Thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng cổ phần thương mại Quân đội – phòng giao dịch Đống Đa

Một phần của tài liệu Tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 42)

tại ngân hàng cổ phần thương mại Quân đội – phòng giao dịch Đống Đa

Tuy mới chỉ ra đời và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng hòa chung với sự phát triển ổn định của Ngân hàng quân đội, chi nhánh Đống Đa cũng đã có những kết quả nhất định

Doanh số cho vay DNVVN

Bảng 2.2.1: Doanh số cho vay DNVVN

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng doanh số

cho vay 2.267.899 2.819.385 5.216.628

Doanh số cho vay DNVVN

1.668.866 2.183.477 4.295.934

Tổng doanh số cho vay năm 2008 tăng 551,486 tỷ đồng tương đương 24,32% so với năm 2007. Năm 2009 mức tăng trưởng là 2.397,243 tỷ đồng tương đương với 85%. Như vậy tốc độ tăng trưởng qua các năm của chi nhánh không ngừng tăng nhanh mà đặc biệt là năm 2009 với bước nhảy vọt tăng 85%.

Doanh số cho vay đối với DNVVN các năm đều chiếm trên 3/4 doanh số tín dụng, đây là một con số cao phản ánh vai trò quan trọng của tín dụng DNVVN trong sự phát triển chung của chi nhánh nói riêng và của ngân hàng quân đội nói chung. Theo đó, năm 2007 là 1.668,866 tỷ đồng chiếm 73,6%, năm 2008 là 2.183,477tỷ đồng chiếm 77,5%, và năm 2009 đạt

4.295,934 chiếm 82,9%. Như vậy doanh số cho vay DNVVN hàng năm đều tăng cả về số lượng tuyệt đối cũng như tương đối. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng Quân đội nói chung và chi nhánh MB Đống Đa nói riêng.

Chỉ tiêu số lượng DNVVN có quan hệ với chi nhánh

Bảng 2.2.2: số lượng DNVVN có quan hệ với chi nhánh

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm2008 Năm 2009

KH DN 399 598 738

DNVVN 376 568 704

DN Lớn 23 30 34

Ty le % 94,24% 94,99% 95,39%

Chi nhánh MB Đống Đa không ngừng lớn mạnh lên qua các năm, điều đó không những được khẳng định bởi doanh số cho vay và lợi nhuận mà còn được thể hiện thông qua số lượng các DN quan hệ với chi nhánh. Trong năm 2007 có 399 DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh, nhưng con số này liên tục tăng nhanh trong các năm 2008 (598 DN) và năm 2009 (738 DN). Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy được vai trò của các DNVVN trong quan hệ tín dụng của chi nhánh. Các DNVVN luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong số lượng khách hàng DN của chi nhánh và có xu hướng tăng dần theo các năm. Cụ thể năm 2007 có 376 DNVVN chiếm 94,24%. Sang năm 2008 con số này tăng lên 568 DN chiếm 94,99% và năm 2009 đạt 95,39% với 704 DN

Chỉ tiêu dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.2.3: Dư nợ của DNVVN ( đơn vị tính: triệu đồng )

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng dư nợ 1.318.546 1.688.255 2.835.124

Dư nợ DNVVN 843.869 1.171.648 2.112.167

Tỷ lệ % 64 % 69,40% 74,50%

Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy vai trò quan trọng của tín dụng DNVVN đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh. Năm 2007 dư nợ tín dụng đối với DNVVN đạt 843,869 tỷ đồng chiếm 64% tổng dư nợ cho vay. Năm 2008 đạt 1.171,648 tỷ đồng chiếm 69,4%. Năm 2009 là 2.112,167 tỷ đồng tương đương với 74,5%. Như vậy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN

năm 2008 là 38,84%, năm 2009 là 80,27%. Những con số trên phần nào phản ánh được định hướng phát triển của chi nhánh trong hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2.2.3: Dư nợ tín dụng của chi nhánh qua các năm

Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn

Bảng 2.2.4: cơ cấu tín dư nợ tín dụng DNVVN phân theo thời hạn

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

DN DNVVN 843.869 1.171.648 2.112.167

Ngắn hạn 675.264 893.147 1.758.167

TD hạn 168.605 278.501 354.000

Tỷ trọng 80,02% 76,23% 83,24%

Các DNVVN thường có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn lưu động đã hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc để đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ , thanh toán hàng hóa theo hợp đồng, thanh toán tiền nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương…Những nhu cầu này phát sinh

thường xuyên theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cho nên dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh. Năm 2007 tỷ trọng nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN là 80,02%, năm 2008 là 76,23% và năm 2009 chiếm 83,24%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2008 đạt 65,18% tương đương với 109,896 tỷ đồng. Năm 2009 là 27,11% tương đương với 75,499 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.2.4: Dư nợ tín dụng đồi với DNVVN phân theo thời hạn

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy trong 3 năm này con số tuyệt đối về tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN cũng như dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên mỗi năm. Mặt khác tỷ lệ dư nợ vốn trung,dài hạn chỉ chiếm rất ít so trong tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN. Nguyên nhân của việc này là do tín dùng trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn, khả năng thu hồi vốn chậm hơn và nhu cầu phát sinh không thường xuyên như ngắn hạn. Cụ thể, năm 2007 dư nợ tín dụng dài hạn đối với DNVVN là

168,605 tỷ đồng chiếm 19,98%, năm 2008 tăng lên 278,501 tỷ đồng (23,77%), và năm 2009 là 354 tỷ đồng (16,76%). Sở dĩ năm 2008 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tăng là vì trong giai đoạn này chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, tài trợ cho việc đổi mới nhà

xưởng, trang thiết bị máy móc và công nghệ của các DNVVN. Hơn nữa giai đoạn này nhu cầu về vốn trung và dài hạn để thành lập và mở rộng sản xuất kinh doanh của các DNVVN là lớn hơn, Ngân hàng cũng liên tục tăng thêm vốn điều lệ cho hoạt động kinh doanh.đó chính là những điều kiện thuận lợi để chi nhánh mở rộng tài trợ tín dụng trung và dài hạn cho các DNVVN. Còn trong năm 2009 tuy dư nợ trung dài hạn vẫn tăng nhưng do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để giải quyết vốn lưu động tạm thời nên tỷ trọng dư nợ vốn trung dài hạn giảm xuống.

Dư nợ tín dụng phân theo loại hình

Bảng 2.2.5: Dư nợ tín dụng phân theo loại hình

Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ DNVVN 843.869 100% 1.171.648 100% 2.112.167 100% DNNN 120.251 14,25% 142.238 12,14% 174.043 8,24% CTCP 335.134 39,71% 494.904 42,24% 975.186 46,17% CT TNHH 364.687 43,22% 487.406 41,60% 843.812 39,95% DN Tư nhân 23.797 2,82% 47.100 4,02% 119.126 5,64%

Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta hiện nay đang có sự dịch chuyển cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực

kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Trong bảng số liệu trên các DNVVN ngoài quốc doanh bao gồm các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân.

Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển chung của nền kinh tế Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng đã ngày càng đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chủ động mở rộng cho vay với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với các DNVVN, chi nhánh đã có được một cơ cấu tài trợ theo thành phần kinh tế rất tiến bộ với tỷ trọng tín dụng đối với các Doanh nghiệp Nhà nước khá thấp, tỷ trọng tài trợ cho các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao và tăng lên hàng năm.

Biểu đồ 2.2.5: Dư nợ tín dụng phân theo loại hình

Qua biểu đồ ta thấy dư nợ tín dụng đối với các DNVVN Nhà nước và Ngoài quốc doanh đều tăng lên về con số tuyệt đối qua các năm. Tỷ trọng tín dụng đối với các DNVVN ngoài quốc doanh đều lớn hơn đáng kể so với các

doanh nghiệp nhà nước. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với các DNVVN Nhà nước là 18,28%( 21,987 tỷ đồng), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 42,26% ( 305,792 tỷ đồng). Như vậy có thể nói dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhà nước. Điều này phù hợp với mục tiêu về đối tượng cấp tín dụng của chi nhánh và quá trình đa dạng hóa nền kinh tế của Nhà nước. Bước sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với các DNVVN Nhà nước là 22,36% tương đương với 31,805 tỷ đồng trong khi các dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn đạt rất cao là 88,27% tương đương với 908,714 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng DNVVN theo ngành

Bảng 2.2.6: dư nợ tín dụng DNVVN theo ngành

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Số tiền trọng %Tỷ Số tiền trọng %Tỷ Số tiền Tỷ trọng% Dư nợ DNVVN 843.869 100 1.171.64 8 100 2.112.16 7 100 Nông nghiệp và lâm nghiệp 38.143 4,52 84.359 7,20 156.723 7,42 Công nghiệp và xây dựng 212.823 25,22 383.480 32,73 828.603 39,23 Thương mại và dịch vụ 476.448 56,46 484.359 41,34 862.820 40,85 GTVT& TTLL 42.362 5,02 117.516 10,03 216.286 10,24 Ngành khác 74.093 8,78 101.934 8,7 47.735 2,26

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: nhìn chung dư nợ tín dụng ở các ngành đều tăng dần lên theo từng năm.

Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: trong năm 2008 dư nợ tín dụng tăng 46.216 tỷ đồng ( tăng 121,1% so với năm 2007), sang năm 2008 tăng 72.364 tỷ đồng tương đương với 85,78%. Còn trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng,dư nợ tín dụng năm 2008 tăng 80,19% (170.657 tỷ đồng), năm 2009 tăng 116%(445.123 tỷ đồng). Lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc cũng đạt được kết quả tương tự với mức tăng 75.154 tỷ đồng tương đương 177,41% trong năm 2008 và năm 2009 là 98.770 tỷ đồng (84,05%). Trong khi đó lĩnh vực thương mại và dịch vụ lại tăng trưởng chậm hơn: năm 2008 tăng 7,911 tỷ đồng tương đương với 1,66%, tuy nhiên sang năm 2009 lại có bước tiến vượt bậc với 378,461 tỷ đồng (78,14%).

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNVVN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dưng là lớn nhất. Trong khi nông lâm nghiệp và thông tin liên lạc chỉ chiếm một tỷ trọng rất bé. Sở dĩ như vậy là vì ngân hàng Quân đội là một ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu tài trợ cho các dối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và thương mại dịch vụ ( các doanh nghiệp này có nhu cầu vay vốn thường xuyên, nhỏ lẻ, vòng quay vốn lưu động nhanh phù hợp khả năng và mục tiêu của các ngân hàng cổ phần).

 Tình hình thu nợ của DNVVN

Bảng2.2.7: Doanh số thu nợ DNVVN trong tổng doanh số thu nợ

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng doanh số thu nợ 1.587.529 2.449.676 4.069.759 Doanh số thu nợ DNVVN 1.251.649 1.855.598 3.355.415 Tỷ trọng 78,84% 75,75% 82,45%

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, qua đó phản ánh một phần chất lượng tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số thu nợ và doanh số thu nợ DNVVN đều tăng lên hàng năm. Năm 2008 tổng doanh số thu nợ tăng 862,147 tỷ đồng(54,31%), doanh số thu nợ DNVVN tăng 603,949 tỷ đồng (48,25%). Năm 2009 tốc độ tăng doanh số của chi nhánh là 66,13% (1620,083 tỷ đồng), và doanh số thu nợ DNVVN là 80,83% (1.499,817 tỷ đồng).

Có được thành quả này là do quá trình làm việc tích cực cúng như tuân thủ Các nguyên tắc chặt chẽ của chi nhánh.

 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.2.8: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn của DNVVN

4.641 9.959 9.504

Dư nợ cho vay DNVVN

843.869 1.171.648 2.112.167

Tỷ lệ nợ quá hạn

% 0,55 0,85 0,45

Để phát triển hoạt động tín dụng bên cạnh việc mở rộng tín dụng, chi nhánh luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng, đề phòng và hạn chế rủi ro. Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là những số liệu quan trọng phần nào phản ánh được chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNVVN. Trong ba năm qua tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đều ở dưới mức 1% là một tỷ lệ thấp so với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (mức nợ quá hạn tối đa cho phép là 5%). Năm 2008 nợ quá hạn tăng 5,318 tỷ đồng tương đương với 114,6% và tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên 0,3%. Năm 2009 nợ quá hạn giảm 455 triệu đồng tương đương với giảm 4,57% đồng thời tỷ

lệ nợ quá hạn cũng giảm xuống 0,4%. Với tỷ lệ nợ quá hạn thấp như vậy chứng tỏ các khách hàng của chi nhánh đã sử dụng vốn vay có hiệu quả. Ngoài ra đó cũng là thành quả đáng khen ngợi của chi nhánh do đã có nhiều biện pháp hạn chế rủi ro cũng như tích cực thu hồi nợ.

Những số liệu và kết quả phân tích ở trên đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của các DNVVN trong hệ thống khách hàng của Ngân hàng Quân Đội nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng. Chính vì vậy MB cần có sự quan tâm mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Có như vậy mới đảm bảo cho việc mở rộng thị phần của ngân hàng trong khu vực, tạo điều kiện để ngân hàng phát triển vững chắc, góp phần đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w