Để phân tích tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả sử dụng trong mô hình định lượng dựa theo phương pháp của tác giả Maureen Were (2001) trong nghiên cứu thực nghiệm về các biến vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế của Kenya. Trong nghiên cứu này Maureen Were đã sử dụng phương pháp Augmented Dickey- Fuler (ADF), và Dickey-Fuler (DF) để kiểm định tính dừng và không dừng của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình và tiếp tục sử dụng phương pháp đồng tích hợp (Cointegration) của Engle và Granger (1987) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết). Cuối cùng tác giả sử dụng mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) để thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa các biến vĩ mô [25].
Như vậy, để đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình thực nghiệm, tác giả thực hiện theo các bước sau:
- Bước một, thực hiện việc kiểm định tính dừng và không dừng (unit roots or non- stationary) của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình thực nghiệm (kiểm định nghiệm đơn vị). Giữa các chuỗi số không dừng có thể tồn tại mối quan hệ đồng liên kết (mối quan hệ trong dài hạn). Tương quan đồng liên kết tồn tại khi quan hệ tuyến tính giữa hai chuỗi là một chuỗi có tính dừng (stationary). Kết hợp tuyến tính giữa các cặp chuỗi thời gian là hiệu số giữa chúng. Nếu có quan hệ đồng liên kết, hiệu số đó là một chuỗi ngẫu nhiên có tính chất của nhiễu trắng [9],[12],[13].
- Bước hai, sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp (Cointegration) của Engle – Granger (1987) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết). Hồi quy đồng liên kết theo phương pháp phân tích phần dư ( t) hai bước của Engle-Granger. Tại bước 1, nghiên cứu thiết lập mối tương quan cân bằng trong dài hạn trong số các biến; bước 2, nghiên cứu kiểm định tính liên kết của phần dư ( t) bằng cách dùng thống kê ADF. Nếu kết quả kiểm định cho thấy phần dư là chuỗi dừng thì khẳng định tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình đã thực hiện ở bước 1 [9].
- Cuối cùng, mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) được sử dụng để tính toán mức độ tác động của các nhân tố đến biến động của tăng trưởng kinh tế và xác định mức chênh lệch trong ngắn hạn so với mức cân bằng dài hạn của chỉ số tăng trưởng kinh tế nếu tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn kể trên.
Kết luận chương 2
Để thiết lập mối tương quan cân bằng trong dài hạn giữa chỉ số tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng trong đó có biến đầu tư công cũng như tính toán mức độ tác động của các nhân tố đến biến động của tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, tác
giả sử dụng phương pháp đồng tích hợp của (Cointegration) của Engle – Granger (1987) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model).
Chương 3: Thực trạng tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011
3.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2011
Sau hơn 25 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%/năm, cao nhất trong các kế hoạch 5 năm từ trước đến nay. Trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn giai đoạn nửa đầu thập niên 90 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Trong 5 năm kế tiếp (2001-2005) kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,5%. Giai đoạn 2006-2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức khá cao, bình quân đạt 6,8%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, tính trung bình giai đoạn 10 năm từ năm 2001 đến năm 2011, Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người dân thuộc diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam giai đo n 2001-2011 đ t trung bình 12,3%. N m 2011 GDP bình quân đ u
ng i đ t 1.411 USD/n m. So v i n m 2001 thì m c thu nh p bình quân đ u ng i hi n nay đã t ng kho ng 3,4 l n.
Theo phân lo i hi n nay c a WB v thu nh p tính theo t ng thu nh p qu c gia (GNI), t n m 2008 n c ta đã ra kh i nhóm n c và vùng lãnh th thu nh p th p, b c vào nhóm n c và vùng lãnh th thu nh p trung bình th p.
Bảng 3.1: GDP và GNI bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001-2011
N m T ng s (tri u USD) Bình quân đ u ng i (USD)
GDP GNI GDP GNI 2001 32.487 32.065 413 408 2002 35.081 35.520 440 433 2003 39.798 39.161 492 484 2004 45.359 44.497 561 550 2005 52.899 51.841 642 629 2006 60.819 59.420 730 713 2007 71.003 68.802 843 817 2008 89.553 86.687 1.070 1.018 2009 91.533 87.207 1.130 1.027 2010 101.623 97.404 1.224 1.114 2011 123.961 110.907 1.411 1.260 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ WB [18]
Tuy nhiên, theo nhi u đánh giá trong n c và qu c t , m c dù Vi t Nam đ t nh ng k t qu t ng tr ng cao, nh ng đó là nh ng k t qu t ng tr ng theo chi u r ng, ch ch a có s c b t t ng tr ng theo chi u sâu. Xét theo các y u t đ u vào, ngu n g c t ng tr ng có th chia thành hai lo i. T ng tr ng theo chi u r ng t c là t ng tr ng ch y u d a vào t ng v n, t ng s lao đ ng và t ng c ng khai thác tài nguyên. T ng tr ng theo chi u sâu là t ng tr ng do t ng n ng su t lao đ ng, nâng cao hi u qu s d ng v n, ng d ng ti n b khoa h c k thu t. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2006-2010,
yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 76,8%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 15,6%, còn yếu tố khoa học công nghệ chỉ đóng góp khoảng 7,5% [10].
Bên cạnh đó, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp thể hiện ở cả yếu tố đầu ra. Trong cơ chế thị trường, đầu ra-tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định quá trình tái sản xuất xã hội. Đầu ra quan trọng nhất của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm t i 80% GDP c a c n c n m 2011. Tuy nhiên, cơ cấu hàng xuất khẩu của chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề, hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng sơ chế, hàng gia công hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, do đó khả năng thu ngoại tệ vẫn chưa khai thác hết.
3.2 Phân tích thực trạng đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 3.2.1 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011
- Đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong suốt giai đoạn vừa qua gắn liền với tăng mạnh vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP tăng liên tục từ 18,1% năm 1990 lên 42% vào năm 2010. Năm 2011 thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính ph về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nên tỷ lệ đầu tư so với GDP giảm xuống còn 34,6%. Trung bình giai đoạn 2001-2011 tỷ lệ đầu tư so với GDP đạt 40,2%. Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội đã giảm khá nhanh từ 59,8% năm 2001 xuống còn 34% năm 2008 nhưng lại tăng lên 40,6% vào năm 2009 nhưng đến nay đã có chiều hướng giảm. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước tăng từ 22,6% năm 2001 lên 35,2% năm 2011; đầu tư khu vực nước ngoài đã
tăng từ 17,6% năm 2001 lên 25,8% năm 2011. Như vậy, tổng đầu tư toàn xã hội đã dịch chuyển rõ nét và mạnh mẽ từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư công vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên trong thời kỳ sau khủng hoảng. Việc sụt giảm tỷ lệ đầu tư công trong tổng đầu tư qua các năm là phù hợp với chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường.
Hình 3.1: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo thành phần kinh tế
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư công
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong những năm gần đây, tổng vốn đầu tư trong xã hội đã liên tục tăng cao. Tính theo giá so sánh năm 1994, tổng số vốn đầu tư đã tăng từ 129 tỷ đồng năm 2001 lên 400 tỷ đồng năm 2010. Năm 2011 đã giảm xuống còn 363 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công đã tăng từ 77 tỷ đồng năm 2001 lên 160 tỷ đồng năm 2011.
Hình 3.2: Tăng trưởng vốn đầu tư theo nguồn vốn
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]
Xét về tốc độ tăng trưởng, trong hơn thập niên trở lại đây, vốn đầu tư công có xu hướng tăng trưởng thấp hơn so với khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trừ năm 2009 và 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Trong thời kỳ 2001-2011, tổng vốn đầu tư công tăng bình quân 7,6% (theo giá so sánh năm 1994), thấp hơn tốc độ tăng vốn đầu tư
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (15,7%/năm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (17,4%/năm).
- Cơ cấu vốn đầu tư công
Theo nguồn vốn đầu tư công, cơ cấu vốn đầu tư công bao gồm vốn từ NSNN, vốn vay và vốn DNNN. Tỷ trọng vốn ngân sách tăng liên tục từ năm 1998 đến năm 2009, nhưng có xu hướng giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công từ năm 2009 đến nay.
Hình 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO [18]
Vốn DNNN chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư công, có xu hướng giảm trong giai đoạn 2001-2005, tăng lên trong hai năm 2006, 2007, nhưng hiện nay có xu hướng giảm. Khu vực DNNN đã được cải cách tương đối mạnh mẽ nhưng do hiệu quả hoạt
động chưa cao, thiếu cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một số doanh nghiệp thậm chí thua lỗ, vay nợ trong và ngoài nước lớn.
Vốn vay bao gồm vay trong nước (trái phiếu Chính phủ) và vay ngoài nước. Tỷ trọng vốn vay trong tổng đầu tư công đang có xu hướng gia tăng từ năm 2009 đến nay đã làm nợ công của Việt Nam gia tăng. Tính đến hết năm 2010 nợ công của Việt Nam đã lên đến 56,7% GDP, trong đó nợ nước ngoài chiếm 44,5% GDP [7].
Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành, trong những năm qua, cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực đã có sự chuyển dịch làm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng CNH-HĐH.
Vốn đầu tư công cho ngành nông, lâm và thủy sản thời kỳ 2001-2011 tăng trưởng bình quân 1,7 %/năm. Đây là ngành có mức tăng trưởng đầu tư công thấp nhất trong tất cả các ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư công cho nông lâm nghiệp và thủy sản lại có xu hướng giảm, từ 12,2% thời kỳ 1995-2000 xuống 7,9% thời kỳ 2001-2005 và 7,0% thời kỳ 2006-2011. Trong 10 năm qua, đầu tư công đã tập trung vào các ngành bao gồm: khai thác dầu khí, sản xuất điện và khí đốt, khai thác than, bất động sản và kinh doanh bất động sản, sản xuất xi măng, quản lý Nhà nước, giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, cung cấp nước và dịch vụ viễn thông, xây dựng dân dụng, văn hóa thể thao, thương mại, khách sạn, các dịch vụ khác phục vụ nông nghiệp, sản xuất phân hóa học. Trong khi đó, các ngành công nghiệp chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao, các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, giáo dục, đào tạo, dịch vụ y tế và bảo trợ xã hội đã không thuộc vào nhóm ngành được đầu tư nhiều.
Hình 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành kinh tế
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]
- Phân cấp đầu tư công
Vốn đầu tư công được phân bổ theo hai cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Cơ cấu vốn đầu tư công theo cấp quản lý ít có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2001-2011. Vốn đầu tư công do Trung ương quản lý chiếm 43% năm 2001 tăng lên 50% năm 2002 và gần như giữ ổn định cho đến nay. Trước năm 2003 tất cả các dự án được quyết định ở cấp Trung ương, tuy nhiên từ năm 2003 quyết định dự án đầu tư được phân cấp theo tính chất của dự án và từ năm 2006 phần lớn các dự án được phân cấp cho ngành và địa phương. Điều này làm cho đầu tư chồng chéo, trùng lắp ở các vùng vốn có điều kiện thuận lợi, trong khi các vùng khó khăn
lại ít được đầu tư. Phân cấp đầu tư đã làm phát sinh nhiều dự án cơ sở hạ tầng có tính manh mún và không hiệu quả, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, sân bay. Mỗi tỉnh thường hành động một cách riêng rẻ để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng không đem lại hiệu quả tối ưu hoặc thậm chí trở nên vô ích [7].
3.2.2 Hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011
Để đo lường hiệu quả đầu tư các nhà kinh tế học thường sử dụng hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) để đánh giá. ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn-tư bản và đầu ra-GDP. Có nhiều cách để tính toán hệ số ICOR, nếu tiếp cận theo hiệu quả sử dụng vốn thì ICOR là tỷ số giữa tỷ lệ đầu tư trên GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo khuyến cáo của WB, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số ICOR toàn xã hội của Việt Nam tăng rất nhanh, giai đoạn 1995-2000 ICOR bình quân là 4,75, giai đoạn 2001-2005 tăng lên 5,15 và giai đoạn 2006-2011 đã tăng lên 6,20. Hệ số ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng kinh tế không bền vững. Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 76,8%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 15,6%, còn yếu tố khoa học công nghệ chỉ đóng góp khoảng 7,5%. Điều đó nói lên vì sao để tạo được 1 đơn vị tăng trưởng GDP,