4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.4.1. Vi khuẩn A.tumefaciens và hiện tƣợng biến nạp gen vào thực vật
Trong tự nhiên chúng ta thƣờng gặp ở vùng cổ rễ các loài thực vật hai lá mầm một loại khối u gồm các loại tế bào không phân hóa và phát triển không có tổ chức. Theo cơ chế hình thành ngƣời ta phân biệt hai loại khối u chính đó là khối u di truyền và khối u cảm ứng. Khối u di truyền thƣờng xuất hiện ở một vài cặp lai các loài khác chi của thuốc lá Nicotiana hoặc chi rau cải Brasica. Loại khối u cảm ứng đƣợc biết đến nhiều nhất là khối u do loại vi khuẩn đất A. tumefaciens gây nên. Cơ chế hình thành khối u cảm ứng này đƣợc Braun và Schiperoort nghiên cứu năm 1960 và đã đƣa lại những thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Agrobacterium thuộc họ Rhizobiaceae, là các loài vi khuẩn đất, thuộc nhóm Gram (-), yếm khí, khi xâm nhập qua vết thƣơng, các loài vi khuẩn này gây ra các triệu chứng bệnh trên thực vật nhƣ tạo khối u hay lông rễ.
Agrobacterium thuộc họ Rhizobiaceae, chi Agrobacterium có 4 loài chính:
Agrobacterium tumefaciens, Agrobacterium rhizogens, Agrobacterium radiobacter, Agrobacterium rubi. Trong đó A. tumefaciens và A. rhizogenes là hai loài đƣợc nghiên cứu nhiều nhất là vi khuẩn gây ra bệnh khối u (crown gall) và bệnh lông rễ (hairy root) ở các vị trí tổn thƣơng của thực vật hai lá mầm. Ngƣời ta đã thành công trong việc cải biến Ti-plasmid bằng cách cắt bỏ hầu hết các đoạn gen gây phát triển khối u chỉ để lại đoạn gen vir và phần T-DNA tối thiểu mang điểm ghép gen. Loại vector này rất có hiệu quả cho việc đƣa DNA lạ vào tế bào thực vật không những đối với loại cây hai lá mầm mà ở cả cây một lá mầm mà đại diện là ở lúa.