về tình hình kinh tế của Việt Nam.
17. Tô Trung Thành, 2011. Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân?. Tạp chí tài chính, số 6 trang 24-27.
18. Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2011, 2010, 2007, 2005, 2002, 2000, 1995. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
19. Trần Du Lịch, 2011. Đầu tư công ở Việt Nam: Nhận diện vấn đề và định hướng tái cấu trúc. Tạp chí tài chính, số 6 trang 17-19.
20. Vũ Tuấn Anh, 2011. Đầu tư công ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị. Tạp chí tài chính, số 6 trang 6-9.
- Tiếng Anh
21. Bukhari, Ali and Saddaqat, (2007). Public Investment and Economic Growth in the Three Little Dragons: Evidence from Heterogeneous Dynamic Panel Data. International Journal of Business and Information, Vol 2, No.1, pp 57-79.
22. Ejaz Ghani and Musled-ud Din, 2006. The impact of public investment on economic growth in Parkistan. The Parkistan Development Review, 45:1 (spring 2006), pp 87-98.
23. Engle.R.F and C.W.J Granger, 1987. Co-integration and Error Correction: Representation, Estimation, and Testing. Econometrica, Vol 55, No.2, pp 251-276. 24. Marinas Marius-Corneliu, Socol Cristian and Socol Aura-Gabriela, 2011. The Impact of Public Investment on Economic Growth in Romania. Acedemy of economic studies, Department of Economics, Bucharest, Romania.
25. Maureen Were, 2001. The Impact of External Debt on Economic Growth in Kenya: An Emprical Assessment. Kenya Institute for Public Policy Research and Analysis.
26. Mohsin S.khan, 1996. Government Investment and Economic Growth in the Developing World. The Parkistan Development Review, 35:4 Part 1 (Winter 1996) pp 419-439.
27. Nazima Elahi and Aniqa Kiani, 2011. Investigating Public Invetsment – Growth Nexus for Parkistan. International Conference on E-business, Management and Economics.
28. Ogundipe, Mushay Adeniyi, Aworindeh and Olalelean Bashir, 2011. Sectoral Analysis of The Impact of Public Investment on Economic Growth in Nigeria. European Journal of Social Sciences, Vol 20, No 2, pp 259-266.
29. Rohan Swaby, 2007. Public Investment and Growth in Jamaica. Fisical and Economic Programme Monitoring Dept. Bank of Jamaica.
30. Worldbank, 2012. http://data.worldbank.org/country/vietnam [Accessed 30 August 2012].
PHỤ LỤC 1
Kết quả hồi quy mô hình (1)
Dependent Variable: Y
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.012830 0.010690 1.200183 0.2448 IG 0.263668 0.082527 3.194940 0.0048 IP 0.445567 0.147182 3.027321 0.0069 FDI 0.247602 0.093418 2.650470 0.0158 EX -0.118428 0.060002 -1.973752 0.0631 L 2.712637 4.239771 0.639807 0.5299 EDT 0.009490 0.004083 2.324545 0.0313
R-squared 0.659577 Mean dependent var 0.068604
Adjusted R-squared 0.552075 S.D. dependent var 0.017261 S.E. of regression 0.011552 Akaike info criterion -5.859096 Sum squared resid 0.002536 Schwarz criterion -5.520378
Log likelihood 83.16825 F-statistic 6.135496
PHỤ LỤC 2
Kết quả chọn bước trễ của mô hình ECM
VAR Lag Order Selection Criteria
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 414.6258 NA 9.53e-25 -35.44572 -35.10013* -35.35880 1 466.2602 67.34925* 9.36e-25* -35.67480 -32.91012 -34.97949 2 529.7413 44.16078 1.27e-24 -36.93403* -31.75025 -35.63032* * indicates lag order selected by the criterion
LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level)
FPE: Final prediction error AIC: Akaike information criterion
SC: Schwarz information criterion
HQ: Hannan-Quinn information criterion